Kinh nghiệm giải phóng mặt bằng của một số quận trên địa bàn thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực hiện chính sách giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận nam từ liêm (Trang 42)

Hà Nội

* Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

Thời gian qua UBND quận Thanh Xuân thực hiện nhiều dự án trọng điểm của quận và trọng điểm của Thành phố trong đó có dự án GPMB dự án đường Vành đai 3.

- Có 1.467 chủ sử dụng đất nằm trong diện GPMB ở 06 phường: Nhân Chính, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Trung, Hạ Đình, Kim Giang; trong đó đoạn nút giao Thanh Xuân có 200 hộ. Trong quá trình GPMB, ban đầu gặp những khó khăn về cơ chế, sự phối kết hợp của Thành Phố và chủ đầu tư (BQLDA Thăng Long) ở giai đoạn đầu còn thiếu chặt chẽ và đồng bộ, ý thức chưa cao của một bộ phận cán bộ đảng viên và nhân dân có liên quan đến GPMB gây cản trở cho công tác thu hồi đất, đằng đẵng gần chục năm không giải quyết nổi. Nhưng với sự nổ lực chung của cả hệ thống chính trị, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cụ Thể: Đến cuối tháng 9/2015 quận vượt kế hoạch trong công tác cưỡng chế thu hồi đất về cơ bản đã hoàn thành GPMB. Các chủ sử dụng đất hợp tác bàn giao mặt bằng cho Nhà nước được quận và phường quan tâm tạo điều kiện tối đa về cơ chế, chính sách về mọi điều kiện liên quan đến nơi ở mới như điện, nước…

- Để làm được điều đó, quận đã tập trung chỉ đạo, đề ra nhiều giải pháp, tham mưu đề xuất với Thành phố ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ Tái định cư cũng như kiểm tra xử lý những khó khăn vướng mắc về chính sách bồi thường hỗ trợ và địa điểm TĐC, các chế độ chính sách và những kiến nghị chính đáng của nhân dân đã được UBND quận báo cáo thành Phố và các sở ban nghành xem xét giải quyết, bổ sung kịp thời. Công tác giải quyết đơn khiếu nại tố cáo được quan tâm giải quyết triệt để không để tồn đọng và nâng cao nhận thức trách nhiệm của nhân dân.Các cấp, các nghành đặc biệt là cơ quan chuyên môn của UBND quận cùng các phường nằm trong diện GPMB đã có nhiều cố gắng và vào cuộc giải

quyết, quyết đáp tại chỗ, rà soát rút ngắn quy trình GPMB đã góp phần tạo điều kiện cho quận Thanh Xuân có sự chuyển biến mạnh mẽ và hiệu quả trong thực hiện GPMB đường Vành đai 3, đặc biệt nút giao thông Thanh Xuân.

* Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Trong năm 2014- 2015 quận có tổng 68 dự án phải GPMB, với diện tích đất phái thu hồi là trên 83ha, liên quan đến gần 4.000 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, trong đó phải bố trí tái định cư cho trên 1.200 hộ gia đình. Tính đến tháng 1 năm 2015 đã hoàn thành cơ bản công tác thu hồi đất GPMB được 14 dự án với tổng diện tích trên 35 ha, trong đó có 7 dự án đã phê duyệt xong phương án và trả tiền đền bù và bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư.

Dự án đầu tư mở rộng đường vành đai 3(Đoạn Mai Dịch - Cầu Thăng Long) quận Cầu Giấy, dự kiến thu hồi hơn 20.127,1m2 đất của 183 hộ gia đình, cá nhân. Dự án đảm bảo tiến độ cam kết với UBND Thành phố Hà Nội, quận đang tập trung thực hiện các phương án giải phóng, theo đó, dự án đầu tư mở rộng đường Vành đai 3 sẽ đi qua phường Mai Dịch và Phường Dịch Vọng Hậu với chiều dài 1,3km, với mặt cắt đường theo chỉ giới đường đỏ được cấp có thẩm quyền phê duyệt lớn nhất là 85m. Thực hiện theo quy trình công tác GPMB, hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC đã khẩn trương phối hợp với Phường Mai Dịch tổ chức công khai, phổ biến chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC theo quy định của Nhà Nước và Thành phố.

