Nâng cao nhận thức của công chức về văn hóa ứng xử

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa ủy ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 82 - 86)

Con người tiếp nhận văn hóa một cách tự nguyện. Nhưng cái hay, cái đẹp sẽ lắng đọng trong nhận thức và từ đó sẽ tác động tới hành vi ứng xử của mỗi người. Để xây dựng và phát triển văn hóa ứng xử của công chức một cách bền vững, cần tác động vào nhận thức và trang bị cho mỗi công chức về văn hóa ứng xử công vụ thông qua môi trường đào tạo, bồi dưỡng. Qua hoạt động nhận thức tại các cơ sở đào tạo, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công chức trong việc áp dụng các tiêu chí văn hóa ứng xử công vụ vào thực tiễn. Khi mỗi công chức ý thức và ứng xử văn hóa trong hoạt động công vụthì cũng là những viên gạch của nền hành chính nhà nước tiên tiến đang được dựng xây.

Vì thế văn hóa ứng xử của công chức là một trong những yếu tố quyết định đến công cuộc cải cách và phát triển của các phường trên địa bàn quận

Tây Hồ nói riêng, thủ đô Hà Nội và cả nước nói chung. Cũng chính vì lẽ đó mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là hết sức quan trọng, Người nói: “quan tâm việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính là tạo ra gốc rễ cho nhà nước cách mạng non trẻ này vững bền và phát triển”. Ngày nay, trước xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, xã hội ngày càng phát triển, ý thức về vai trò đối với sự phát triển, trong đó có văn hóa ứng xử của công chức ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm. Cho nên, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng về văn hóa ứng xử cho đội ngũ công chức bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ nói riêng, công chức trong các cơ quan nhà nước của thành phố Hà Nội nói chung là một nhu cầu cấp thiết.

Trong những năm vừa qua, sự thay đổi trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và đặc biệt là sự thay đổi về cơ chế vận hành của nền kinh tế đã dẫn đến những thay đổi tất yếu trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung được chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, kéo theo nền hành chính phải có sự thay đổi phù hợp. Vì vậy, trong công tác đào tạo và bồi dưỡng công chức phải tạo cho học viên thích ứng với việc đổi mới tư duy, đặc biệt là phát triển kỹ năng và thái độ phục vụ trong hoạt động công vụ.

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi nền hành chính quốc gia cần có những bước đột phá, đặc biệt tính phục vụđược đặt lên hàng đầu. Muốn vậy, đội ngũ công chức cần được đào tạo một cách cơ bản, mang tính chuyên nghiệp cao trong một nền công vụ luôn có những hoạt động thường xuyên, liên tục và tính thích nghi. Điều này, đòi hỏi những kỹ năng thao tác nghề của họ phải được hoàn thiện chính xác để xử lý trong hoạt động công vụ như ra quyết định hành chính, quan hệ ứng xử với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp cùng công sở, với công dân và các đối tác khác… Để đáp ứng một nền hành chính

hiện đại, bên cạnh yêu cầu về chuyên môn nghề nghiệp cao, đội ngũ công chức cần phải có văn hóa ứng xử chuẩn mực, được xây dựng trên cơ sở các nghiên cứu khoa học, kết hợp với tổng kết từ thực tiễn hoạt động quản lý.

Trong đào tạo, bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho đội ngũ công chức nói chung, công chức tại bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ nói riêng nếu xem vấn đề trung tâm của giáo dục như một quá trình văn hóa thì đểphát huy được nguồn lực con người, cần xác định được nhu cầu đào tạo của mỗi cơ quan, tổ chức. Từ đó đưa ra những chương trình, nội dung, phương pháp phù hợp. Nhà giáo tác động giáo dục một cách chủđộng, tích cực không thể ở vị trí của một khách thể thụ động. Học viên cũng đồng thời là một khách thể được kích thích bởi những phương pháp và công nghệ giáo dục mới có ý thức tích cực sáng tạo văn hóa của chính mình. Do vậy, trong đào tạo, bồi dưỡng cần bổ sung thêm các nội dung: văn hóa ứng xử của nhà nước qua mỗi thời kỳ lịch sử; Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước dân chủ và vai trò của cán bộ, công chức trong nền hành chính đó; bên cạnh các môn học Lịch sử hành chính nhà nước Việt Nam, Tâm lý học và xã hội học hành chính đã có hiện nay, cần bổ sung thêm môn Mỹ học… Khai thác sâu về những vấn đề cụ thể sau:

