Bài học kinh nghiệm rút ra cho trường Đại học Hùng Vương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo động lực làm việc cho viên chức trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 45 - 47)

Để công tác tạo động lực làm việc cho viên chức nhà trường đạt hiệu quả cao, Nhà trường cần quan tâm thực hiện đồng bộ tất cả các biện pháp từ các biện duy trì động lực làm việc đến các biện pháp thúc đẩy động lực làm việc. Trong đó, trước tiên cần phải chú ý, quan tâm đến những biện pháp: cải thiện môi trường, điều kiện làm việc, chế độ tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi,... Đồng thời cần có những cách thức thúc đẩy động lực làm việc như: Thực hiện bố trí sử dụng lao động hợp lý; đánh giá viên chức đúng, khách quan, các tiêu chí đánh giá cần xây dựng riêng cho từng đối tượng viên chức (viên chức lãnh đạo, viên chức là chuyên viên và viên chức giảng dạy); đào tạo và phát triển viên chức phù hợp (chú ý công tác đào tạo viên chức khối các phòng ban), có những quan tâm, khích lệ về mặt vật chất cũng như tinh thần, công nhận sự đóng góp của viên chức... Việc phối kết hợp các biện pháp phải được áp dụng linh hoạt tùy từng thời điểm, hoàn cảnh cũng như đối với những đối tượng viên chức khác nhau. Có như vậy mới mong đạt được hiệu quả. Công tác tạo động lực cho viên chức cần được thực hiện thường xuyên, công bằng, khách quan và công khai cho toàn thể đội ngũ viên chức biết.

Tiểu kết chương 1

Trong chương I tác giả đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài, đó là: động lực làm việc, tạo động lực làm việc cho viên chức trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập. Đông thời tác giả cũng đi tìm hiểu về các học thuyết về tạo động lực trong lao động.

Động lực làm việc là nhân tố quan trọng trong tăng năng suất lao động và hiệu suất làm việc của viên chức, giúp đơn vị không chỉ phát triển mà còn phát triển bền vững trong điều kiện kinh tế thị trường với nhiều tác động cả tích cực và tiêu cực đến tổ chức và các thành viên trong tổ chức.

Phân tích và làm rõ những vấn đề mang tính lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho viên chức trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập cùng việc đi tìm hiểu kinh nghiệm tạo động lực của một số trường Đại học cao đẳng là nền tảng định hướng quan trọng cho việc nghiên cứu thực trạng tạo động lực làm việc cho viên chức trường Đại học Hùng Vương ở chương 2 và là cơ sở để đề xuất các giải pháp trong chương 3.

Chương 2

THỰC TRẠNG ĐỘNG LỰC VÀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA VIÊN CHỨC KHỐI PHÒNG BAN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo động lực làm việc cho viên chức trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 45 - 47)