Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân quận nam từ liêm thành phố hà nội (Trang 71 - 74)

Trước hết, để dẫn đến những hạn chế nêu trên, một phần do nhận thức của lãnh đạo UBND quận, thủ trưởng cơ quan chưa chú trọng đến hoạt động và ban hành văn bản. Chưa thực sự coi hoạt động ban hành văn bản là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết trong quản lý nhà nước, có đơi lúc văn bản được ký không được xem xét kỹ nội dung cũng như thể thức, chỉ tới khi ban hành văn bản mới phát hiện ra sai sót.

Hai là, thực tế hiện nay, đội ngũ cán bộ công chức trực tiếp làm công tác xây dựng và ban hành văn bản tại UBND quận cịn ít, chưa đủ sức thực hiện hết cơng việc của mình. Thậm chí cịn kiêm nhiệm nhiều việc, công việc ở bộ phận văn phòng quá nhiều, thời gian dành cho việc liên quan đến các vấn đề soạn thảo và ban hành văn bản lại hạn hẹp, nên chất lượng văn bản cịn kém, hiệu lực khơng cao, khơng đáp ứng được các đòi hỏi về phát triển kinh tế của quận.

Trình độ cán bộ soạn thảo văn bản cịn yếu, khơng được tập huấn thường xuyên. Nhiều người còn chưa thành thạo việc, thiếu về kiến thức, hạn chế về kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng xử lý các loại công việc trong quản lý nhà nước, khả năng phát hiện, thu thập thông tin, khái qt cơng việc và đề xuất vấn đề trước địi hỏi của quận . Tại UBND quận Nam Từ Liêm có những người tốt nghiệp chương trình học là kế tốn hoặc chun ngành du lịch, chưa từng được học qua khóa đào tạo nào về những vấn đề có liên quan đến VB QLHCNN nhưng lại được thuê làm hợp đồng về công tác văn thư cơ quan. Do đó, việc sai sót trong q trình ban hành, kiểm tra, xử lý văn bản là khó tránh khỏi, vì bản thân người chịu trách nhiệm soạn thảo văn bản không nắm bắt được các yêu cầu về nội dung cũng như thể thức của văn bản.

Ba là, ở UBND quận, Chủ tịch UBND quận, Phó Chủ tịch UBND quận, cơng chức Văn phịng - Thống kê, công chức Tư pháp –Hộ tịch có vai

trị rất lớn đối với hoạt động ban hành văn bản hành chính. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch là người trực tiếp ký văn bản đồng thời phải chịu trách nhiệm

trước văn bản mà mình đã ký, cơng chức Văn phịng – Thống kê là người

giúp lãnh đạo soạn thảo, công chức Tư pháp – Hộ tịch là người kiểm duyệt tính pháp lý của văn bản. Tuy nhiên, chưa có sự phối hợp trong cơng việc giữa các cán bộ, cơng chức trong cùng một cơ quan gây khó khăn cho việc hoạt động ban hành VB.

Bốn là, việc mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ hay nội dung các văn bản mới về công tác soạn thảo, kiểm tra, quản lý và xử lý văn bản chưa được chú trọng, chưa được tiến hành thường xuyên nên chưa đạt hiệu quả cao.

Năm là, công tác kiểm tra hoạt động ban hành VBHC của lãnh đạo UBND quận chưa được thực hiện một cách nghiêm túc và có chất lượng.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động ban hành văn bản hành chính trong hoạt động QLHCNN, UBND Quận Nam Từ Liêm đã quan tâm chú trọng đến việc ban hành văn bản. Vì vậy, hoạt động ban hành VBHC tại

UBND quận Nam Từ Liêm dần dần được cải thiện hơn. Tuy nhiên, qua quá

trình khảo sát hệ thống hoạt động ban hành VB trên địa bàn Quận Nam Từ

Liêm, tác giả nhận thấy VB của UBND Quận Nam Từ Liêm còn tồn tại những hạn chế, bất cập từ quy trình xây dựng và ban hành VB; về nội dung; thể thức; ngôn ngữ, văn phong… làm giảm đi chất lượng cũng như hiệu quả, hiệu lực của VB. Những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế, sai sót trong cơng tác xây dựng và ban hành VB có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Để khắc phục được những hạn chế và phát huy những kết quả nói trên, trong thời gian tới cần phải tìm ra phương hướng và một số giải pháp nhằm giúp cho hoạt động ban hành VBHC tại UBND quậnngày càng hoàn thiện hơn.

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân quận nam từ liêm thành phố hà nội (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)