Tạo động lực thông qua công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo động lực làm việc cho viên chức trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 38 - 39)

chuyển.

Đánh giá là khâu quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ chính sách đối với viên chức; giúp viên chức phát hiện ưu điểm, khắc phục nhược điểm, hoàn thiện bản thân, nâng cao hiệu quả thực hiện công việc.

Để công tác đánh giá thành công cụ tạo động lực làm việc cho viên chức thì phải có một hệ thống tiêu chí rõ ràng, cụ thể, công tác đánh giá phải được thực hiện công khai, nghiêm túc và công bằng. Đánh giá đúng sẽ tạo điều kiện cho người được đánh giá thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Ngược lại thực hiện công tác đánh giá không tốt dẫn tới bố trí sử dụng viên chức không đúng, đồng thời làm triệt tiêu động lực lao động, làm thui chột tài năng, xóa mờ niềm tin ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện nhiệm vụ chung của tổ chức.

Quy hoạch, luân chuyển viên chức là một trong các nội dung quan trọng trong quản lý và sử dụng viên chức. Có thực hiên quy hoạch mới đảm bảo được tính kế thừa và liên tục không để xảy ra tình trạng thiếu, hụt nguồn nhân lực. Đối với công tác luân chuyển, là một thuận lợi giúp cho viên chức được tiếp cận với nhiều lĩnh vực công việc, gia tăng khả năng tiếp cận công việc, kỹ năng mới đặc biệt là viên chức lãnh đạo. Từ đó giúp cho cá nhân viên chức được bộc lộ tài năng, sở trường giúp cho việc bố trí sử dụng đạt hiệu quả cao nhất.

1.3.6. Tạo động lực thông qua cải thiện điều kiện và môi trường làm việc.

Môi trường làm việc bao gồm tất cả những gì có liên quan ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và sự phát triển, nâng cao năng lực công tác của mỗi cá nhân, ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả hoạt động của cá nhân và tổ chức. Điều kiện làm việc của viên chức bao gồm trang thiết bị máy móc phục vụ công việc, các thiết bị văn phòng... Nếu điều kiện làm việc tốt đảm bảo

cho công việc được diễn ra suôn sẻ, duy trì được khả năng làm việc và sức khỏe cho lao động thì họ sẽ cảm thấy thoải mái về tinh thần do đó động lực làm việc sẽ tăng lên. Ngược lại nếu môi trường làm việc và điều kiện làm việc thiếu thốn, không phù hợp với yêu cầu công việc sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động, động lực lao động do vậy mà bị triệt tiêu.

Ngoài điều kiện vật chất giúp cho việc hoàn thành công việc được tốt nhất thì người lao động còn muốn được làm việc trong một môi trường văn hóa tổ chức lành mạnh, bầu không khí thân thiện, thoải mái; nơi mà mọi người yêu thương, giúp đỡ nhau như anh em trong gia đình, đó là môi trường mà mỗi cá nhân đều được cống hiến vào sự phát triển chung của đơn vị, được trân trọng và ghi nhận. Với môi trường này sẽ tác động tích cực tới tâm lý của từng cá nhân trong tổ chức góp phần tạo động lực làm việc tốt hơn.

Trong một tổ chức thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các thành viên chắc chắn hiệu quả làm việc của tổ chức không cao. Thời gian làm việc ở cơ quan của mỗi viên chức thông thường là 8 giờ một ngày; do đó nếu không khí làm việc nặng nề, căng thẳng sẽ ảnh hưởng tới tâm lý và hiệu quả giải quyết công việc. Tạo động lực làm việc qua bầu không khí làm việc rất quan trọng trong hệ thống các công cụ tạo động lực thông qua kích thích tinh thần. Nó có tác dụng lớn, lâu dài và bền chặt vì thế người quản lý, lãnh đạo cần chú trọng tới việc tạo đặc trưng riêng cho cơ quan mình, đó cũng là thể hiện thế mạnh của mình so với cơ quan, đơn vị khác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo động lực làm việc cho viên chức trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)