Tính đến 15-7-2016 Hội đồng BTHT& TĐC quận đã lập dự thảo phương án và công khai với 14 phương án /14 tổ chức và chi trả tiền và bàn giao mặt bằng với tổng diện tích 10.199.7 m2. Đối với hộ gia đình, cá nhân dự kiến lập phương án, phê duyệt phương án trong quý 3 năm 2016, chi trả tiền bàn giao nhà TĐC và mặt bằng trong quý 4 năm 2016.

Để thực hiện đúng về tiến độ thời gian đã cam kết với Thành phố, quận đã tranh thủ sự hướng dẫn nghiệp vụ của Ban chỉ đạo GPMB Thành phố về công tác GPMB các dự án trên địa bàn quận, quận đã tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các tổ công tác, UBND các Phường và chủ đầu tư thực hiện đúng trình tự, thủ tục trong công tác GPMB theo quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố, Ban Bồi thường GPMB quận luôn tích cực, chủ động nắm bắt tình hình để tham

mưu giúp Hội đồng GPMB quận xét duyệt việc bồi thường, hỗ trợ và TĐC đúng quy định, kịp thời đề xuất với UBND Thành phố có giải pháp tháo gỡ các vướng mắc vể cơ chế chính sách trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách GPMB. Để có được thành công trên quận Cầu Giấy đã tiến hành công khai dân chủ, minh bạch và chú trọng bảo vệ những quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân, không chỉ với dự án này mà rất nhiều dự án khác nhau sau khi đã giải quyết hết tất cả chính sách, các quy trình theo quy định mà người dân còn thắc mắc, khiếu kiện thì UBND quận sẽ cử một tổ nghiên cứu độc lập các kiến nghị này đề xuất hướng giải quyết đối với kiến nghị của nhân dân. Nếu phát hiện những nội dung còn sót, chưa chuẩn thì khắc phục ngay. Nếu đúng rồi thì lấy vận động, thuyết phục người dân là chính, mọi vấn đề được giải quyết đều phải thấu tính đạt lý, đặt quyền lợi số đông của người dân là trên hết, sự chỉ đạo quyết liệt có tình, có lý của lãnh đạo quận, chính quyền phải đặt mình ở vị trí của người dân đây là cách làm có hiệu quả và rất đáng ghi nhận của quận trong công tác thực hiện chính sách giải phóng mặt bằng, kết quả trong năm 2014-2015 tất cả các dự án trên địa bàn quận có liên quan đến công tác GPMB được tiến hành tương đối thuận lợi, hiệu quả, người dân tự giác bàn giao mặt bằng, UBND quận chưa phải tổ chức cưỡng chế một dự án nào.

* Rút ra bài học kinh nghiệm cho quận Nam Từ Liêm

- Chính sách GPMB có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của quận. Thực hiện tốt chính sách sẽ góp phần đảm bảo lợi ích công cộng, giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người bị thu hồi đất, đồng thời góp phần vào việc duy trì ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Để thực hiện thành công chính sách trên, Nhà nước cần xác định từng mục tiêu chính sách thật cụ thể. Các cơ quan hữu quan phải triển khai mục tiêu chính sách thành những chương trình và kế hoạch cụ thể.

- Đảm bảo đầy đủ các bước và dự đoán được những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách; đưa ra các hình thức triển khai thực hiện và các phương pháp thực hiện chính sách. Có như vậy thì việc thực hiện chính GPMB trên địa bàn quận mới thực sự có hiệu quả.

