Tuyên truyền, phổ biến về văn hóa ứng xử

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa ủy ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 89 - 91)

Tuyên truyền, phổ biến vừa là một phương pháp, vừa là một giải pháp cụ thể trong việc nâng cao văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức nói chung, của công chức tại bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ nói riêng. Tuyên truyền, phổ biến về văn hóa ứng xử, kế hợp với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng làm cho đội ngũ công chức có nhận thức đầy đủ và ngày càng sâu sắc vềvai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trong đời sống hàng ngày.

Khác với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng là trang bị kiến thức, kỹ năng một cách bài bản, hệ thống và trong một quá trình nhất định, có bắt đầu, có kết thúc, hoạt động tuyên truyền, phổ biến mang tính thường xuyên, liên tục và có thể kéo dài không xác định thời hạn. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến có tác dụng nhắc nhở, củng cố các nội dung đã được đào tạo, bồi dưỡng, hoặc những bài tuyên truyền mang tính chuyên đề sẽ tập trung đi sâu vào từng nội dung rất cụ thể nhằm cung cấp thêm những cái nhìn mới, hoặc làm sâu sắc hơn những hiểu biết đã có sẵn.

Để tuyên truyền, phổ biến có hiệu quả thiết thực, cần chuẩn bị kỹlưỡng về nội dung và lựa chọn các hình thức phù hợp. Nội dung tuyên truyền cần đảm bảo hướng trực tiếp đến văn hóa ứng xử, nâng cao văn hóa ứng xử, các ví dụ, câu chuyện cụ thể để minh họa, đặc biệt là những tấm gương tốt về đạo đức, về ứng xử; trong mỗi bài tuyên truyền cần nhấn mạnh vào một hoặc một vài nội dung cụ thể, không nên dàn trải, lan man quá nhiều nội dung khiến cho người nghe khó nắm bắt, khó ghi nhớ.

Hình thức tuyên truyền cần phong phú, đa dạng, thông qua nhiều kênh khác nhau. Thời gian tổ chức tuyên truyền nên mang tính định kỳ hàng tuần thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề, hoặc nghe các bài viết chuyên đề, tổ chức các buổi tự học tập... Bên cạnh đó, có thể kết hợp các bài thi tìm hiểu

hoặc tổ chức các cuộc thi viết chuyên luận hoặc hùng biện có nội dung liên quan trực tiếp đến văn hóa ứng xử, thực hiện văn hóa ứng xử. Các cuộc thi có thể lựa chọn quy mô, tính chất phù hợp, có thể tổ chức mang tính chất nội bộ hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác, hoặc mời một số cá nhân bên ngoài tham gia nhằm tạo ra những sự khác biệt cần thiết.

Lãnh đạo Văn phòng UBND, Văn phòng HĐND và UBND quận Tây Hồ cần giao cho một đơn vị trực tiếp xây dựng, tham mưu các mô hình tuyên truyền, phổ biến hiệu quả thiết thực, kích thích được tinh thần tự nguyện, tự giác của đội ngũ công chức, người lao động, thay vì tham gia một cách miễn cưỡng, vừa không đảm bảo thực hiện mục tiêu, vừa gây ra những tổn thất, lãng phí không cần thiết.

Muốn vậy, cần phải có các biện pháp cụ thể để công chức nhận thức được rằng, học tập, tích cực hưởng ứng tuyên truyền, phổ biến về văn hóa ứng xử, nâng cao văn hóa ứng xử là một trong những yêu cầu bắt buộc của đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; nâng cao văn hóa ứng xử là một đòi hỏi trực tiếp, cụ thể trong hoạt động công vụ; và, trực tiếp góp phần quyết định kết quả, hiệu quả công việc của từng công chức và của cảcơ quan, đơn vị.

Ngoài ra, cần có những kiến nghị tích cực, cụ thể, khả thi đối với các cơ quan truyền thông, thông tấn như Ban Tuyên giáo của Đảng và các tổ chức đoàn thể, Phòng Văn hóa thông tin quận Tây Hồ tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến về văn hóa ứng xử và nâng cao văn hóa ứng xử của công dân, tổ chức khi giải quyết các yêu cầu, công việc tại các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm không chỉ hướng cán bộ, công chức, viên chức mà cả công dân, tổ chức đạt đến các chuẩn mực ứng xửchung. Điều này tạo ra sự thuận lợi cho cả các bên tham gia giao tiếp; trực tiếp góp phần nâng cao văn hóa ứng xử trong các công sở nói chung, tại Văn phòng HĐND và UBND, bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ nói riêng.

3.2.5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật và quy chế ứng xử của công chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa ủy ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 89 - 91)