Đặc điểm tổ chức và nhân sự

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo động lực làm việc cho viên chức trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 48 - 54)

2.1.2.1. Đặc điểm về tổ chức.

Trường Đại học Hùng Vương có 8 phòng, 6 trung tâm, 2 ban và 12 khoa. Nhà trường đang tiến hành đào tạo đa ngành, đa cấp với 59 ngành đào tạo đại học, sau đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

2.1.2.2. Đặc điểm nhân sự

Với vai trò đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế xã hội, đội ngũ viên chức trường Đại học Hùng Vương là những người có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực trong giai đoạn hội nhập. Tính đến hết năm 2015 tổng số viên chức của trường Đại học Hùng Vương là 479 người trong đó giảng viên tham gia giảng dạy là 331 người.

Biểu đồ 2.1: Trình độ chuyên môn của viên chức trường Đại học Hùng Vương

Nguồn: Phòng Tổ chức, cán bộ, Trường Đại học Hùng Vương

Theo trình độ chuyên môn: Phó Giáo sư: 06 người (1.3%), Tiến sỹ và

tương đương: 60 người ( 12.5%); Thạc sĩ: 226 người (47.2%), Đại học: 122 người (25.4%), còn lại (13.6%).

Với cơ cấu trình độ chuyên môn như trên về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu công việc và giảng dạy của Trường Đại học Hùng Vương. Trong tiến trình và mục tiêu phát triển đến năm 2020 có 780 giảng viên trong đó có 585 giảng viên có trình độ thạc sỹ (chiếm 75%), 195 giảng viên có trình độ tiến sĩ (chiếm 25%); và đến năm 2030 có 830 giảng viên đảm bảo đạt chuẩn 100% trong đó 70% có trình độ thạc sỹ, 30% có trình độ tiến sĩ.

Đặt trong tương quan so sánh với cơ cấu trình độ của viên chức trường Đại học Hùng Vương từ 2012 đến 2015 để thấy được sự khác biệt về cả số lượng và chất lượng.

Biểu 2.2 Trình độ chuyên môn của viên chức trường Đại học Hùng Vương từ năm 2012 -2015

Đội ngũ viên chức trường Đại học Hùng Vương luôn biến động qua các năm. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức không ngừng tăng lên, số lượng viên chức có trình độ cao tăng. Có được điều này là do trong những năm qua thực hiện chính sách của nhà trường về nâng cao trình độ chuyên môn cho viên chức đặc biệt viên chức là giảng viên đã được cử đi đào tạo bồi

dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy và yêu cầu phát triển, mở rộng quy mô đào tạo.

Biểu 2.3. Tình hình biến động của viên chức trường Đại học Hùng Vương từ năm 2012 đến 2015

Theo cơ cấu giới tính:

-Nam: 222 người (46.4%)

-Nữ: 257 người (53.6%)

Cơ cấu theo độ tuổi

Đến 35 tuổi: 304 người (chiếm 63.5%)

Từ 36 đến 55 tuổi: 121 người (chiếm 25.3%) Từ 56 -60 tuổi: 29 người (chiếm 6%)

Từ 60 – 65 tuổi: 13 người (chiếm 2.7%) Trên 65 tuổi: 12 người (chiếm 2.5%)

Cơ cấu tuổi của viên chức trường Đại học Hùng Vương cho thấy tỷ lệ trẻ (dưới 35) chiếm đại đa số trong tổng số viên chức. Cơ cấu tuổi trẻ là điều kiện thuận lợi cho nhà trường trong việc đưa các phương pháp làm việc và giảng dạy mới bởi người trẻ dễ tiếp thu, dễ thích nghi với những thay đổi.

Đây cũng là một điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ viên chức nhà trường nói chung.

Theo trình độ lý luận chính trị:

-Cao cấp: 26 người (5.4%)

-Trung cấp: 28 người (5.8%)

-Sơ cấp: 203 người (42.4%)

Trình độ ngoại ngữ:

-Đại học và sau đại học: 30 người (6.3%)

-Chứng chỉ: 374 người (78%)

Viên chức trường Đại học Hùng Vương khi được tuyển dụng vào các phòng ban, khoa đều phải đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, các ứng viên tuyển dụng ít nhất phải có chứng chỉ ngoại ngữ. Mặc dù vậy việc sử dụng ngoại ngữ thành thạo trong công việc, nghiên cứu và giao tiếp rất hiếm. Với đặc thù là trường đào tạo, trong đó có cả đào tạo chuyên ngành Tiếng Anh, Trung Quốc là điều kiện thuận lợi để cho viên chức trau dồi khả năng ngoại ngữ. Song phần lớn viên chức các phòng ban hạn chế trong việc sử dụng ngoại ngữ, giảng viên các khoa cũng chưa thực sự quan tâm đến việc sử dụng ngoại ngữ trong nghiên cứu khoa học hay tìm tòi tài liệu, bổ sung kiến thức trong giảng dạy. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, đặc biệt là việc liên kết đào tạo với các nước thì việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ là yêu cầu vô cùng cấp thiết, nó đòi hỏi sự nỗ lực học hỏi không ngừng của mỗi viên chức và các chính sách tạo điều kiện, hỗ trợ để ngoại ngữ thực sự trở thành công cụ đắc lực cho việc hoàn thành mục tiêu công việc của mỗi cá nhân viên chức trường Đại học Hùng Vương.

Theo trình độ tin học:

-Trình độ Đại học và sau đại học: 21người (4.4%)

Cùng sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ thì máy tính là công cụ đắc lực và hiệu quả trong việc giải quyết công việc. Máy tính không chỉ còn là công cụ làm việc cho viên chức các phòng ban mà còn là dụng cụ giảng dạy không thể thiếu của mỗi giảng viên nhà trường. Với một khoa giảng dạy chuyên ngành Toán – Tin, đào tạo công nghệ thông tin cũng là một điều kiện thuận lợi để Nhà trường phổ cập trình độ tin học cho toàn thể cán bộ, giảng viên và nhân viên trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo động lực làm việc cho viên chức trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)