Thứ nhất, thực hiện các quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức nói chung; nhiệm vụ, quyền hạn của công chức nói riêng. Hiện nay, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
Bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ bao gồm: Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Quyết định số132/QĐ-UBND ngày 07/7/2016 của UBND quận Tây Hồ về việc ban hành quy chế làm việc của UBND quận Tây Hồ; Quyết định số 134/QĐ-UBND ngày 08/7/2016 của UBND quận Tây Hồ về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND quận Tây Hồ. Nhìn chung, việc chấp hành các quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng HĐND và UBND quận Tây Hồ nói chung, bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ nói riêng được đội ngũ công chức thực hiện nghiêm túc, khách quan. Tổng hợp các báo cáo định kỳsáu tháng và hàng năm cho thấy không có trường hợp nào công chức vi phạm các quy định chung này.
Bên cạnh đó, một nội dung khác trong văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ là thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của công chức nói chung. Các quy định này bao gồm Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật hướng dẫn thi hành Luật Cán bộ, công chức.
Đồng thời, liên quan trực tiếp đến các nội dung văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ là thực hiện các quy định của pháp luật về văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp nói chung trong công sở, bao gồm: Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủtướng Chính phủ ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước và Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương.
Qua khảo sát đối với cán bộ, công chức làm việc tại UBND quận Tây Hồ liên quan đến việc tuân thủ các quy định pháp luật về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của bộ phận một cửa; nhiệm vụ, quyền hạn của công chức; quy định về văn hóa ứng xử, giao tiếp của công chức bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ cho thấy 312% ý kiến cán bộ, công chức được hỏi đánh giá công chức bộ phận một cửa đã nắm được các quy định và tuân thủ các quy định này trong thực hiện công việc, nhiệm vụ nói chung và trong thực hiện văn hóa ứng xử tại công sở nói riêng ở mức độ rất cao; 56% ý kiến cán bộ, công chức được hỏi đánh giá ở mức khá cao; 8% ý kiến cán bộ, công chức được hỏi đánh giá ở mức trung bình; và, 4% ý kiến cán bộ, công chức được hỏi đánh giá ở mức thấp.
Thực trạng nắm bắt các quy định về chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng HĐND và UBND quận Tây Hồ nói chung, chức năng, nhiệm vụ của công chức, trong đó bao gồm văn hóa ứng xử nói riêng cho thấy những mức độ đan xen giữa các nhóm đối tượng công chức. Đối với nhóm công chức công tác càng lâu năm thì khả năng am hiểu càng cao. Tuy nhiên, trong bối cảnh các quy định pháp luật thường có xu hướng được điều chỉnh liên tục nhằm đáp ứng yêu cầu mới nảy sinh, việc nắm bắt quy định thông qua hệ thống kinh nghiệm công tác cũng dần mất đi tính chắc chắn.
32%
56% 8% 4%
Hình 2.2. Thực trạng thực hiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ của công chức tại bộ phận
một cửa UBND quận Tây Hồ (Tỷ lệ %)
Rất cao
Khá cao Trung bình
Các chỉ số khảo sát đối với tiêu chí về am hiểu và tuân thủcác quy định pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các mối quan hệ công tác của bộ phận một cửa nói chung, bộ phận một cửa ở cấp huyện nói riêng cho thấy sự tác động tích cực của yếu tố thể chếđối với văn hóa ứng xử của công chức làm việc tại bộ phận một cửa. Hệ thống thể chế tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh được xây dựng và tổ chức triển khai có hiệu quả, kịp thời, nhanh chóng là một trong những tiền đề quan trọng nâng cao nhận thức của công chức về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị và của từng vị trí công chức trong cơ quan, đơn vị. Việc đại đa số công chức nắm được các quy định của pháp luật là cơ sởđểđảm bảo nâng cao, cải thiện văn hóa ứng xử của công chức.
Thứ hai, thực hiện các quy định về thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp. Theo đó, có 44% ý kiến cán bộ, công chức được hỏi đánh giá công chức tại bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp ở mức rất cao; 34% ý kiến được hỏi đánh giá ở mức khá cao và 22% ý kiến được hỏi đánh giá ở mức trung bình. Đây đều là những con số phản ánh tính tích cực rất lớn trong văn hóa ứng xử của công chức bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ đối với đồng nghiệp công tác tại Văn phòng HĐND và UBND quận Tây Hồ nói riêng, UBND quận Tây Hồ nói chung. Về cơ bản, công chức đều có thái độ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, góp phần quan trọng vào việc thực hiện phối hợp hoạt động trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức nói chung, của mỗi bộ phận, mỗi công chức nói riêng.