- Đối với quận Nam Từ Liêm nên triển khai thực hiện chính sách GPMB theo hình thức hỗn hợp. Nghĩa là Nhà nước xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều

kiện về vật chất, kỹ thuật, nhân sự, UBND quận chủ động triển khai đưa chính sách vào thực tiễn phù hợp với tình hình cụ thể ở địa phương và có giải pháp thực hiện hiệu quả nhất. Điều này đòi hỏi quận Nam Từ Liêm cần có một số điều kiện cụ thể, trong đó điều kiện tiên quyết là có đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ, năng lực tham gia hoạch định và tổ chức thực hiện.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã đề cập một cách khái quát về cơ sở khoa học về chính sách công và chính sách giải phóng mặt bằng bao gồm các khái niệm về chính sách công, quy trình chính sách công, các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách. Khái niệm chính sách giải phóng mặt bằng và một số khái niệm có liên quan đến đề tài, mục tiêu; đặc điểm; các nguyên tắc và các yêu cầu đối với công tác giải phóng mặt bằng. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách GPMB; vai trò của chính sách giải phóng mặt bằng trong phát triển; tổ chức thực hiện; vị trí ý nghĩa của việc thực hiện chính sách. Các giai đoạn; những yêu cầu cơ bản; quy trình thực hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách giải phóng mặt bằng. Phần cuối chương 1 đã nêu được kinh nghiệm giải phóng mặt bằng ở một số quận trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm cho quận Nam Từ Liêm.

Trên cơ sở khoa học trên, luận văn sẽ tham chiếu và tìm hiểu cơ sở thực tế của công tác thực hiện chính sách giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội nhằm đưa ra giải pháp đảm bảo việc thực hiện chính sách giải phóng mặt bằng ở chương 3 của luận văn.

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội quận Nam Từ Liêm

2.1.1. Đặc điểm địa lý

Nam Từ Liêm là quận được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập quận Nam Từ Liêm và 10 phường thuộc quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Quận Nam Từ Liêm chính thức được chia tách và đi vào hoạt động từ 01/4/2014.

Huyện Từ Liêm trước đây là một trong bốn huyện ngoại của thành phố Hà Nội được thành lập năm 1961, phía Đông giáp với các quận Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân; phía Bắc giáp với huyện Đông Anh có ranh giới tự nhiên là con sông Hồng; Phía Tây và Nam giáp với huyện Đan Phượng, Hoài Đức, thị xã Hà Đông.

Quận Nam Từ Liêm có 10 phường (trên cơ sở 06 xã: Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Xuân Phương và một phần của thị trấn Cầu Diễn) với dân số khoảng 23 vạn người, diện tích tự nhiên 3.227,36 ha (32,27 km²), giáp các quận, huyện: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoài Đức, Hà Đông, Bắc Từ Liêm.

Quận Nam Từ Liêm là một trong những đô thị lõi, trung tâm hành chính, dịch vụ, thương mại của Thủ đô Hà Nội với quy mô dân số lớn, tốc độ đô thị hóa nhanh, công tác giải phóng mặt bằng lớn, có nhiều dự án đã và đang triển khai trong đó có nhiều dự án trọng điểm của Thành phố. Về cơ bản, quận Nam Từ Liêm vị trí thuận lợi (gần các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân… là các quận đã phát triển, người dân có trình độ dân trí cao), nằm ở gần trung tâm Thủ đô Hà Nội do đó hiện nay quận Nam Từ Liêm đang là quận có dân trí cao, tốc độ đô thị hóa nhanh.

Hình 2.1. Bản đồ vị trí Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

2.1.2. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội

* Về mặt kinh tế: Tính từ tháng 4/2014 đến hết tháng 12/2015, tổng sản phẩm

xã hội trên địa bàn quận ước đạt 22.869 tỷ đồng, tăng 12,22% so với cùng kỳ trên địa bàn huyện Từ Liêm. Thu nhập bình quân đầu người/ năm ước đạt 46 triệu đồng, tăng 7% so với năm 2013. Cơ cấu kinh tế công nghiệp - xây dựng đạt 39,9%, nông lâm thủy sản đạt 28,1%, dịch vụ đạt 32%.

- Thu ngân sách trên địa bàn quận 10 tháng đầu năm 2016 ước đạt: 3.700 tỷ đồng đạt 144 0/0 dự toán đầu năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên ha đất nông nghiệp ước đạt 129 triệu đồng/ ha, đạt 1000/0

so với kế hoạch.

