Tạo động lực làm việc thông qua chính sách tiền lương, tiền công, phụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo động lực làm việc cho viên chức trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 35 - 36)

công, phụ cấp, phúc lợi và dịch vụ.

Theo Các Mác: “ Tiền công không phải là giá trị hay giá cả của lao động mà chỉ là một hình thái cải trang của giá trị hay giá cả sức lao động”.

Bản chất của tiền lương, tiền công là giá cả sức lao động, nó biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động. Đối với người lao động thì tiền lương, tiền công chính là khoản thu nhập chính trong hệ thống thù lao mà người lao động nhận được. Khoản tiền này sẽ giúp cho người lao động tái sản xuất sức lao động của mình, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người lao động cũng như cuộc sống gia đình họ. Do đó nếu tiền lương, tiền công xứng đáng với họ sẽ là nguồn động lực lớn nhất giúp người lao động nâng cao hiệu quả

làm việc của mình, kích thích và phát huy mọi khả năng vốn có để tạo ra năng suất lao động cao nhất. Tiền lương là động lực để người lao động với tới tầm cao của tài năng, sức lực và sáng tạo. Việc chi trả lương phải tuân thủ đúng nguyên tắc chi trả tiền lương:

+ Đảm bảo nguyên tắc trả lương ngang nhau cho những lao động như nhau.

+ Đảm bảo nguyên tắc tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương

+ Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa các người lao động khác nhau trong nền kinh tế.

Phụ cấp là khoản mà đơn vị trả cho viên chức khi đảm nhận thêm trách nhiệm hoặc do họ phải làm việc trong điều kiện không bình thường, không ổn định. Khoản phụ cấp này sẽ hỗ trợ thêm viên chức trong nâng cao thu nhập cuộc sống và tạo ra sự công bằng giữa những người lao động.

Phúc lợi và dịch vụ là khoản tài chính hỗ trợ cuộc sống cho viên chức trong đó khi sử dụng dịch vụ thì phải trả thêm một khoản tiền nào đó.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo động lực làm việc cho viên chức trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 35 - 36)