Các chỉ số trên cho thấy mức độtác động của yếu tốđạo đức công vụ và tâm lý đối với việc thực hiện văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa. Tôn trọng đồng nghiệp không chỉ là một nguyên tắc xã giao quan trọng trong mọi tổ chức, cơ quan, đơn vị mà còn là một nội dung quan trọng cấu thành đạo đức công vụ của cán bộ, công chức nói chung trong thực thi quyền
hạn, nhiệm vụđược giao. Đồng thời, với tâm lý bình đẳng, nhận thức về vị trí, vai trò của bản thân và đồng nghiệp cũng là nguyên nhân chính trong việc tạo nên thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp của công chức trong quá trình thực thi công vụ.
Thứ ba, về nội dung sử dụng ngôn ngữ giao tiếp. Có 18% ý kiến cán bộ, công chức được hỏi đánh giá về tính chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc trong sử dụng ngôn ngữ giao tiếp của công chức tại bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ ở mức rất cao; 32% ý kiến cán bộ, công chức được hỏi đánh giá ở mức khá cao; 42% ý kiến cán bộ, công chức được hỏi đánh giá ở mức trung bình và 8% ý kiến cán bộ, công chức được hỏi tự đánh giá ở mức thấp. Như vậy, qua khảo sát cho thấy, đối với nội dung này trong văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ, các số liệu cho thấy tính chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc trong việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp còn chưa cao. Điều này được lý giải bởi một số nguyên nhân chủ yếu như: tính phức tạp của ngôn ngữ tiếng Việt, khả năng dụng ngữ không cao, vốn từ không phong phú; cách diễn đạt chưa tốt của công chức…
44%
34% 22%
Hình 2.3. Thực trạng thực hiện nội dung về thái độ đối với đồng nghiệp trong văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ (Tỷ
lệ %)
Thứ tư, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp. Đối với nội dung này, theo kết quả khảo sát đối với 50 cán bộ, công chức công tác tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Tây Hồ, chỉ có 2% ý kiến được hỏi đánh giá ở mức rất cao; 24% ý kiến đánh giá ở mức khá cao và có 72% ý kiến được hỏi đánh giá ở mức trung bình, thậm chí có 2% ý kiến cho rằng mới ở mức thấp.
Kết quả này cho thấy mức độ lắng nghe ý kiến đồng nghiệp của công chức bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ mới chỉ dừng lại ở mức trung bình, cơ bản đáp ứng yêu cầu về văn hóa ứng xử phục vụ cho hoạt động của cơ quan, đơn vị, yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ của từng công chức.
Thứ năm, công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá. Kết quả khảo sát đối với nội dung này cho thấy, có 14% ý kiến đánh giá ở mức độ rất cao, 20% ý kiến đánh giá ở mức khá cao, 46% ý kiến đánh giá ở mức trung bình và có 20% ý kiến đánh giá ở mức thấp. Điều đó cho thấy, trong việc nhận xét, đánh giá đồng nghiệp khi được yêu cầu, tính công bằng, vô tư, khách quan của công chức là không cao, thậm chí là khá thấp. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do sự chi phối cảm tính của từng công chức
Hình 2..4. Thực trạng thực hiện nội dung lắng nghe ý kiến đồng nghiệp trong văn hóa ứng xử của công chức tại bộ
phận một cửa UBND quận Tây Hồ (Tỷ lệ %)
trong quá trình nhận xét, đánh giá các đồng nghiệp. Đồng thời, họ còn bị chi phối bởi các luồng dư luận chính thức lẫn phi chính thức; phương thức đánh giá, nhận xét thiếu phù hợp dẫn đến tình trạng cả nể, à uôm, đánh giá mang tính chiếu lệ, không thực sự dành đúng mức quan tâm. Bên cạnh đó, công chức cũng không có đầy đủ, chính xác thông tin về người được đánh giá nên cũng làm giảm tính vô tư, khách quan cần thiết.