Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa ủy ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 72 - 76)

Thứ nhất, đội ngũ công chức chưa quán triệt sâu sắc về văn hóa ứng xử, quy tắc ứng xử, những tiêu chuẩn chung đối với công chức và quy quy tắc ứng xử của công chức khi giao tiếp, ứng xử với công dân, tổ chức trong môi trường làm việc của nền hành chính hiện đại; Vì vậy, nhận thức của công chức về vai trò của văn hóa ứng xử đối với kết quả, hiệu quả, năng suất trong thực thi công vụ, nhiệm vụ cũng như tạo tạo niềm tin trong nhân dân đối với bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồnói riêng, cơ quan nhà nước nói chung chưa sâu sắc. Bởi vậy, để cải thiện, nâng cao hình ảnh đội ngũ công chức tại bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ trong thời kỳ mới cần nâng cao nhận thức của họ về văn hóa ứng xử.

Bên cạnh đó, còn có những công chức nhận thức chưa sâu sắc về tầm quan trọng, vai trò của việc nâng cao văn hóa ứng xử đối với việc xây dựng đội ngũ công chức hành chính chuyên nghiệp nói chung, nâng hiệu quả công tác giải quyết các công vụ, nhiệm vụ nói riêng; cũng như chưa có quan niệm sâu sắc, đầy đủ về một nền hành chính phục vụ, hiện đại; Chưa nhận thức đúng đắn về tính dân chủ trong chế độ ta, cộng với hiểu biết chưa sâu sắc về vai trò làm chủ của nhân dân dẫn đến thiếu tôn trọng, thậm chí coi thường nhân dân.

Đồng thời, chưa phát huy được tính gương mẫu, tinh thần nêu gương của những người đứng đầu, của những người giữ các chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý nên chưa góp phần tạo nên hiệu quả trong việc thực hiện cũng như nâng cao văn hóa ứng xử của công chức nói chung, công chức tại bộ phận một cửa nói riêng.

Thứ hai, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ứng xử, thực hiện văn hóa ứng xử còn chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Chưa có những lớp học bồi dưỡng chuyên sâu về giao tiếp - ứng xử trong hoạt động

hành chính cho đội ngũ công chức. Hoặc những nội dung liên quan đến văn hóa ứng xử, kỹ năng giao tiếp - ứng xử mà công chức có cơ hội tiếp xúc trong các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ còn quá sơ sài, lại nặng về lý thuyết, không gắn với thực hành, chưa sát với thực tiễn nên khó vận dụng trong quá trình áp dụng, vận dụng văn hóa ứng xử của công chức với công dân, đồng nghiệp.

Đồng thời, tinh thần học hỏi về văn hóa ứng xử của công chức còn mang nặng tính đối phó; công chức chưa tự tìm tòi, học hỏi để nâng cao kiến thức, kỹ năng trong thực hiện văn hóa ứng xử, cũng như chưa nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng ứng xử và thực hiện văn hóa ứng xử cho đội ngũ công chức nói chung, công chức tại bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ nói riêng.

Thứ ba, do số lượng công việc cần giải quyết là tương đối lớn, tính chất công việc phức tạp, áp lực trong công việc lớn nên hầu như đội ngũ công chức tại bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ chủ yếu tập trung thời gian, tâm huyết cho công việc chuyên môn, kỹ thuật, ít quan tâm đến việc rèn luyện, nâng cao kiến thức, kỹ năng giao tiếp - ứng xử, ứng dụng, vận dụng văn hóa ứng xử; trong quá trình thực hiện giao tiếp công vụ lại tranh thủ giải quyết công việc khác nên thiếu sự tập trung khi giao tiếp; các áp lực tâm lý tạo nên tinh thần, thái độ tiêu cực khi thực hiện văn hóa ứng xử với công dân, tổ chức và kể cả đồng nghiệp.

Thứ tư, cơ chế kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật đối với thực hiện văn hóa ứng xử của công chức trong thực thi công vụ, nhiệm vụchưa cụ thể, chặt chẽ. Chưa có chương trình giám sát về thái độ phục vụ, quy tắc ứng xử của công chức khi giao tiếp với công dân, tổ chức; việc giám sát còn mang tính hình thức, chiếu lệ, tâm lý cả nể. Chưa có cơ chế thuận lợi để các tổ chức đoàn thể và nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình đối với thái độ, ứng

xử của công chức nói chung, công chức tại bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ nói riêng khi giao tiếp với nhân dân trong quá trình giải quyết công việc.

Thứ năm, hạn chế trong văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ còn do những nguyên nhân từphía công dân như: có những công dân có tâm lý đòi hỏi quyền lợi mà không gắn với việc thực hiện các nghĩa vụtương đương, ứng xử với công chức thiếu lịch sự, ngôn từ không có tính chuẩn mực, thái độ nóng nảy, quát tháo, thậm chí chửi bới... tạo nên áp lực đối với công chức khiến họ có lúc dễ nóng giận, mất bình tĩnh.

Tiểu kết chương 2

Bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ là đơn vị thuộc Văn phòng HĐND và UBND quận Tây Hồ, là đầu mối trực tiếp thực hiện nhiều hoạt động giao tiếp với công dân thông qua đội ngũ công chức. Do đó, văn hóa ứng xử của công chức bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ là một nội dung được cả chính quyền lẫn nhân dân quận hết sức quan tâm.

Đánh giá thực trạng văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ trong thời gian qua cho thấy đã thu được những kết quả tích cực cần tiếp tục kế thừa và phát huy như: đã đáp ứng cơ bản các nguyên tắc, yêu cầu trong văn hóa ứng xử; đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật về văn hóa ứng xử, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị liên quan đến văn hóa ứng xử; đại đa số công chức đã có văn hóa ứng xử cao, phù hợp, sử dụng, vận dụng có hiệu quả các phương tiện hỗ trợ giao tiếp phục vụ cho thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn hiện có. Từ đó, tạo nên văn hóa ứng xử trong đơn vịtương đối tốt, có thiện cảm đối với công dân, tổ chức và giữa các công chức trong cơ quan.

Tuy vậy, văn hóa ứng xử của công chức bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồcũng còn bộc lộ những hạn chế cần tiếp tục khắc phục trong thời gian

tới như vẫn còn những công chức chưa quán triệt đầy đủ các yêu cầu, nguyên tắc văn hóa hóa ứng xử; chưa đảm bảo tính trang trọng trong giao tiếp - ứng xử trong hoạt động công vụ; chưa phát huy hết công năng, hiệu quả. Nguyên nhân chính của những hạn chế, yếu kém trên bao gồm: Thứ nhất, do đội ngũ công chức chưa quán triệt sâu sắc các nội dung về lý luận lẫn thực tiễn văn hóa ứng xử trong công vụ; thứ hai, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ứng xử chưa được quan tâm đúng mức; thứ ba, do áp lực công việc của bộ phận một cửa tương đối lớn nên đôi khi tạo ra tâm lý tiêu cực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của công chức; thứ tư, cơ chế kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật đối với thực hiện văn hóa ứng xử của công chức chưa cụ thể, chặt chẽ.

Như vậy, để nâng cao văn hóa ứng xử của công chức nói chung, công chức bộ phận một cửa nói riêng, đặc biệt là thực tiễn tại bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ, cần thiết phải xuất phát từ các đánh giá khách quan về những kết quả đạt được, cũng như những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của chúng đề từđó nghiên cứu, xây dựng các giải pháp phù hợp.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA CÔNG CHỨC TẠI BỘ PHẬN MỘT CỬA ỦY BAN NHÂN DÂN

QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa ủy ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 72 - 76)