- Hoạt động dịch vụ - thương mại: Tổng giá trị năm 2016 ước đạt 978 tỷ đồng, đạt 102%, so với kế hoạch tăng 19,4% so với cùng kỳ. Các ngành chức năng

của huyện Từ Liêm trước đây cũng như hiện tại là quận Nam Từ Liêm đã tập trung xây dựng hệ thống các chợ chuyên hoạt động thương mại. Các ngành ngân hàng tiếp tục thực hiện các nguồn vốn huy động và cho vay. Ngân hàng chính sách xã hội đã làm tốt công tác cho vay đối với các đối tượng: Người nghèo, học sinh, sinh viên, vùng đồng bằng dân tộc khó khăn....

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp: Tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản năm 2014 ước đạt 368,5 tỷ đồng, bằng 108% so với cùng kỳ năm trước

- Về xây dựng cơ bản: Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bản của 154 dự án công trình, với vốn bố trí là 1.338,9 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn quận làm chủ đầu tư là 21 dự án, với số vốn 288,9 tỷ đồng đạt 45%. Dự án do doanh nghiệp làm chủ đầu tư là 133 dự án, với tổng số vốn 950 tỷ đồng đạt 83%.

- Về công tác quản lý đất đai và môi trường: Sau khi chia tách từ tháng 4/2014, UBND quận Nam Từ Liêm tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn quận; đến nay đã hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 589 hộ dân ở tất cả các phường; rà soát các trường hợp vi phạm đất đai; đẩy mạnh xử lý vi phạm hành chính và tổ chức cưỡng chế đối với các hộ vi phạm. Về môi trường, tổ chức quy hoạch khảo sát thiết kế xây dựng 20 điểm tập kết rác thải tại 10 phường với diện tích 35.438 m2; tổ chức 90 đơn vị thực hiện các dự án trên địa bàn cam kết bảo vệ môi trường.

- Về công tác tài chính: Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2014-2015 ước thực hiện 976 tỷ đồng, đạt 136% so với chỉ tiêu giao, bằng 129% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách địa phương ước thực hiện 828 tỷ đồng, đạt 131% so với dự toán được giao, bằng 99% so với cùng kỳ. Thu ngân sách trên địa bàn năm 2016 ước đạt: 5.491,323 tỷ đồng, đạt 140% dự toán giao đầu năm (cùng kỳ năm 2015: đạt 115%). Thu điều tiết ước đạt: 1.814.517 triệu đồng, đạt 156% dự toán năm 2016.

- Chi ngân sách ước tính 10 tháng đầu năm ngân sách quận đạt 1.223.906 triệu đồng, đạt 97% dự toán giao giao đầu năm, đạt 92% so với dự toán cả năm.

- Chi thường xuyên ước đạt 334.123 triệu đồng, đạt 82% dự toán giao đầu năm, đạt 63% dự toán cả năm. Chi đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách quận

ước đạt 889.783 triệu đồng, đạt 146,4% kế hoạch vốn giao đầu năm, đạt 73,6% so với kế hoạch cả năm.

* Chính trị, xã hội

Công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Cuộc bầu cử đã đạt được những kết quả tích cực; Bầu đủ 03 đại biểu Quốc Hội, 03 đại biểu HĐND thành phố Hà Nội, 40 đại biểu HĐND quận; Số đại biểu HĐND các phường về cơ bản bầu đủ về số lượng; Các cơ cấu, thành phần đại biểu trúng cử đã đạt so với yêu cầu đề ra, không phải tổ chức bầu lại, bầu thêm.

+Về công tác nội chính:

- Về an ninh: Tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định, thực hiện tốt phòng ngừa, đấu tranh triệt phá tội phạm và các tệ nạn xã hội. Đã khám phá điều tra 98 vụ phạm pháp hình sự; triệt phá 20 ổ nhóm lưu manh chuyên nghiệp; 12 vụ mại dâm....

- Về công tác quân sự: Thực hiện tốt công tác quốc phòng, quân sự địa phương, duy trì tốt chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, làm tốt công tác tuyên truyền

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực hiện chính sách giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận nam từ liêm (Trang 42)