Công chức bộ phận một cửa trong việc thực hiện các nguyên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa ủy ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 55 - 58)

tắc trong văn hóa ứng xử

Theo khảo sát, đánh giá đối với các cán bộ, công chức làm việc tại UBND quận Tây Hồ về mức độ am hiểu, nắm vững các nguyên tắc trong văn hóa ứng xử của công chức bộ phận một cửa, có 12% ý kiến được hỏi cho rằng công chức bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ nắm vững các nguyên tắc ở mức rất cao, bao gồm: nguyên tắc tuân theo pháp luật; nguyên tắc bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan; nguyên tắc công khai, dân chủ; nguyên tắc thận trọng, cân bằng, trách nhiệm, “dĩ bất biến, ứng vạn biến”; nguyên tắc chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc hài hòa các lợi ích. Có 72% ý kiến được hỏi đánh giá mức độ am hiểu các nguyên tắc văn hóa ứng xử này là khá cao. Số công chức này là những người có thâm niên công tác lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công việc. Và, có 12% ý kiến được hỏi đánh giá mức độ am hiểu nguyên tắc văn hóa ứng xử của công chức là trung bình. Nhóm này thuộc nhóm những công chức còn trẻ tuổi, chưa nhiều kinh nghiệm trong văn hóa ứng xử, ngại ngùng trong giao tiếp, có tính cách nội tâm, khép kín, chưa kịp hòa nhập với môi trường công việc.

Đối với nguyên tắc tuân thủ pháp luật, 68% ý kiến được hỏi cho rằng công chức đã nắm vững và thực hiện rất nghiêm túc, đầy đủ. Điều này có hai lý do: Thứ nhất, xuất phát từ mục tiêu định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa, trong đó đảm bảo tính thượng tôn của pháp luật. Điều này được quán triệt một cách sâu sắc trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước; Thứ hai, do đặc thù nghề nghiệp của công chức bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồlà lĩnh vực đòi hỏi sự cẩn thận, chi tiết và bắt buộc phải căn cứ trên cơ sởquy định của pháp luật. Quá trình này, nếu có sai phạm

sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân và các lợi ích của Nhà nước, gắn liền với trách nhiệm kỷ luật của công chức. Bên cạnh đó, có 16% ý kiến được hỏi tự đánh giá mức độ thực hiện khá cao và 16% ý kiến đánh giá ở mức trung bình. Điều này thể hiện tính tương đối trong thực hiện nguyên tắc tuân thủ pháp luật do một số nguyên nhân như công chức mới chưa đủ thời gian nghiên cứu, tìm hiểu một cách đồng bộ hệ thống pháp luật; thiếu tự tin khi tựđánh giá…

Đối với nguyên tắc bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan, có 18% ý kiến cán bộ, công chức được hỏi đánh giá đã thực hiện ở mức rất cao; 52% ý kiến cán bộ, công chức được hỏi đánh giá đảm bảo thực hiện ở mức khá cao; 28% ý kiến đánh giá ở mức trung bình và trong đó vẫn có tình trạng một số công chức chưa đảm bảo được việc thực hiện chính xác, trung thực, khách quan trong giao tiếp với tỷ lệ đánh giá là 2%.

Bng 2.1. Tng hp kết qu kho sát thc trng thc hin nguyên tc trong

văn hóa ứng x ca công chc ti b phn mt ca UBND qun Tây H

Nguyên tắc Mức độ đánh giá (Tỷ lệ %) Rt cao Khá cao Trung bình Thp Tuân theo pháp luật 68,0 16,0 16,0 0 Chính xác, trung thực, khách quan 18,0 52,0 28,0 2,0 Công khai, dân chủ 16,0 48,0 26,0 10,0 Thận trọng, cân bằng, trách nhiệm,

dĩ bất biến ứng vạn biến 30,0 38,0 32,0 0 Chuẩn mực đạo đức 14,0 50,0 26,0 10,0 Hài hòa các lợi ích 12,0 30,0 50,0 8,0

