NHỮNG HÌNH ẢNH BỤT DÙNG ĐỂ TƯỢNG TRƯNG CHO BẢN CHẤT CỦA DỤC LẠC

Một phần của tài liệu Hanh-Phuc-Mong-Va-Thuc-HT-Nhat-Hanh (Trang 54 - 57)

CHẤT CỦA DỤC LẠC

Ái dục, trƣớc hết đƣợc ví nhƣ một khúc xương trần. Xƣơng trần tiếng Anh là “bare bone”, tức là một khúc xƣơng không còn một chút thịt nào hết. Khi ta quăng một miếng xƣơng trần cho con chó thì nó rất thích. Nó tranh với những con chó khác để chiếm cho đƣợc miếng xƣong ấy mà gặm. Nhƣng con chó không bao giờ thỏa mãn đƣợc sự thèm khát của nó cả. Một miếng xƣơng trần không thể làm thỏa mãn cơn đói của một một con chó. Ái dục đối với ta cũng vậy. Ta nghĩ rằng có đƣợc đối tƣợng của ái dục, ôm lấy đối tƣợng ấy ta sẽ đƣợc thỏa mãn sự thèm khát của ta và ta sẽ có hạnh phúc. Nhưng đó là một ý niệm về hạnh phúc cần được quán chiếu. Nếu một miếng xƣơng trần không thể nào làm no một con chó, thì đối tƣợng của ái dục không bao giờ làm thỏa mãn cái khát khao của một con ngƣời. Càng theo ái dục, ta càng bị phiền não đốt cháy. Phiền não ở đây là sự không được thỏa mãn. “Kiều Thu này Tố em ơi, ta đang lửa đốt tơi bời mái tây”, ta bị lửa đốt là vì ta không đƣợc thỏa mãn cái tƣởng của ta!

Hình ảnh khúc xƣơng trần là hình ảnh đầu tiên mà Bụt đƣa ra để nói về bản chất của dục. Con chó có biết rằng khúc xƣơng đó chỉ là một miếng xƣơng trần hay không? Con chó có biết khúc xƣơng đó không bao giờ có thể làm cho nó hết đói hay không? Có thể là nó biết, nhƣng biết thì biết, nó vẫn chạy theo miếng xƣơng trần và gặm miếng xƣơng trần nhƣ thƣờng. Gặm một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày mà cứ gặm hoài. Ngƣời ta biết điều đó cho nên họ mới làm ra những khúc xƣơng trần bằng một hợp chất plastic. Nhìn con chó gặm khúc xƣơng trần, ta phải nhìn lại bản thân của mình. Ta cũng có cái khuynh hƣớng ấy, chạy theo khúc xƣơng trần, gặm ngày qua ngày khác, và không bao giờ ta thấy cơn thèm khát của ta đƣợc thỏa mãn cả. Chúng sanh đi theo những tri giác của mình về ái dục, và nƣơng náu vào trong những ý niệm, những tri giác của ái dục đó, mà không biết đƣợc bản chất của ái dục cho nên chúng sinh trở thành công cụ của thần chết, đi vào trong tử lộ. Thật không có gì rõ ràng hơn!

Hình ảnh thứ hai mà Bụt đƣa ra là một miếng thịt sống. Ái dục là miếng thịt sống. Có một con chim bay ngang qua tiệm bán thịt, đớp miếng thịt sống và bay lên trên không. Nó tƣởng sẽ đƣợc ăn miếng thịt đó, không ngờ từ đằng xa có con chim lớn hơn bay tới. Chuyện này xảy ra ở Ấn Độ rất thƣờng, vì ở Ấn Độ có rất nhiều kên kên. Khi một con chim nhỏ đang ngậm miếng thịt mà thấy một con chim lớn bay tới, nếu muốn đƣợc an thân, muốn khỏi bị con chim kia

mổ chết, nó phải nhả miếng thịt ra lập tức. Nếu không miếng thịt không còn mà nó cũng chƣa chắc đƣợc yên thân. Đó là những tai nạn của vật dục, của ái dục, gọi là quá hoạn.

Hình ảnh thứ ba của Bụt đƣa ra là một bó đuốc rơm. Ngƣời cầm bó đuốc rơm đi ngƣợc gió thế nào tay ngƣời đó cũng bị đốt cháy. Bó đuốc rơm cầm ngƣợc gió là tƣợng trƣng cho những tai nạn của ái dục. Chui vào cái bẫy của ngũ dục, thế nào ta cũng bị đốt cháy.

