Các yếu tốc ấu thành văn hóa ứng xử

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa ủy ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 25 - 26)

Thứ nhất, chuẩn mực ứng xử chung của xã hội. Một xã hội bất kỳ luôn có những chuẩn mực về văn hóa, về ứng xử cụ thể nhằm tạo lập những giá trị chung, phương thức chung để qua đó mỗi cá nhân trong xã hội ấy có điều kiện để giao tiếp với nhau. Chuẩn mực ứng xử chung là sự dung hòa các giá trị, các đặc điểm cá nhân khác nhau.

Chuẩn mực ứng xử chung của xã hội phản ánh giai đoạn phát triển của xã hội đó, gắn liền với trình độ, đặc điểm và xu hướng chung. Các chuẩn mực ứng xử này luôn mang tính bất thành văn bởi tính đa dạng, phạm vi rộng và tính lan truyền mạnh mẽ.

Văn hóa ứng xử thay đổi theo nhiều yếu tố về địa lý, phong tục, dân tộc, tôn giáo… nên mỗi cá nhân thường phải “nhập gia tùy tục, đáo giang tùy khúc” hay phải theo “đất lề quê thói”… tạo nên bức tranh rất đa dạng về màu sắc trong ứng xử của con người.

Chuẩn mực ứng xử cũng là một dạng tập tính xã hội của con người, được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, trong đó giáo dục gia đình trở thành công cụ quan trọng để trang bị kiến thức, tri thức về chuẩn mực ứng xử của xã hội cho con cái ởgiai đoạn chưa có khả năng tự lập.

Thứ hai, đặc điểm tâm lý xã hội và cá nhân. Đây là yếu tố tạo nên đặc tính của xã hội và cá nhân, để phân biệt xã hội này với xã hội khác, cá nhân này với cá nhân khác. Không có xã hội hay cá nhân phi cá tính, phi tâm lý.

Một dân tộc yêu chuộng sự độc lập và sáng tạo sẽ là nơi có các chuẩn mực ứng xử trong đó buộc mọi cá nhân phải tuân thủ việc đề cao các giá trị cá nhân, tôn trọng các quyền riêng tư của mỗi người, nghiêm cấm hoặc lên án mạnh mẽ việc cá nhân này can dự quá sâu vào đời tư của cá nhân khác, dẫu cho giữa các cá nhân đó có quan hệ huyết thống. Đó là đặc điểm tâm lý của xã hội phương Tây. Song ởphương Đông, với đặc thù hình thành nên xã hội gắn liền với nhu cầu về sự hợp tác nên đặc điểm tâm lý chính của các xã hội này là tinh thần cố kết cộng đồng, là khả năng đóng góp cụ thể của cá nhân cho cộng đồng, tính đồng đều giữa các cá nhân trong cộng đồng… nên trong xã hội phương Đông, tính cá nhân thường trở nên mờ nhạt trước tính xã hội.

Thứ ba, quá trình giao tiếp. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng bởi văn hóa ứng xử chỉ có thể biểu hiện thông qua giao tiếp, thiếu quá trình giao tiếp nghĩa là văn hóa ứng xử không có tính chất thực tiễn nữa.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa ủy ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 25 - 26)