Thực trạng thực hiện chính sách giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực hiện chính sách giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận nam từ liêm (Trang 62 - 71)

2.2.3.1. Về công tác xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách

Xác định kế hoạch có một vị trí quan trọng trong các bước tổ chức thực hiện chính sách GPMB, nên ngay từ khi được thành lập ngày 1/4/2014 UBND quận Nam Từ Liêm đã chỉ đạo các phòng ban liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc, gồm kế hoạch tổ chức, điều hành, kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực, kế hoạch thực hiện ngay sau khi có quyết định phê duyệt phương án và có kế hoạch đôn đốc quá trình thực hiện, đặc biệt là xây dựng nội quy, quy chế khen thưởng để động viên những nhân tố điển hình trong quá trình thực hiện chính sách GPMB, trong đó công tác kiểm tra, đôn đốc và tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm được đặc biệt quan tâm và kịp thời điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo đạt được các yêu cầu đề ra.

2.2.3.2. Về công tác duy trì chính sách

Việc duy trì chính sách GPMB là làm cho chính sách sống được trong môi trường thực tế và phát huy tác dụng. Do đó, quận đã thường xuyên tuyên truyền, vận động tới các đối tượng chính sách và toàn xã hội. Tạo lập môi trường thuận lợi cho việc thực hiện chính sách (điều kiện về cơ chế, về tài chính, cơ sở vật chất…). Nhà nước cũng đã kết hợp các biện pháp hành chính để duy trì chính sách, đồng thời tăng cường thực hiện dân chủ để người dân mạnh dạn tham gia quản lý, tự giác chấp hành và đề xuất các giải pháp thực hiện mục tiêu. Các địa phương nơi có dự án đã thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở ngay từ giai đoạn công bố quy hoạch, kế hoạch triển khai; kiểm kê, lên phương án, áp giá, các chế độ hỗ trợ đối với những hộ bị ảnh hưởng; tập trung giải quyết các kiến nghị của nhân dân ngay từ cơ sở, đảm bảo tốt quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, phù hợp với pháp luật, tạo sự công bằng trong xã hội, sự đồng thuận trong nhân dân.

2.2.3.3. Về hoạt động theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách

Trong quá trình thực hiện chính sách GPMB, các nghành chức năng thường xuyên theo dõi kiểm tra, đôn đốc trên cơ sở căn cứ kế hoạch triển khai thực hiện đã được xây dựng để kiểm tra, phát hiện, đánh giá về những điểm mạnh, điểm yếu của công tác tổ chức thực hiện, do đó đã kịp thời phát hiện những thiếu sót trong công tác lập kế hoạch tổ chức thực hiện để có biện pháp điều chỉnh, tạo ra sự tập trung thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu chính sách. Cũng qua công tác kiểm tra đã phát hiện được những nhân tố điển hình, tích cực trong việc thực hiện chính sách GPMB để có hình thức khuyến khích động viên khen thưởng.

Công tác kiểm tra, theo dõi được thực hiện ở tất cả các quy trình, các bước từ xây dựng kế hoạch thực hiện, việc xác định đối tượng, điều kiện được bồi thường, hỗ trợ, công tác kiểm đếm, lập phương án, công khai phương án, giải đáp thắc mắc của người dân đến công tác chi trả tiền BTHT, kiểm soát chặt chẽ nguồn kinh phí đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Không chỉ kiểm tra các tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện mà còn kiểm tra theo dõi việc thực hiện của các cơ quan nhà nước, qua đó tạo sự tập trung thống nhất trong thực hiện.

2.2.3.4. Về công tác đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm

Xác định việc đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm là rất cần thiết; có thể đánh giá từng phần hay toàn bộ (sơ kết, tổng kết) hoặc đánh giá giữa kỳ. Chính vì vậy, những năm qua, tất cả các dự án trên địa bàn quận đều được đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm thông qua việc báo cáo đột xuất, báo cáo thường xuyên kết quả tổ chức thực hiện chính sách GPMB và được UBND quận chỉ đạo các phòng ban nghiêm túc thực hiện, bao gồm đánh giá kết quả thực hiện các đối tượng thụ hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp từ chính sách và đánh giá công tác chỉ đạo điều hành của các cơ quan nhà nước trên cơ sở kế hoạch được giao và những nội quy, quy chế.

