Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa ủy ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 91 - 119)

Kiểm tra, giám sát là nội dung không thể thiếu trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước của bất kỳ cơ quan, đơn vị nào. Kiểm tra, giám sát không những cho thấy được những ưu điểm của công việc mà cơ quan, tổ chức đang thực hiện và những hạn chế, khuyết điểm còn tồn tại ở cơ quan, đơn vị đó, từ đó đưa ra những khuyến nghị, giải pháp để giải quyết vấn đề nhằm tăng hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.

Nhìn từ thực tiễn tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, văn hóa ứng xử của công chức là một nội dung nằm trong chương trình cải cách hành chính. Chính vì thế, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động này cần phải được lồng ghép nội dung vào hoạt động kiểm tra, giám sát công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, tổ chức.

Công tác kiểm tra, giám sát cần được tổ chức thường xuyên theo định kỳ hàng quý, 6 tháng hoặc năm. Có thể thành lập đoàn kiểm tra và có thông báo trước cho đơn vị được kiểm tra hoặc kiểm tra đột xuất. Cần có kế hoạch cụ thể về nội dung công tác kiểm tra, có trọng tâm và trọng điểm rõ ràng. Sau kiểm tra cần rút ra những ưu, nhược điểm cụ thể đểđơn vị được kiểm tra sửa chữa, khắc phục.

Một phương thức giám sát quan trọng cần được thực hiện tốt chính là giám sát của nhân dân. Sở dĩ đây là phương thức giám sát quan trọng bởi sự phản ánh kịp thời của nhân dân về thái độ, hành vi giao tiếp ứng xử hằng ngày của công chức sẽ giúp cho đội ngũ công chức thấy được hành vi đó đúng hay sai, có hợp lý, hợp pháp hay không? Từ đó có những điều chỉnh thích hợp. UBND quận, Văn phòng HĐND và UBND quận Tây Hồ cũng có thể thông qua các cuộc điều tra xã hội học để lấy chỉ số cảm nhận về sự hài lòng của công dân đối với dịch vụ hành chính công mà chính quyền cung cấp thông qua hệ

thống các cơ quan chính quyền nói chung và bộ phận một cửa UBND quận nói riêng, trong đó đề cập đến nội dung về văn hóa ứng xử của đội ngũ công chức để từ đó có những đánh giá, nhận định mang tính toàn diện, đa chiều để có cơ sở xây dựng và áp dụng các giải pháp thích hợp nâng cao văn hóa ứng xử của công chức trong từng giai đoạn, từng bối cảnh phát triển cụ thể.

Tiểu kết chương 3

Trong giai đoạn hiện nay, việc nâng văn hóa ứng xử trong các cơ quan hành chính nhà nước, trong đó có bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ thuộc Văn phòng HĐND và UBND quận là hết sức cần thiết và cấp bách, xuất phát từ thực trạng văn hóa ứng xử trong thời gian qua.

Việc nâng cao văn hóa ứng xử của đội ngũ công chức nói chung, công chức tại bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ nói riêng vừa xuất phát từ những yêu cầu nội tại, vừa xuất phát từ những yêu cầu mang tính khách quan của xu thế thời đại.

Để đảm bảo nâng cao văn hóa ứng xử, cần đảm bảo tính định hướng chung nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động công vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính và trên cơ sở các quan điểm của Đảng về công tác cán bộ nói chung, xây dựng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng. Đồng thời, vận dụng một cách hiệu quả các giải pháp như nâng cao nhận thức của công chức về văn hóa ứng xử, nâng cao văn hóa ứng xử; xây dựng và ban hành quy chế ứng xử của công chức; Phát huy vai trò nêu gương của người lãnh đạo, quản lý; tuyên truyền, phổ biến văn hóa ứng xử trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức và trong quần chúng nhân dân; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật và quy chếứng xử của công chức.