Môn học Lịch sử hành chính: cụ thể cách ứng xử của tầng lớp những người làm công tác quản lý từ phong kiến đến hiện đại với nhân dân và quốc gia, dân tộc. Điều này góp phần làm phong phú, tăng thêm những kiến thức về cách lãnh đạo quản lý và văn hóa ứng xử công vụ của các nhà nước qua mỗi giai đoạn lịch sử. Qua đó, những bài học được rút ra từ những thành công, thất bại như những cẩm nang, vốn quý đối với đội ngũ cán bộ, công chức.

Nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước của dân, do dân, vì dân, những điều Người đã dạy cán bộ, công chức về cách ứng xử với chính mình, với đồng nghiệp, với nhân dân. Đó là những tư tưởng tiến bộ, vì hạnh phúc

của mọi người, vì quốc gia, dân tộc. Qua môn học này, học viên sẽ thấy rõ được những lợi ích của họ khi tiếp thu và ứng dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh vào hoạt động thực tiễn, không những củng cố niềm tin với dân mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy công quyền, góp phần xây dựng nhà nước Việt Nam bền vững.

Đồng thời, cần bổ sung thêm nội dung trong đó làm rõ những hoạt động, phương thức mà con người văn minh có văn hóa sống và làm việc. Đưa môn Mỹ học vào chương trình giảng dạy về thế nào là cái đẹp, cái thiện và cái ác; lịch sử thẩm mỹ qua các thời đại, theo các quan niệm khác nhau…Bởi lẽ, văn hóa bao giờcũng là văn hóa thẩm mỹ theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp…Quan hệ thẩm mỹ đã nằm trong văn hóa như một cơ chế tổng hợp và phổ quát để phát triển con người. Những vấn đề này sẽ làm tăng thêm sự hiểu biết và cảm nhận về văn hóa ởcác góc độ khác nhau, sẽ giúp cho học viên là cán bộ, công chức tự hoàn thiện mình, lựa chọn cho bản thân cách ứng xử phù hợp với vị trí, vai trò của người công bộc của dân trong nền hành chính dân chủ.

Giáo dục ý thức về quyền và nghĩa vụ, giáo dục văn hóa pháp luật và văn hóa dân chủ, giúp các học viên có điều kiện phát triển về ý thức dân chủ, năng lực thực hành dân chủ, sẵn sàng tâm lý và thói quen sống và làm việc trong môi trường công sở, trong xã hội có kỷcương, pháp luật nghiêm minh.

Việc thực hiện những biện pháp căn bản trên sẽ khắc phục được vấn đề mà lâu nay phong cách giao tiếp, ứng xử của đội ngũ công chức nói chung, công chức tại bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ gặp phải do mỗi người lựa chọn cho mình một phong cách văn hóa ứng xử riêng.

Bên cạnh những nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng, cần đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm học viên là những cán bộ, công chức đang trực tiếp đảm nhiệm công việc, công vụ trong các cơ quan hành chính nhà nước. Đó là những người có hiểu biết, kinh nghiệm thực tiễn

thông qua quá trình làm việc vì thế cần có phương pháp giảng dạy phù hợp với họ hơn, tăng sự giao lưu chia sẻ để hiểu và nắm bắt tâm lý cũng như học hỏi thêm kinh nghiệm giữa các cán bộ, công chức với nhau.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa ủy ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)