Nâng cao phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện cơ jút, tỉnh đăk nông (Trang 92 - 94)

7. Kết cấu của đề tài

3.2.1. Nâng cao phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức

Trong xu thế hội nhập và phát triển sâu rộng hiện nay, bên cạnh những mặt tích cực của “thế giới phẳng” thì có những mặt trái của cơ chế thị trường đang ngày một len lỏi, thẩm thấu sâu vào đời sống xã hội, đó là lối sống hưởng thụ, chạy theo đồng tiền bất chấp danh dự

82

và đạo đức đã trở thành một nguy cơ lớn trong xã hội, trong chế độ ta như Hội nghị Trung ương 4 khóa XI đã đánh giá “Một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những

đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống v i những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục

bộ, tham nh ng, lãng phí, tùy tiện, vơ nguyên tắc” [25, tr.38]. Như đã phân tích thực trạng về

phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Cư Jút, cho ta thấy cần nâng cao phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức cho công chức chuyên môn, bởi đây là nguồn nhân sự chủ chốt của huyện trong tương lai.

Trước hết cần xây dựng chuẩn mực nhằm cụ thể hoá nguyên tắc đạo đức công vụ đối với công chức chuyên môn của UBND huyện. Trên cơ sở nghiên cứu và thực tiễn đặt ra, tác giả đề xuất 10 tiêu chuẩn cơ bản, gồm: Làm việc có kế hoạch (1); Tinh thần trách nhiệm (2); Chuyên tâm đối với công việc (3); Không ngừng học hỏi để nâng cao kiến thức chuyên môn (4); Độc lập, tự chủ và có tinh thần hợp tác trong cơng việc (5); Ý thức kỷ luật (6); Tác phong công nghiệp (7); Biết cách giao tiếp và ứng xử (8); Trang phục phù hợp (9); Thư giãn hợp lý (10). Trong đó, một cơng chức có được tính chun nghiệp trong thực thi cơng vụ cần phải hiểu rõ và đảm bảo 03 yếu tố: trách nhiệm, đạo đức và phong cách công vụ.

Thứ hai, để hạn chế những mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động đến đạo đức cơng chức cần có nền tảng đạo đức cơng chức vững chắc. Nền tảng này cần phải được xây dựng dựa trên một hệ thống pháp luật cần thiết để bảo đảm cho các chuẩn mực đạo đức được thi hành trong cơng vụ và tiêu chí về đánh giá cơng chức mang tính truyền thống như trung thực, thẳng thắn, khơng vụ lợi: cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư. Đối với cơng chức trẻ, để có được đạo đức công vụ trong thực thi công vụ, cần thực hiện tốt quy định của Luật Cán bộ, công chức và thấm nhuần tư tưởng của Bác Hồ, đó là: Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là khiêm tốn, đoàn kết, thực hành chủ nghĩa tập thể, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, người tiên tiến thì giúp đỡ người kém, người kém phải cố gắng để tiến lên, ra sức cần kiệm xây dựng nước nhà. Phải nghiêm khắc chống chủ nghĩa cá nhân như tự tư tự lợi, tự

83

kiêu, tự mãn, chỉ tham việc gì có danh tiếng, xem khinh những cơng việc bình thường. Phải chống tham ơ, lãng phí. Phải cố gắng học hỏi để khơng ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hóa và kỹ thuật để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Thứ ba, xây dựng và thực thi tốt phong cách công vụ. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, vấn đề phong cách công vụ được Người rất coi trọng. Năm 1927, trong tác phẩm Đường Kách mệnh, lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra những yêu cầu cơ bản về phong cách công tác của người cán bộ cách mạng. Đó là các vấn đề, như: "hay hỏi"; "nhẫn nại” (chịu khó); "hay nghiên cứu, xem xét"; "nói thì phải làm"; "có lịng bày vẽ cho người"; "quyết đốn"; "phục tùng đồn thể"; “xem xét hồn cảnh kỹ càng”... Trên cơ sở đó, chúng ta cần xây dựng phong cách công vụ bao gồm phong cách dân chủ, phong cách khoa học và phong cách ứng xử của công chức chuyên môn. Nội dung chủ yếu của phong cách dân chủ là sâu sát, gần gũi, lắng nghe, tôn trọng quần chúng, học hỏi quần chúng, chú trọng làm gương...); phong cách làm việc tập thể dân chủ (tôn trọng tập thể, tranh thủ, phát huy ý kiến, sáng tạo của nhiều người, khơng áp đặt, độc đốn chun quyền...); phong cách làm việc khoa học (đi sâu đi sát thực tế, điều tra, nghiên cứu kỹ càng; có mục đích, chương trình, kế hoạch rõ ràng; tồn diện và cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm; thường xuyên giám sát và kiểm tra; tổng kết thực tiễn, rút bài học thực tiễn...); phong cách ửng xử của công chức: Trong giao tiếp ở công sở, cán bộ, cơng chức phải có thái độ lịch sự, tơn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc. Khi thi hành công vụ, công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức; tác phong lịch sự; uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp. Công chức phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện cơ jút, tỉnh đăk nông (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)