KẾT LUẬN

Vận dụng và nâng cao văn hóa ứng xử trong quá trình thực hiện các công vụ, nhiệm vụ nhà nước là một nội dung quan trọng trong đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp chuyên môn. Do vậy, việc nghiên cứu về lý luận và thực tiễn văn hóa ứng xử của công chức mang tính cần thiết và có ý nghĩa, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay của nền công vụ Việt Nam, gắn với quá trình cải cách hành chính công.

Văn hóa ứng xử của công chức chịu tác động của nhiều yếu tố, bao gồm: chính trị, luật pháp, kinh tế, xã hội, văn hóa chung, tâm lý của chủ thể và đối tượng giao tiếp. Do đó, trên thực tế, việc thực hiện văn hóa ứng xử trong các cơ quan hành chính nhà nước, trong đó có bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, bên cạnh một số kết quả tích cực đạt được. Những hạn chế, yếu kém này vừa do các nguyên nhân chủ quan, vừa do các nguyên nhân khách quan. Tuy vậy, yêu cầu đặt ra là cần nhanh chóng hạn chế, khắc phục, giải quyết để nâng cao văn hóa ứng xử của công chức nói chung trong đó bao gồm công chức tại bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Tính cần thiết của việc nâng cao văn hóa ứng xử này xuất phát từ sự vận động và phát triển liên tục của các quá trình xã hội, của xu thế thời đại và của chính thực trạng thực hiện trong những giai đoạn trước đây.

Để nâng cao văn hóa ứng xử trong công sởnhà nước, trong các đơn vị sự nghiệp công lập, cần thực hiện một số giải pháp cơ bản bao gồm: Nâng cao nhận thức của công chức về văn hóa ứng xử, nâng cao văn hóa ứng xử; Xây dựng và ban hành quy chế ứng xử của công chức; Phát huy vai trò nêu gương của người lãnh đạo, quản lý; Tuyên truyền, phổ biến văn hóa ứng xử trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức và trong quần chúng nhân dân; Tăng cường

thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật và quy chế ứng xử của công chức.

Việc thực hiện các giải pháp phải đảm bảo tình đồng bộ, hệ thống, không nên quá coi trọng giải pháp này mà coi nhẹ các giải pháp khác và ngược lại. Từ đó, mỗi giải pháp có khả năng phát huy những ưu thế, tác động riêng, tạo nên những chuyển biến, thay đổi tích cực, mạnh mẽ; tạo được các tác động có tính chất, quy mô cấp số nhận chứ không chỉ là các con số cộng giản đơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Bính (2003), Giao tiếp và ứng xử với tư cách là thành tố của

văn hóa trong hoạt động doanh nghiệp thời k công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước, LATS Lịch sử, Viện Văn hóa thông tin, Hà Nội. 2. Bộ Nội vụ (2007), Quyết định 3/ 7/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ về quy tắc

ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền, địa phương.

3. Lê Thị Bừng (1998), Tâm lý học ứng xử, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Nguyễn Phương Chi (2005), Một số đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa ứng xử

của hành vi từ chối trong tiếng Việt (có sự đối chiếu với tiếng Anh), LATS Ngữvăn, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội.

5. Vũ Minh Chi (2004), Nhân học văn hóa - con người với thiên nhiên xã hội và thế giới siêu nhiên, Nxb Chính trị - quốc gia Hà Nội.

6. Nguyễn Duy Chinh, Trương Ngọc Quỳnh (2009), Những thường thức giao tiếp cơ bản cần thiết,Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội.

7. Đoàn Văn Chúc (1997), Xã hội học văn hóa, NXB Văn hóa, Hà Nội. 8. Vũ Dũng (1990), Bàn vềvăn hóa Việt Nam,Nxb Văn hóa - thông tin, Hà Nội. 9. Vũ Dũng (Ch.b) (2000), Từđiển tâm lý học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 10. Thành Duy (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb Chính trị -

quốc gia, Hà Nội.

11. Nguyễn Trọng Điều, Đinh Văn Tiến (2002), Giao tiếp ứng xử trong hành chính, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

12. Trần Thị Minh Đức (Ch.b) (1995), Tâm lý học đại cương, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

13. Võ Nguyên Giáp (1998), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa

Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Trịnh Thanh Hà (2009), Xây dựng văn hóa ứng xử công vụ của công chức

cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính, Hà Nội.