Hình ảnh thứ tƣ mà Bụt đƣa ra là hố than hồng. Ở Ấn Độ, ngày xƣa những ngƣời bị phong hủi không đƣợc sống chung với làng xóm. Họ phải rủ nhau vào trong rừng để sống, vì vậy có những cộng đồng riêng của ngƣời cùi. Đôi khi họ phải sống trong những cái hang. Ngày nay ở Việt Nam cũng có những trại cùi, trong đó ngƣời bệnh không có nhà để ở. Làng Mai chúng ta có những chƣơng trình để giúp cho cộng đồng ngƣời cùi nhƣ vậy. Thầy Chân Phƣơng ở Việt Nam đã từng thay thế chúng ta đi thăm và làm nhà cho những ngƣời cùi ở. Những ngƣời bị bệnh cùi đau khổ rất nhiều vì sự ngứa ngáy. Ngày xƣa họ đào những cái hố, chặt cành cây quăng xuống, đốt thành một hố lửa than, để những khi ngứa quá họ tới gần hơ tay, hơ chân cho thật nóng và gãi cho đã ngứa. Đối với những ngƣời không bị bệnh cùi, tới gần cái hố lửa than nhƣ vậy là một cực hình vì nóng bức chịu không nổi. Tuy nhiên với ngƣời cùi thì tới gần cái hố than nóng bức là một sự khoái lạc. Bụt nói cái khoái lạc của dục vọng cũng giống nhƣ thứ khoái lạc của những ngƣời cùi đang đƣa tay chân hơ trên lửa nóng. Với những ngƣời khỏe mạnh, đó là một một khổ thọ, chỉ có những ngƣời bị bệnh mới cho đó là hạnh phúc mà thôi. Vì vậy cho nên hạnh phúc tìm thấy trong dục lạc là thứ hạnh phúc có bản chất của đau khổ. Ngƣời có tu học thấy điều đó rất rõ, nhƣng ngƣời không tu thì không thấy đƣợc sự thật đó.

Hình ảnh thứ năm của Bụt đƣa ra là một con rắn đôc. Khi ta bị rắn độc cắn cái nọc độc ấy đi vào trong cơ thể làm cho ta mê man, đau đớn. Ái dục cũng tƣơng tự nhƣ vậy. Khi ôm lấy cái ái dục trong ngƣời, ta sẽ bị ái dục làm cho khổ đau cùng cực, giống nhƣ khi bị nọc rắn độc chạy vào ngƣời.

Hình ảnh thứ bảy là của vay mượn. Của vay mƣợn không phải là của ta, không bao giờ nó thuộc về ta cả. Cũng nhƣ vậy, đối tƣợng của ái dục không phải là của ta, nó không thuộc về ta. Ai nghĩ rằng những đối tƣợng của ái dục thuộc về mình là ngƣời đó đang nhận lầm của mà mình vay mượn là của mình.

Hình ảnh cuối cùng mà Bụt dùng là cây sây trái. Cây sây trái dễ bị ngƣời ta tới leo trèo, phá phách, làm cho tan nát. Cũng vậy, khi có trong tay những yếu tố của tài, sắc, danh, thực, thụy ta sẽ bị ngƣời tới cƣớp. Họ sẽ đánh, sẽ phá làm cho ta thất điên bát đảo, cho đến khi ta không còn gì trong tay họ mới chịu.

Đó là những tai nạn của ái dục. Trong kinh, những hình ảnh này đƣợc lập đi lập lại rất nhiều để nói về những quá hoạn của năm thứ dục lạc.

Cách đây chừng năm sáu năm, trong một khóa tu cho ngƣời Pháp tại Paris, có một cô sinh viên Pháp nói: “Bạch Thầy, con biết rất rõ ngũ dục là quá hoạn. Chúng con thƣờng tổ chức những buổi khiêu vũ riêng cho ngƣời trẻ, trong đó nhạc mở lớn, tiếng reo hò và cƣời đùa rất lớn. Chúng con tìm cách chôn vùi những niềm đau, nỗi khổ của chúng con dƣới âm thanh rộn rã, trong những tiếng cƣời đùa suốt sáng thâu đêm. Nhƣng chúng con biết rằng trong chiều sâu của tâm thức, chúng con có rất nhiều đau khổ. Có những lúc đang khiêu vũ, tự nhiên con đứng khựng lại và thấy ràng âm nhạc ấy, những bƣớc nhảy ấy, tiếng ca hát, tiếng cƣời đùa ấy chi là một lớp màn rất mỏng, không đủ để che dấu những niềm đau nổi khổ đầy ắp trong chúng con. Những niềm đau nỗi khổ đó đang tìm cách chọc thủng bức màn để chui ra”.

Vì vậy, trên phƣơng diện tiêu cực, Bụt đã dạy rằng “Trong cái vui phi thời của ái dục, vị ngọt rất ít mà chất cay đắng rất nhiều, cái lợi rất bé mà tai họ rất lớn”. Trên phƣơng diện tích cực, Bụt cũng giải thích về hạnh phúc chân thật. Hạnh phúc ở đây không khải là một sự hứa hẹn mơ hồ nơi tƣơng lai. Ngƣời không học đạo đã buông lời phê bình rất cạn cợt. Họ nói đạo Bụt không thực tế, đạo Bụt đi tìm cái hạnh phúc ở đâu xa vời. Niết Bàn là một cái gì viễn vông, xa xôi và mơ hồ. Họ nói giống cô thiên nữ đã nói với Thầy Samiddhi. Trong khi đó thì không có một nền giáo lý thực tiễn cho bằng đạo Bụt, không có một vị giáo chủ nào khuyên chúng ta nên mở hai mắt thật lớn để tiếp xúc với những gì đang ở ngay trƣớc mặt chúng ta, và phải thấy đƣợc rất rõ rằng ái dục là ái dục, phải thấy đƣợc rất rõ rằng khúc xƣơng trần chỉ là khúc xƣơng trần, hố lửa cháy hừng chỉ là một hố lửa cháy hừng, con rắn độc chỉ là con rắn độc. Không có giáo thuyết nào, không có nền triết học nào thực tế cho bằng Đạo Bụt, vì Bụt bảo chúng ta phải mở rộng hai con mắt để nhận thức sự vật nhƣ tự tánh của thực tại để thấy rõ đƣợc bản chất chân thực của từng uẩn. Phải thấy vô thƣờng là vô thƣờng, phải thấy vô ngã là vô ngã, phải thấy hiểm nguy là hiểm nguy, thì tại sao lại có thể nói rằng Đạo Bụt đi tìm một thứ hạnh phúc trong tƣơng lai, mơ hồ, không thực tế?

Sau khi nói xong bài kệ, Bụt hỏi vị thiên giả “Con có hiểu bài kệ ấy không? nếu không thì cứ nói”. Vị thiên giả thƣa “con chƣa hiểu, bạch Đức Thế Tôn, con chƣa hiểu bạch Đức Thiện Thệ”. Thiện Thệ tiếng Phạn là Sugata, nghĩa là ngƣời đã khéo kéo bƣớc qua, ngƣời đã khéo léo bƣớc tới. Bụt đọc cho vị thiên giả một bài kệ thứ hai để giúp cho vị thiên giả có thể hiểu đƣợc bài kệ thứ nhất. “Biết bản chất của dục, sẽ không sinh dục tâm, dục không dục tưởng không, không ai xúi được mình”. Một khi đã thấy đƣợc bản chất của dục rồi thì dục tƣởng sẽ không còn phát sinh. Lúc đó dục cũng không mà dục tƣởng cũng

không. Nhờ vậy không một ngƣời nào có thể xúi đƣợc mình đi trở về con đƣờng của đoạn trƣờng, con đƣờng của thần chết. Trong Tạp A Hàm, bài kệ này là:

Nhược tri sở ái giả, Bất ư bỉ thử ái, Bỉ thử vô sở hữu,

Tha nhân mạc năng thuyết”.

“Nhược tri sở ái giả”, nghĩa là nếu ta biết đƣợc cái bản chất của sở ái, của ái dục, thì “Bất ư bỉ thử ái” đối với với cái ái dục đó, mình sẽ không sinh ra ái tƣởng nữa. Nhƣ vậy, nếu ta biết đƣợc bản chất đối tƣợng của tham dục rồi thì không vì cái dục tƣởng kia mà sanh tâm tham ái nữa. “Bỉ thử vô sỡ hữu”. Bỉ thử là cả hai cái (ái và ái tưởng), nghĩa là cả hai cái đều không còn nữa. “Tha nhân mạc năng thuyết”, nghĩa là kẻ kia không thể nào còn nói đƣợc gì nữa. Kẻ kia có nói gì đi nữa, chúng ta cũng không bị lung lay. “Kẻ kia” ở đây có nghĩa là trong xã hội, chúng ta thƣờng có một ý niệm về hạnh phúc có tính cách cộng đồng. Ai cũng nghĩ rằng phải có cái đó mới có hạnh phúc, vì vậy mà chúng ta chạy theo cái đó, không suy nghĩ. Điều này cũng là một đối tượng quán chiếu rất quan trọng của thiền quán.

---o0o---

Một phần của tài liệu Hanh-Phuc-Mong-Va-Thuc-HT-Nhat-Hanh (Trang 54 - 57)