Phát huy vai trò nêu gương của người lãnh đạo, quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa ủy ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 87 - 89)

Bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ là đơn vị thuộc Văn phòng HĐND và UBND, do Chánh Văn phòng trực tiếp lãnh đạo, quản lý, điều hành, hoạt động theo chế độ trách nhiệm cá nhân người đứng đầu. Do vậy, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, Chánh Văn phòng là người chịu trách nhiệm cao nhất và duy nhất, trong đó bao gồm trách nhiệm đối với kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụđược giao.

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam: “Trách nhiệm là khái niệm của ý thức đạo đức và ý thức pháp quyền, nói lên một đặc trưng của nhân cách trong việc thực hiện nghĩa vụ do xã hội đề ra”. Trách nhiệm là sự tương xứng giữa hoạt động với nghĩa vụ, là hệ quả của tự do ý chí của con người, là đặc trưng cho hoạt động có ý thức của con người. Con người ngày càng nhận thức được quy luật khách quan của tự nhiên, xã hội. Về mặt pháp lý, việc xem xét trách nhiệm cá nhân phải xuất phát từ sự thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ: “quyền càng rộng thì trách nhiệm càng lớn”". Cũng tại Điều 3 Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ cho thấy: “‘Chế độ trách nhiệm’ đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước là toàn bộ các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền được Nhà nước giao cho người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu; trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 6 Nghị định này”.

Như vậy, khi đề cập đến đề cao trách nhiệm của người đứng đầu Văn phòng HĐND và UBND quận Tây Hồ nói chung, người đứng đầu bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ nói riêng chính là nhấn mạnh đến vai trò, chức năng, nhiệm vụ quản lýcủa họ trong đơn vị, cụ thể hóa công việc họ đảm nhận, từ lập kế hoạch - kiểm tra - giám sát đến đánh giá chất lượng công việc của nhân viên cấp dưới.

Việc đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong các đơn vị hoạt động chuyên môn vừa góp phần giảm bớt tính chính trị hóa không cần thiết, vừa giảm bớt sự can thiệp quá sâu của cơ quan chủ quan, tạo cơ sở cho tính năng động, chủ động, sáng tạo của đơn vị sự nghiệp công lập; đồng thời, cũng là tiền đề quan trọng trong việc xem xét trách nhiệm cá nhân người đứng đầu khi có các sai phạm xảy ra.

Do đó, cần đềcao hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu theo các nội dung được quy định tại Điều 7 Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ, đặc biệt là trong việc tổ chức, quản lý đội ngũ công chức, người lao động thuộc quyền. Trách nhiệm này được thể hiện thông qua công tác tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức và thực hiện các chế độ khen thưởng, kỷ luật theo quy định hiện hành. Việc quản lý đội ngũ này do người đứng đầu đơn vị tham mưu cho Chủ tịch UBND quyết định từ việc bố trí các chức danh, các vị trí đến việc phân công, phân nhiệm, khen thưởng, kỷ luật không để xảy ra tình trạng tham nhũng, lãng phí của công… tại cơ quan đơn vị.

Việc đề cao trách nhiệm của người đứng đầu giúp họ có đủ thẩm quyền về công tác tổ chức và nhân sự, có khả năng tuyển chọn được đội ngũ công chức có đủ các tiêu chí về trình độ, năng lực, sức khỏe, đạo đức, đặc biệt là có kỹnăng văn hóa ứng xử tốt để thực hiện các nhiệm vụ được giao; tránh tình trạng hiện nay các cơ quan chủ quản can thiệp quá sâu vào công tác nhân sự, thậm chí tuyển dụng và bổ nhiệm thay cho người đứng đầu trong khi quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm chỉ mang tính hình thức là đảm bảo tính hợp pháp, không đảm bảo đúng tính khoa học, hợp lý; việc tuyển dụng, bổ nhiệm, ký hợp đồng làm việc không gắn với sử dụng, đánh giá viên chức..

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa ủy ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)