15. Trần Ngọc Hiên (2004), "Những vấn đề đặt ra với văn hóa Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa",Tạp chí cộng sản (số 20).

16. Lương Thị Hiền (2014), Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt, LATS Ngữ văn, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.

17. Lê Như Hoa (2002), Văn hóa ứng xử của các dân tộc ít người, Nxb Văn hóa - thông tin, Hà Nội.

18. Nguyễn Phương Huyền (2012), Kỹ năng giao tiếp của cán bộ công chức,

LATS Tâm lý học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.

19. Đỗ Văn Khang (1986), Khái niệm và quan niệm về văn hóa, Viện văn hóa, Hà Nội.

20. Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Ngọc Nam và Nguyễn Hồng Ngọc (2001),

Nghệ thuật ứng xử và sự thành công của mỗi con người, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

21. Kho bạc nhà nước - Bộ Tài chính (2007), Văn hóa công sở và giao tiếp hành chính: Tài liệu học tập dành cho CBCC hệ thống Kho bạc Nhà

nước, Nxb Tài chính, Hà Nội.

22. Nguyễn Đỗ Kiên, Phạm Thái Linh Ngọc (Ch.b) (2016), Giáo trình kỹ năng điều hành công sở và giao tiếp công vụ,Nxb Tư pháp, Hà Nội. 23. Nguyễn Mạnh Linh (Bs) (2004), Giao tiếp ứng xử, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 24. Lại Thế Luyện (2011), Kỹ năng giao tiếp ứng xử, Nxb Tp. Hồ Chí Minh. 25. Hồ Chí Minh (1990), Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 3. 26. Lương Minh Nguyệt, Lương Minh Hà (2008), Nghệ thuật giao tiếp hành

chính, công sở, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 27. Hoàng Phê (Ch.b) (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

28. Trần Kim Phượng (2005), "Vài nét về văn hóa trong giao tiếp công vụ",

29. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, công chức.

30. Tạp chí Thuế nhà nước (2009), Kỹ năng giao tiếp ứng xử văn hóa công

sởvà đạo đức công chức thuế, Nxb Tài chính, Hà Nội;

31. Nguyễn Thị Thanh Tâm (2012), Trí tuệ cảm xúc của cán bộ chủ chốt cấp

cơ sở trong giao tiếp công vụ, LATS Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

32. Lưu Kiếm Thanh (2009), Ngôn ngữ - phương tiện giao tiếp công vụ, Tạp chí Quản lý nhà nước, (số 161), tr.32-35.

33. Trần Ngọc Thêm (1999), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

34. Đào Thị Ái Thi (2008), Kỹ năng giao tiếp của đội ngũ công chức hành chính trong tiến trình cải cách nền hành chính nhà nước Việt Nam,

LATS Quản lý Hành chính công, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

35. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định 3/ /QĐ-TTg ngày 25/9/2006 của Thủtướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý công sở của các cơ quan hành chính nhà nước.

36. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc (UNESCO) (1982), Tuyên bố về những chính sách văn hóa, NXB Văn hóa - thông tin, Hà Nội.

37. Nguyễn Khắc Viện (Ch.b) (1991), Từ điển tâm lý, Nxb. Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em, Hà Nội.

38. Nguyễn Như Ý (Ch.b) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

39. Đỗ Quang Yến (1991), Những khía cạnh tâm lý của giao tiếp, Nxb. Văn hóa, Hà Nội.

