Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng cho

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân quận nam từ liêm thành phố hà nội (Trang 87 - 90)

cán bộ, công chức về công tác hoạt động ban hành VBHC tại UBND quận

Nam Từ Liêm

Để góp phần vào việc xây dựng và hồn thiện đội ngũ cán bộ, cơng chức có phẩm chất tốt, có năng lực phù hợp với trình độ chun mơn nhằm đưa hoạt động ban hành VBHC của các cơ quan nhà nước ở địa phương, nhất là UBND quậnmột cách thống nhất, hiệu quả cần chú trọng một số vấn đề sau:

Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức những kiến thức về lý luận chính trị, về lãnh đạo, quản lý, về khoa học xã hội, nhân văn và những kiến thức chuyên môn phù hợp với công việc được giao. Đây là điều kiện quan trọng, quyết định đến khả năng phân tích, luận giải những vấn đề thực tiễn từ những chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, các chính sách của cơ quan nhà nước cấp trên. Trên cơ sở đó vận dụng sáng tạo vào

thực tiễn của đơn vị, vào lĩnh vực mà cá nhân đang được phân công phụ trách. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng giúp cán bộ có khả năng phân tích, xử lý các tình huống, hình thành phương pháp nhận thức khoa học và giải quyết các vấn đề nhanh, nhạy, đạt hiệu quả cao nhất.

Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là kiến thức về pháp luật, về QLNN một cách cơ bản, có hệ thống cho

đội ngũ cán bộ, công chức của UBND quận theo chức danh tương ứng phù

hợp với nội dung, yêu cầu công việc đảm nhiệm.

Đối với cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng CBCC làm công tác soạn thảo và quản lý VB: cần phải xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng, cử cán bộ đi đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ công tác VB với những hình thức phong phú, hiệu quả, tiết kiệm nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động soạn thảo và quản lý VB của cơ quan, đơn vị mình.

CBCC làm cơng tác ban hành VBHC cần được đào tạo, bồi dưỡng để cập nhật liên tục những quy định mới nhất về công tác ban hành, quản lý VB của các cơ quan nhà nước cấp trên, tuân thủ các nguyên tắc, quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, khơng ngừng tăng cường trách nhiệm của CBCC nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế trong cơng tác của mình.

Để nâng cao trình độ cho cán bộ làm cơng tác ban hành văn bản, mỗi năm có thể đưa cán bộ, công chức đi bồi dưỡng, nâng cao năng lực ban hành văn bản ở một số đơn vị có chuyên môn cao về công tác này như trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Học viện Hành chính Quốc gia…; thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ năng soạn thảo văn bản để cập nhật thông tin cho hoạt độngvăn bản tại UBND quận.

Cần có kế hoạch xây dựng hệ thống tiêu chuẩn hóa đội ngũ CBCC về độ tuổi, trình độ văn hóa, trình độ chính trị, QLNN, năng lực chun mơn,

đạo đức, uy tín. Trên cơ sở đó, lựa chọn đội ngũ cán bộ có đầy đủ năng lực đảm đương chức năng, nhiệm vụ được giao.

Xây dựng chiến lược đào tạo cán bộ chính quyền UBND quận phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng, từng địa phương. Đặc biệt, cần quan tâm hơn nữa tới việc tạo nguồn cán bộ tại chỗ cho địa phương. Tiếp tục trẻ hóa và đẩy mạnh tiêu chuẩn hóa cán bộ pháp lý, hạn chế tối đa việc sử dụng cán bộ hưu trí, mất sức tham gia các vị trí lãnh đạo chủ chốt ở chính quyền UBND quận. UBND quận cần tiến hành đánh giá khả năng, trình độ của đội ngũ cán bộ tư pháp để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu hoạt động của UBND quận đồng thời bổ sung cán bộ có trình độ, hiểu biết pháp luật và nghiệp vụ thẩm định VB để từng bước hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động ban hành văn bản của UBND quận.

Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức

UBND quận theo hướng kết hợp lý luận gắn với thực tiễn công tác VBHC,

tăng cường bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn cho từng loại cán bộ, công chức theo hướng thiết thực, hiệu quả, chất lượng. Xây dựng các tình huống giả định có thể xảy ra trong thực tế để các học viên thảo luận vấn đề, tìm ra hướng giải quyết, sau đó thu thập, tổng hợp thơng tin và xây dựng thành VB đúng thẩm quyền, nội dung và hình thức theo quy định.

Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn nghiệp vụ cán bộ, công chức và tập trung theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu; mỗi chức danh, mỗi vị trí việc làm được bồi dưỡng những kiến thức và kỹ năng phù hợp, thiết thực với công việc đang đảm nhận, các chương trình cụ thể như: kỹ năng nghiệp vụ cho cơng chức, cải cách hành chính, văn thư lưu trữ, thực hành văn bản; ứng dụng công nghệ thơng tin; xử lý tình huống... Tiếp tục đổi mới và áp dụng các phương pháp truyền đạt kiến thức theo từng đối tượng đào tạo, bồi dưỡng như: thuyết trình, làm việc theo nhóm, nghiên

cứu tình huống, thảo luận, đóng vai... Hình thức đào tạo, bồi dưỡng kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, chia tổ nhóm thảo luận, làm bài tập tình huống; minh họa quy trình, thao tác thực thi nhiệm vụ bằng hình ảnh trình chiếu, hướng dẫn nghiệp vụ theo hình thức “cầm tay, chỉ việc”.

Như vậy, việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức khơng chỉ góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp mà cịn có tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của địa phương. Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng qua trường lớp, việc đào tạo cán bộ, công chức qua hoạt động thực tiễn cũng cần được quan tâm thực hiện liên tục trong q trình sử dụng cán bộ, cơng chức làm công tác soạn thảo VB.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân quận nam từ liêm thành phố hà nội (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)