Đối với nguyên tắc công khai, dân chủ, có 16% ý kiến cán bộ, công chức được hỏi đánh giá công chức tại bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ đã thực hiện ở mức độ rất cao; 48% ý kiến cán bộ, công chức được hỏi đánh giá đã thực hiện ở mức khá cao. Điều này xuất phát từ lĩnh vực công tác của Văn phòng HĐND và UBND quận Tây Hồ nói chung, bộ phận một cửa nói riêng liên quan đến các quyền cơ bản của công dân, những nội dung này đều thuộc phạm vi công khai, minh bạch, đồng thời phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Bên cạnh đó, có 26% ý kiến cán bộ, công chức được hỏi đánh giá đảm bảo thực hiện ở mức trung bình và 10% ý kiến đánh giá ở mức thấp.

Đối với nguyên tắc thận trọng, cân bằng, trách nhiệm, có 30% ý kiến cán bộ, công chức được hỏi đánh giá công chức bộ phận một cửa đã thực hiện ở mức độ rất cao; 38% ý kiến cán bộ, công chức được hỏi đánh giá thực hiện ở mức khá cao. Cũng với nguyên tắc này, 32% ý kiến cán bộ, công chức được hỏi đánh giá mới dừng lại ở mức trung bình trong thực hiện. Trong đó, nguyên tắc cân bằng trong thực hiện văn hóa ứng xử là nguyên tắc khó thực hiện nhất. Lý do của việc này xuất phát từ lĩnh vực công tác, đối tượng trong giao tiếp dễ làm nảy sinh những áp lực lớn, các tác động mang tính tiêu cực nảy sinh trong quá trình giao tiếp.

14%

50% 26%

10%

Hình 2.1. Thực trạng thực hiện nguyên tắc chuẩn mực đạo đức trong văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa UBND quận Tây

Hồ (Tỷ lệ: %)

Rất cao

Khá cao Trung bình

Đối với nguyên tắc chuẩn mực đạo đức, có 14% ý kiến cán bộ, công chức được hỏi đánh giá công chức bộ phận một cửa đã đảm bảo thực hiện ở mức độ rất cao, 50% đánh giá ở mức khá cao, 26% ý kiến đánh giá ở mức trung bình. Bên cạnh đó, vẫn còn 10% ý kiến cán bộ, công chức được hỏi đánh giá vẫn dừng lại ở mức rất thấp.

Khảo sát đối với công dân, tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân tại bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ, 64% người được khảo sát cho rằng công chức bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ đáp ứng được các tiêu chí về nguyên tắc chuẩn mực đạo đức trong văn hóa ứng xử, 36% ý kiến cho rằng vẫn còn có những công chức chưa thực hiện đúng nguyên tắc chuẩn mực đạo đức, có thái độ thiếu lịch sự, xưng hô chưa đúng chuẩn mực, còn tình trạng thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, không hướng dẫn, giải thích cho công dân...

Đối với nguyên tắc hài hòa các lợi ích, 12% ý kiến cán bộ, công chức được hỏi đánh giá công chức tại bộ phận một cửa đã đảm bảo thực hiện ở mức độ rất cao; 30% ý kiến cán bộ, công chức đánh giá ở mức khá cao; 50% ý kiến đánh giá thực hiện ở mức trung bình. Và, có 8% ý kiến cán bộ, công chức được hỏi đánh giá mức độ thực hiện rất thấp, trong đó các lợi ích giữa Nhà nước với tổ chức, công dân chưa đảm bảo tính hài hòa, nhiều trường hợp người dân không đồng tình. Trong nhiều trường hợp, công chức chưa quan tâm, chưa đặt mình vào vị trí của công dân trong thực hiện nhiệm vụ mà chỉ thực hiện một cách máy móc các quy định pháp luật nên không giải quyết được các yêu cầu chính đáng của công dân, hoặc không đáp ứng đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa ủy ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 55 - 58)