PHỤ LỤC Phụ lục 1

PHIẾU KHẢO SÁT VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA CÔNG CHỨC TẠI BỘ PHẬN MỘT CỬA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂY HỒ

Mẫu số 01: Dành cho cán bộ, công chức

Kính thưa ông/bà, để đánh giá một cách khách quan, chính xác nhằm nâng cao hơn nữa văn hóa ứng xử của đội ngũ công chức tại bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ, chúng tôi đang tiến hành một cuộc khảo sát về vấn đề này. Chúng tôi rất mong được lắng nghe ý kiến của ông/bà để hoàn thành được khảo sát này. Do vậy, xin ông bà vui lòng cho biết ý kiến của ông/bà bằng việc trả lời một số câu hỏi cụ thểmà chúng tôi đưa ra sau đây:

Câu hỏi 01. Theo ông/bà, công chức tại bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ hiểu được phạm vi, quyền hạn trách nhiệm của mình ở mức độ nào?

 Rất cao

 Khá cao

 Trung bình

 Thấp

Câu hỏi 02. Ông/bà đánh giá khảnăng nắm vững các nguyên tắc văn hóa ứng xử của công chức bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ ở mức độ nào?

 Rất cao

 Khá cao

 Trung bình

Câu hỏi 03. Theo ông/bà, nguyên tắc “tuân theo pháp luật” trong văn hóa ứng xử của công chức bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ được đảm bảo ở mức độ nào?

 Rất cao

 Khá cao

 Trung bình

 Thấp

Câu hỏi 04. Theo ông/bà, nguyên tắc “chính xác, trung thực, khách quan” trong văn hóa ứng xử của công chức bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồđược đảm bảo ở mức độ nào?

 Rất cao

 Khá cao

 Trung bình

 Thấp

Câu hỏi 05. Theo ông/bà, nguyên tắc “công khai, dân chủ” trong văn hóa ứng xử của công chức bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ được đảm bảo ở mức độ nào?

 Rất cao

 Khá cao

 Trung bình

 Thấp

Câu hỏi 06. Theo ông/bà, nguyên tắc “thận trọng, cân bằng, trách nhiệm, dĩ bất biến ứng vạn biến” trong văn hóa ứng xử của công chức bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồđược đảm bảo ở mức độ nào?

 Rất cao

 Khá cao

 Trung bình

Câu hỏi 07. Theo ông/bà, nguyên tắc “chuẩn mực đạo đức” trong văn hóa ứng xử của công chức bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ được đảm bảo ở mức độ nào?

 Rất cao

 Khá cao

 Trung bình

 Thấp

Câu hỏi 08. Theo ông/bà, nguyên tắc “hài hòa các lợi ích” trong văn hóa ứng xử của công chức bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ được đảm bảo ở mức độ nào?

 Rất cao

 Khá cao

 Trung bình

 Thấp

Câu hỏi 09. Ông/bà đánh giá những trở ngại trong văn hóa ứng xử với công dân của công chức bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ ở mức độ nào?

Thường xuyên

 Thỉnh thoảng

 Rất hiếm khi

Chưa bao giờ

Câu hỏi 10. Theo ông/bà, nguyên nhân nào là chủ yếu tạo nên trở ngại trong văn hóa ứng xử của công chức bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ với công dân (nếu có)?

 Do ảnh hưởng tâm lý trước các cuộc tiếp xúc với công dân

 Do áp lực công việc căng thẳng

 Do chất lượng môi trường làm việc không đảm bảo (không gian chật hẹp, tiếng ồn, nóng bức...)

 Khác (xin nêu rõ): ... ... ...

Câu hỏi 11. Ông/bà đánh giá việc thực hiện yêu cầu “tôn trọng nhân dân” trong văn hóa ứng xử với công dân của công chức bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồở mức độ nào?

 Rất tốt

 Khá tốt

 Trung bình

Chưa đạt yêu cầu

Câu hỏi 12. Theo ông/bà, thái độ của công chức bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ trong ứng xử với công dân biểu hiện như thế nào?

Đáp ứng đầy đủ yêu cầu

Đáp ứng cơ bản yêu cầu

Đáp ứng một số yêu cầu

Chưa đạt yêu cầu

Câu hỏi 13. Ông/bà đánh giá kỹ năng lắng nghe và kỹ năng nói trong văn hóa ứng xử của công chức bộ phận một cửa UBND quận Tây

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa ủy ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 91 - 119)