2.2.3.5. Thực trạng thực hiện chính sách đơn giá bồi thường hỗ trợ

Hàng năm, thông quan Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận, UBND quận Nam Từ Liêm thường xuyên chỉ đạo chủ đầu tư, UBND các phường thường xuyên liên hệ với các sở, ngành Thành phố để có đơn giá hàng năm đối với cây cối hoa màu, công trình xây dựng… để áp dụng thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Cụ thể như sau:

- Đối với cây trồng, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Hàng năm, Sở Tài chính ra thông báo đơn giá làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ các loại cây, hoa màu, vật nuôi trên đất có mặt nước phục vụ công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố. Hầu hết đơn giá bồi thường, hỗ trợ đều sát với thực tế và giá thị trường. Tuy nhiên, cách xác định nhóm loại cây, diện tích trồng xen hoặc vượt quá mật độ quy định lại chưa rõ ràng, dẫn đến tình trạng chưa bồi thường thoả đáng và làm chậm tiến độ giải phóng mặt bằng.

- Một vấn đề khó khăn cho đơn vị thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng là số loại cây không nằm trong bảng đơn giá bồi thường, hỗ trợ của Sở tài chính, ví dụ như cây sưa và một số cây thuốc nam quý khác.... Khi đi điều tra xác minh tài sản trên đất và ghi vào biên bản trước sự chứng kiến của người dân và các ban ngành, đoàn thể, nhưng khi lập phương án bồi thường thì lại không có đơn giá. Trong trường hợp này, người điều tra xác minh có thể linh hoạt áp dụng đơn giá của các loại cây cùng họ hoặc tương đương. Đối với cây đặc sản địa phương như Cam Canh, Bưởi Diễn thì hàng năm UBND quận có Văn bản gửi Sở tài chính cho phép áp dụng đơn giá

đặc thù. Nhưng cũng có trường hợp người dân chống đối, cho rằng thông báo giá của Sở Tài chính vẫn chưa hợp lý. Thời gian để đơn vị thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng tập hợp, làm công văn đề nghị bổ sung đơn giá cho đến khi có văn bản trả lời của thành phố là dài, làm kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng.

- Đối với cây trồng cao hơn mật độ quy định thì được hỗ trợ tối đa không quá 30% mật độ quy định và theo mức giá bằng 50% đơn giá của cây cùng chủng loại. Thực tế cho thấy, khi người dân trồng cây, đặc biệt là cây lâu năm, thông thường đều trồng với mật độ cao hơn quy định vì chỉ trồng theo kinh nghiệm chứ không nắm được tỷ lệ, mật độ của từng loại cây. Mục đích người dân trồng để sử dụng hoặc kinh doanh chứ không phải mục đích nhận tiền bồi thường. Tuy nhiên, có những trường hợp cố tình trồng thật nhiều, với mật độ cao sau khi có thông báo thu hồi đất với mục đích lấy tiền bồi thường, hỗ trợ. Vì vậy, khi Nhà nước thu hồi đất, việc chỉ được hỗ trợ một phần diện tích và đơn giá cho tất cả các đối tượng gây bức xúc cho người dân.

- Đối với một số loại cây, diện tích trồng xen dưới tán của cây khác thì chưa có quy định cụ thể cho việc bồi thường. Ví dụ như rau diếp cá trồng dưới tán giàn mướp, dứa trồng xen trong vườn keo. Khi bồi thường chỉ được tính giàn mướp hoặc cây keo, còn lại rau diếp cá hoặc dứa lại không được bồi thường. Người dân thường có xu thế đòi bồi thường toàn bộ những cây trồng trên đất, vì vậy cho phép đơn vị làm nhiệm vụ bồi thường vận dụng linh hoạt để lập phương án bồi thường hỗ trợ thực sự cần thiết.

