Căn cứ đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo động lực làm việc cho viên chức trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 91 - 95)

nước.

Một trong các mục tiêu quan trọng được đề cập đến trong Nghị quyết 30c /NĐ - CP ngày 08/11/2011 của Chính Phủ về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020 là "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước". Trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn 10 năm tới là: Cải cách thể chế, xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức

thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao...”. [13, tr01]

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, Nghị quyết có đưa ra chín nhiệm vụ trong đó có nhiệm vụ "tập trung nguồn lực ưu tiên cho cải cách chính sách tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công; đến năm 2020, tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức được cải cách cơ bản, bảo đảm được cuộc sống của cán bộ, công chức, viên chức và gia đình ở mức trung bình khá trong xã hội. Sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ phụ cấp ngoài lương theo ngạch, bậc, theo cấp bậc chuyên môn, nghiệp vụ và điều kiện làm việc khó khăn, nguy hiểm, độc hại. Đổi mới quy định của pháp luật về khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ và có chế độ tiền thưởng hợp lý đối với cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc công vụ [13, tr05].

Khoản 4, Điều 10 Luật Viên chức số 58/2010/QH12 của Quốc hội cũng chỉ ra yêu cầu "Nhà nước có chính sách xây dựng, phát triển đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khu vực cung ứng dịch vụ công; phát hiện, thu hút bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng để nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân". [11, tr04]

Giáo dục luôn được coi là "quốc sách hàng đầu", đó là quan điểm của Đảng, Nhà nước ta được khẳng định trong nhiều năm qua.

Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 được phê duyệt trong Quyết định 711 ngày 13 tháng 6 năm 2012 nêu rõ mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2020 là thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện. Để đạt mục tiêu trên Chiến lược đề ra tám giải pháp trong đó giải pháp " phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục" có tầm quan trọng lớn. Giải pháp cũng nêu rõ " Chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đánh giá nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục"; " Thực hiện các chính sách ưu đãi về vật chất và tinh thần tạo động lực cho các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục" [14, tr11].

Trong Đại hội lần thứ XII, Đảng có nhấn mạnh sự quan tâm đặc biệt và làm rõ hơn lập trường, quan điểm, tính nhất quán về sự cần thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Các văn kiện của Đảng đã chỉ rõ chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và các phương thức giáo dục đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương pháp

giáo dục, kiểm tra đánh giá kết quả người học còn lạc hậu và thiếu thực chất. Quản lý giáo dục và đào tạo có mặt còn yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng và số lượng, cơ cấu. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách cơ chế tài chính cho giáo dục và đào tạo chưa phù. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Có thể thấy, viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và viên chức sự nghiệp giáo dục nói riêng luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Các chính sách về động lực và tạo động lực làm việc cho viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập được chú trọng như chế độ tiền lương và các khoản phụ cấp, điều kiện làm việc và cơ sở vật chất trường học từng bước được quan tâm. Đây chính là những định hướng hết sức đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta đồng thời tạo cơ sở pháp lý quan trọng để mỗi đơn vị sự nghiệp giáo dục xây dựng cho mình các biện pháp tạo động lực làm việc cho viên chức phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm riêng của mình.

3.1.2. Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển trường Đại học Hùng Vương đến năm 2020.

Sứ mệnh của "Trường Đại học Hùng Vương là trường đại học đa ngành, đa cấp, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao; một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ và khu vực"; trong đó Nhà trường cũng xác định mục tiêu cơ bản là "xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến " [18,tr20].

Để đạt được mục tiêu trên Trường Đại học Hùng Vương còn vấp phải rất nhiều khó khăn, thách thức: quy mô đào tạo còn tương đối thấp so với Đề án thành lập trường, cơ cấu ngành nghề đào tạo trình độ đại học còn hạn chế, nhất

là ngành ngoài sư phạm đội ngũ giảng viên cơ hữu chòn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và trình độ, tỷ lệ giảng viên chưa đạt chuẩn về trình độ còn cao. Tuy nhiên trong những năm qua toàn thể viên chức nhà trường cùng học sinh, sinh viên đã nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Một số các giải pháp được nhà trường kiến nghị đề xuất trong thời gian tới nhằm thực hiện được mục tiêu đề ra đáng chú ý là ba giải pháp về công tác xây dựng đội ngũ: Thứ nhất, để giải quyết tình trạng vừa yếu, vừa thiếu của đội ngũ cán bộ, giảng viên Nhà trường cần chủ động lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, trong đó đặc biệt chú trọng đến chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên trình độ cao, chủ động tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để nhà trường có thể cử cán bộ, giảng viên của mình tham gia các khóa đào tạo sau đại học tại các cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài nước; đưa ra các chính sách ưu đãi về lương, chỗ ở, điều kiện làm việc nhằm tuyển dụng được các sinh viên giỏi và thu hút được đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ cao về trường công tác lâu dài, đồng thời giữ chân được những cán bộ, giảng viên có trình độ cao hiện đang công tác ở trường. Thứ hai, để giải bài toán về cơ chế, chính sách, Nhà trường cần tham mưu với Ủy ban nhân dân các tỉnh trong việc đưa ra những chính sách phù hợp về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường có được trang thiết bị dạy, học, thư viện, phòng thí nghiệm hiện đại nhằm hoàn thành có hiệu quả chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, Nhà trường cần có kế hoạch đánh giá, thẩm định đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, các chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học và cơ sở vật chất một cách thường xuyên để nhà trường có thể phát triển một cách bền vững.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo động lực làm việc cho viên chức trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)