Khái quát về Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa ủy ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 49 - 54)

2.1.1.1.V trí, chức năng, nhiệm v và quyn hn ca y ban nhân dân qun Tây H

Trong giai đoạn trước ngày 01/01/2016, UBND quận Tây Hồ có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, là UBND cấp huyện. Theo đó: UBND cấp huyện là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), do HĐND cùng cấp bầu ra, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và UBND cấp trên; UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn; UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở(Điều 2).

Theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp huyện được quy định bao gồm các nhiệm vụ chung (từ Điều 97 đến Điều 107) và các nhiệm vụ riêng đối với từng loại hình chính quyền cấp huyện ở đô thị, nông thôn và hải đảo (từ Điều 108 đến Điều 110). Trong đó, quyền hạn và nhiệm vụ chung của UBND cấp huyện được quy định cụ thể trong các lĩnh vực: kinh tế; nông

nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi và đất đai; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xây dựng, giao thông vận tải; thương mại, dịch vụ và du lịch; giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa, thông tin và thể dục thể thao; khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường; quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo; thi hành pháp luật; xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính.

Hình 2.1. Sơ đồ t chc b máy chính quyn qun Tây H

Ngoài ra, UBND quận thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điều 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106 và 107 của Luật này và thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Tổ chức thực hiện các biện

pháp bảo đảm thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị của thành phố; Quản lý và kiểm tra việc sử dụng quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn theo sự phân cấp của Chính phủ; Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm trong xây dựng, lấn chiếm đất đai theo quy định của pháp luật; Quản lý, kiểm tra việc sử dụng các công trình công cộng do thành phốgiao trên địa bàn quận (Điều 109).

Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016, chính quyền địa phương các cấp đã có sự phân định tương đối giữa chính quyền ở nông thôn, đô thị và hải đảo. Trên cơ sở quy định của Luật, UBND quận Tây Hồ là UBND ở quận, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 49, cụ thể:

Thứ nhất, Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân quận quyết định các nội dung quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều 47 của Luật này, bao gồm: Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân quận; Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và hằng năm của quận trước khi trình Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt; Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách quận; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; quyết định, chủ trương đầu tư chương trình, dựán trên địa bàn quận trong phạm vi được phân quyền; Quyết định các biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở quận; Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận; và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân quận.

Thứ hai, quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận.

Thứ ba, thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.

Thứ năm, phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân phường, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân quận.

2.1.1.2.Cơ cấu t chc và nhân s ca y ban nhân dân qun Tây H

Thứ nhất, về cơ cấu tổ chức

Căn cứ Quyết định số 341/QĐ-UBND ngày 20/01/2010 của UBND thành phố Hà Nội về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội, UBND quận Tây Hồ đã tổ chức 12 cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp việc UBND, bao gồm:

1)Phòng Nội vụ; 2)Phòng Tư pháp;

3)Phòng Tài chính - Kế hoạch; 4)Phòng Tài nguyên và Môi trường;

5)Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; 6)Phòng Văn hoá và Thông tin;

7)Phòng Giáo dục và Đào tạo; 8)Phòng Y tế

10)Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân; 11)Phòng Kinh tế;

12)Phòng Quản lý đô thị

Hình 2.2. Cơ cấu t chc UBND qun Tây H

Thứ hai, về cơ cấu nhân sự, UBND quận Tây Hồ nhiệm - 2021 bao gồm:

 01 Chủ tịch UBND quận.

 03 Phó Chủ tịch UBND quận: 01 Phó Chủ tịch phụ trách về Kinh tế, 01 Phó Chủ tịch phụ trách về Văn hóa - Xã hội, 01 Phó Chủ tịch phụ trách về Đô thị.

 13 Ủy viên: 01 Ủy viên phụ trách Quân sự, 01 Ủy viên phụ trách Công an, 01 Ủy viên phụ trách Thanh tra, 01 Ủy viên phụ trách Văn phòng, 01 Ủy viên phụ trách Tài chính - Kế hoạch, 01 Ủy viên phụ trách Tài nguyên và Môi trường, 01 Ủy viên phụ trách Quản lý đô thị, 01 Ủy viên phụ trách Kinh tế, 01 Ủy viên phụ trách Nội vụ, 01 Ủy viên phụ trách Lao động - Thương binh và Xã hội, 01 Ủy viên phụ trách Văn hóa, Giáo dục và Đào tạo, 01 Ủy viên phụ trách Tư pháp, 01 Ủy viên phụ trách tế.

Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố có 01 trưởng phòng, từ 01 - 04 phó trưởng phòng và một số chuyên viên, cán sự. Biên chế của các phòng thuộc UBND thành phố do Chủ tịch UBND thành phố phân bổ trên tổng biên chế quản lý Nhà nước của UBND thành phố được UBND tỉnh giao hàng năm và thực hiện theo các quy định hiện hành.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa ủy ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 49 - 54)