- Đối với công trình, vật kiến trúc: Đơn giá làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ cũng linh hoạt, thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Di chuyển mộ là điều bất đắc dĩ và hầu như các gia đình không mong muốn. Tuy nhiên, việc bồi thường, hỗ trợ di chuyển mộ chưa thực sự thoả đáng. Đối với những ngôi mộ chưa cải táng theo quyết định số: 02/2016/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội thì mức bồi thường, hỗ trợ là 4.826.000 đồng/mộ. Mộ chưa cải táng là mộ mới chôn, chưa sang cát, có trường hợp mới chôn từ 1 tháng cho đến dưới 3 năm, chưa phân huỷ hết. Do đó di chuyển sang nơi khác rất khó khăn, kinh phí di chuyển không dưới 11.000.000 tỷ đồng. Di chuyển mộ có yếu tố

tâm linh, chủ yếu dựa vào sự tình nguyện của các gia đình. Từ thực tế các dự án lớn trên địa bàn quận Nam Từ Liêm cho thấy, di chuyển mộ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ giải phóng mặt bằng. Hầu hết các dự án đều liên quan đến di chuyển mộ do một số phường trên địa bàn quận chưa quy hoạch các nghĩa trang một cách hợp lý, việc an táng tuỳ tiện.

- Đơn giá bồi thường đất ở: được xây dựng dựa trên khả năng sinh lời, khoảng cách tới đường giao thông, đường phố và điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt, kinh doanh và cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên việc xây dựng này chưa sát với thực tế giao dịch, chuyển nhượng và giá trị thực của nó. Ví dụ giá đất cao nhất (vị trí 1) dọc đoạn đường Lê Đức Thọ đến sân vận động quốc gia Mỹ Đình: 32.000.000 đồng/m2, trong khi thực tế chuyển nhượng khoảng 150.000.000 đồng/m2. Chênh lệch đơn giá quá lớn khiến người dân không muốn nhận tiền bồi thường, hỗ trợ mà muốn bán trên thị trường dẫn đến khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Ngoài những bất cập ở giá đất ở thì trên thực tế có một số địa phương như Xuân Phương, Phương Canh, ngoài hạn mức giao đất ở người dân còn được giao đất vườn (hay là đất trồng cây lâu năm, đất kinh tế hộ gia đình). Trên thực tế mỗi một mét vuông giá là: 201.600 đồng, nhưng ở thị trường thì 1 m2 giá khoảng 11.000.000 - 15.000.000 đồng. Vì vậy khiến người dân khi bị thu hồi đất vào dự án luôn tìm cách chống đối và không nhận tiền đền bù GPMB.

- Đơn giá bồi thường đất nông nghiệp: theo Quyết định 96/2014/QĐ-UBND của thành phố thì đất nông nghiệp ở tất cả các phường, xã phía Bờ Tây sông Nhuệ là 201.600 đồng/m2; phía bờ Đông sông Nhuệ là 252.000 đồng/m2. Đây là điều không hợp lý vì: Đối với đất ở thì căn cứ vào khả năng sinh lời để bồi thường, còn đất nông nghiệp thì phải căn cứ vào năng suất cây trồng để đền bù, ở các phường trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, đất nông nghiệp được sử dụng có mục đích như nhau, khả năng sinh lời tương tự nhưng lại có 2 mức giá đền bù khác nhau trong cùng một địa bàn quận. Một dự án đi qua địa bàn nhiều phường sẽ đến tình trạng so sánh chính sách đền bù. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm tiến độ giải phóng mặt bằng.

2.2.3.6. Thực trạng chính sách tái định cư và đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm

Tái định cư và việc đào tạo chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm là công tác mang tính chính trị sâu sắc, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện nhằm đảm bảo an sinh xã hội, phát triển đất nước, đời sống của nhân dân. Trong những năm qua, để thực hiện quản lý tốt công tác trên, UBND quận Nam Từ Liêm thường xuyên tổ chức họp thường kỳ nội dung nghiên cứu, trao đổi đồng thời chỉ đạo các phòng, ngành, UBND các phường thường xuyên nghiên cứu về các chính sách tái định cư, chính sách đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất.

