TIẾP XÖC VỚI HIỆN TẠI LÀ TIẾP XÖC VỚI HẠNH PHÖC

Một phần của tài liệu Hanh-Phuc-Mong-Va-Thuc-HT-Nhat-Hanh (Trang 85 - 87)

Ngày xƣa lúc Bụt sắp nhập diệt, thầy A Nan rất đau buồn. Thấy vắng thầy A Nan nên Bụt hỏi, các thầy mới bạch cho Bụt biết thầy A Nan đang đứng khóc ở sau một gốc cây. Bụt liền kêu thầy A Nan đến và an ủi rằng: “Nếu chƣ Bụt quá khứ có những thị giả giỏi, thì họ cũng chỉ giỏi bằng thầy A Nan mà thôi”. Thầy A Nan lo cho Bụt hết lòng. Kinh Du Hành và Kinh Niết Bàn có ghi lại những câu Bụt khen thầy. Tuy nhiên, trong những kinh khác, ta thấy thỉnh thoảng thầy A Nan cũng đƣợc Bụt nhắc nhở là đừng có lo chuyện thị giả quá mà quên những điều mầu nhiệm đang xảy ra chung quanh mình. Dƣới mắt của ngƣời thị giả thì chỉ có Thầy thôi, còn tất cả những chuyện khác đều nhƣ không có. Nhƣ vậy chƣa phải là thị giả giỏi. Bằng chứng là Bụt thƣờng nhắc thầy A Nan nhìn và sống với những cái mầu nhiệm đang xảy ra trong giây phút hiện tại. Trong kinh có rất nhiều câu nhắc nhở của Bụt:

- Này thầy A Nan, thầy có thấy những thửa ruộng trải dài dƣới chân đồi, những cánh đồng lúa chín vàng, trải tận chân trời, đẹp mầu nhiệm nhƣ thế nào không?

- Đẹp lắm, đẹp lắm, thƣa Đức Thế Tôn.

Nếu Bụt không nhắc thì thầy đâu có thấy! Rồi Bụt lại nói:

- Cái áo Tăng Già Lê của các thầy nếu may theo kiểu của những đám ruộng này thì chắc đẹp lắm.

- Dạ để về con bàn với mấy sