Các yếu tố tác động đến văn hóa ứng xử

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa ủy ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 26 - 29)

Văn hóa ứng xử được hình thành, bổ sung và phát triển trong những bối cảnh xã hội cụ thể mà nó tồn tại. Do đó, văn hóa ứng xử của xã hội nói chung chịu sự tác động, chi phối của tương đối nhiều yếu tố nội tại trong lòng xã hội, phản ánh trực tiếp những đặc thù của xã hội đó. Tuy nhiên, những yếu tố tác động cơ bản và có thể nhận diện tương đối rõ rệt có thể kể đến bao gồm: yếu tố về sự phát triển kinh tế - xã hội, yếu tố chính trị, yếu tố bản sắc văn hóa và yếu tố tâm lý xã hội, tâm lý cá nhân. Cụ thể:

Thứ nhất, yếu tố kinh tế - xã hội

Sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia luôn có vai trò chi phối quyết định đến đến hầu hết các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm văn hóa và văn hóa ứng xử. Theo đó, mối quan hệ thông thường giữa mức độ phát triển kinh tế - xã hội với văn hóa ứng xử mang tính chất tỷ lệ thuận. Nghĩa là, mức độ phát triển kinh tế - xã hội càng cao thì xã hội đó càng có sự văn minh, văn hóa ứng xử cũng phát triển ở mức cao so với các xã hội phát triển thấp kém hơn.

Sự phát triển về mặt kinh tế - xã hội phản ánh mặt vật chất của nền văn minh, văn hóa ứng xử với tính cách là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng phản ánh mặt tinh thần của nền văn minh ấy. Trong mối quan hệ ấy, sự phát triển của nền kinh tế - xã hội giữ vai trò nền tảng để định hình văn hóa nói chung, văn hóa ứng xử nói riêng. Do đó, một trong những nguyên tắc quan trọng trong nâng cao văn hóa ứng xử của các cá nhân trong xã hội, trong quốc gia là phải gắn với việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất để làm tiền đề.

Thứ hai, yếu tố chính trị

Khi nói đến chính trị là nói đến vấn đề quyền lực nhà nước với tính cách là quyền lực chi phối hầu hết các hoạt động trong đời sống xã hội, bao gồm cả văn hóa ứng xử của các cộng đồng thành viên trong quốc gia. Do đó, văn hóa ứng xử trong xã hội luôn mang những đặc điểm phù hợp với bản chất chính trị, chếđộ chính trị của quốc gia.

Trong một xã hội có chế độ chính trị tiến bộ, dân chủ sẽ khuyến khích việc xây dựng các nguyên tắc văn hóa ứng xử hướng đến phát huy các giá trị cá nhân, tự do cá nhân, quyền bình đẳng, tạo điều kiện cho các cá nhân phát triển và thể hiện các năng lực, giá trị riêng biệt. Ngược lại, trong xã hội có chế độ chính trị bảo thủ, cứng nhắc sẽ hình thành nên các giá trị chuẩn mực về

ứng xử bảo thủ, khép kín, tạo ra các cộng đồng mà mỗi cá nhân có rất ít sự khác biệt, mối quan hệ giữa các nhân thường mang tính khuôn phép, máy móc, không khuyến khích các giá trị cá nhân trong xã hội đó.

Thứ ba, yếu tố bản sắc nền văn hóa

Nền văn hóa cởi mở hay khép kín, thụ động hay linh hoạt… đều có tác động đến văn hóa ứng xử nói chung của xã hội đó. Nền văn hóa và văn hóa ứng xử có mối quan hệ chặt chẽ, trong đó nền văn hóa là yếu tố nền tảng, quyết định phần lớn văn hóa ứng xử. Nền văn hóa thường có phạm vi rất rộng, mang tính khái quát cao, trong khi đó, văn hóa ứng xử đi vào quy định các chuẩn mực cụ thể, chi tiết hơn. Tuy vậy, văn hóa ứng xử là sự triển khai các giá trị của nền văn hóa chứ không đem đến những sự khác biệt hay trái ngược với các giá trịvăn hóa chung.

Nền văn hóa mang tính bản chất, ít biến đổi, trong khi đó, văn hóa ứng xử là biểu hiện cụ thể của nền văn hóa trên từng khía cạnh cụ thể, tuy ổn định tương đối nhưng xét một cách tổng thể thì có tính thay đổi cao hơn nền văn hóa.

Nền văn hóa càng cứng nhắc thì văn hóa ứng xử cũng khắt khe, nghiêm ngặt. Ngược lại, nền văn hóa cởi mở, tự do thì văn hóa ứng xử cũng linh hoạt, đa dạng. Chẳng hạn, trong các nền văn hóa chịu ảnh hưởng của Hồi giáo, trang phục hay sinh hoạt thường ngày của họ thường chịu sự chi phối rất nghiêm ngặt. Trong khi đó, ở các nước khác, những chuẩn mực liên quan đến văn hóa ứng xử này lại thường “thông thoáng”, cởi mởhơn.

Thứtư, yếu tố tâm lý

Văn hóa ứng xử của mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia cũng chịu sự chi phối, tác động của yếu tố tâm lý, bao gồm tâm lý chung của xã hội và tâm lý của cá nhân. Tâm lý chung của xã hội phản ánh những ý tưởng, mối quan tâm, các nhu cầu, mục tiêu chung của xã hội đó trong từng giai đoạn nhất

định. Tâm lý xã hội là một trong những biểu hiện lợi ích chung, các mối quan tâm chung của tất cả các cá nhân trong xã hội. Trong khi đó, tâm lý cá nhân phản ánh ý chí, nhu cầu, những mối quan tâm của cá nhân đó trước các vấn đề trong xã hội có thể liên quan đến lợi ích chung hoặc chỉ liên quan đến những lợi ích cá nhân.

Yếu tố tâm lý thuộc lĩnh vực tinh thần, tương đối trừu tượng và khó đánh giá bởi chủ yếu được định hình trong tư duy của mỗi người, song có thể đoán biết thông qua hệ thống các hành vi được biểu hiện ra bên ngoài. Tâm lý tích cực có tác động tốt đến văn hóa ứng xử, ngược lại, tâm lý tiêu cực sẽ tạo nên các giá trị chuẩn mực về ứng xử tiêu cực, phản tiến bộ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa ủy ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 26 - 29)