Giá làm cơ sở tính thu tiền sử dụng đất tái định cư là giá đất được xác định trên cơ sở quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật thực tế khu đất giao tái định cư. Trường hợp mức giá đất do UBND thành phố ban hành chưa phù hợp với thực tế quy hoạch xây dựng bình quân hoàn thiện kỹ thuật khu đất giao, TĐC, UBND cấp huyện nghiên cứu, đề xuất báo cáo Sở Tài chính xem xét để trình UBND thành phố cho phù hợp. Việc xác định giá thu tiền sử dụng đất TĐC được xác định đồng thời với việc xác định giá làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ của dự án. Tuy nhiên, chính sách tái định cư vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý, chưa giải quyết được những vấn đề có tính xã hội. Ví dụ nhà ông A có diện tích 1000m2 đất nông nghiệp, do hoàn cảnh khó khăn, không có đất ở, gia đình ông đã xây nhà ở trên đất nông nghiệp từ nhiều năm nay. Nhưng đất nhà ông lại nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng dự án và được bồi thường tiền đất với đơn giá 201.600 đồng/m2. Tổng tiền đất nhà ông được bồi thường là 201.600.000 đồng x 5 lần là 1.209.600 đồng. Đồng thời ông được mua một suất đất tái định cư diện tích 120 m2 (theo hạn mức giao đất mới), ví dụ đất TĐC với cơ sở hạ tầng tốt hơn có giá 14.000.000 đồng/m2, số tiền ông phải bỏ ra là 1.680.000.000 đồng, gia đình ông không đủ tiền. Nếu dùng số tiền được bồi thường để mua những mảnh đất quanh khu vực nông thôn, thì ông cũng phải mua với giá thị trường khoảng 11.000.000 đồng/m2 . Một nguyên nhân dẫn đến tình trạng bàn giao mặt bằng chậm là các khu tái định cư được xây dựng và hoàn thành sau khi phê duyệt phương án bồi thường đất ở. Dẫn đến tình trạng nếu người dân nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng thì cũng chưa được nhận suất đất tái định cư, do đó chưa thể di chuyển chỗ ở. Theo Quyết định số: 23/2014/QĐ-

UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố Hà Nội thì chủ sử dụng nhà ở, đất ở bị thu hồi được tiêu chuẩn tái định cư nhưng chủ đầu tư chưa kịp bố trí vào khu tái định cư nếu tự nguyện bàn giao mặt bằng đúng tiến độ và tự lo chỗ tạm cư thì được hỗ trợ tiền thuê nhà tạm cư 1.000.000 đồng/ nhân khẩu thực tế đang ăn ở tại nơi thu hồi đất nhưng mức hỗ trợ không quá 6.000.000 đồng/ hộ gia đình/ tháng. Tuy nhiên, trên địa bàn quận Nam Từ Liêm dịch vụ cho thuê nhà tuy có phổ biến nhưng không phải sẵn có, việc thuê được một căn nhà phù hợp cho cả gia đình sinh sống với giá rẻ là hết sức khó khăn. Hơn nữa, hầu hết các hộ bị thu hồi đất sống ở nông thôn, việc thuê nhà ở nơi khác sẽ không thuận lợi cho việc canh tác. Hiện tại UBND quận Bắc Từ Liêm đang xây dựng một khu tái định cư tập trung khoảng 8,5 ha để phục vụ cho các dự án trên cả hai địa bàn quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm có thu hồi đất ở, nhà ở, các khu tái định cư này được xây dựng theo tiêu chuẩn, đảm bảo cơ sở hạ tầng tốt cho các hộ dân di chuyển đến. Nhưng vấn đề đặt ra là đa số người dân sống bằng nông nghiệp, sẽ canh tác ra sao khi chỗ ở cách cánh đồng xa, có nơi cách đến 10 km. Và diện tích tái định cư theo định mức chỉ từ 60 - 120 m2 liệu có đủ cho nông dân xây nhà, có sân phơi, tăng gia sản xuất ?

- Theo chính sách quy định hiện hành, ngoài khoản hỗ trợ chuyển đổi nghề bằng tiền tương đương 5 lần/3,5 lần giá đất nông nghiệp của hộ bị thu hồi, hộ gia đình có người trong độ tuổi lao động mà có nhu cầu học nghề thì được hỗ trợ một phần kinh phí để học một nghề bằng hình thức cấp thẻ học nghề, mức hỗ trợ tối đa không quá 6 triệu đồng/ thẻ. Đây là hình thức hỗ trợ mang tính xã hội nhằm hướng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực hiện chính sách giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận nam từ liêm (Trang 62 - 71)