Xây dựng và ban hành bộ quy tắc ứng xử của công chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa ủy ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 86 - 87)

Bộ quy tắc ứng xử cho công chức là vấn đềđược nhiều địa phương quan tâm nghiên cứu trong thời gian qua, điều này xuất phát từ vị trí, vai trò của bộ quy tắc ứng xửđối với việc nâng cao văn hóa ứng xử của công chức.

Để việc nghiên cứu xây dựng bộ quy tắc ứng xử cho công chức tại bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ, cần được thực hiện thông qua các bước, các khâu, phân tích những ưu nhược điểm của từng phương pháp thu thập và xử lý thông tin.

Bước 1. Dùng phương pháp nghiên cứu so sánh để tập hợp nhiều nội quy, quy chế, quy định hiện hành của nhiều cơ quan nhà nước và doanh nghiệp mà nội dung có thể áp dụng cho cơ quan nhà nước tại UBND quận Tây Hồ.

Bước 2. Dùng công cụ phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm đối tượng để lấy ý kiến của các đối tượng có liên quan đến bộ quy tắc ứng xử cho công chức. Bao gồm 3 nhóm đối tượng là: Đội ngũ cán bộ, công chức; người dân; đội ngũ các chuyên gia.

Bước 3. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, đề xuất bộ quy tắc ứng xử cho công chức được đa số tương đối người hỏi chấp nhận, trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.

Bộ quy tắc ứng xử của công chức phải làm rõ được các nội dung căn bản về nguyên tắc, yêu cầu, điều kiện và từng nội dung văn hóa ứng xử cụ thể. Đồng thời, phải gắn với mỗi tiêu chí vềvăn hóa ứng xử đểcó cơ sở trong việc đánh giá, phân loại công chức.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa ủy ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 86 - 87)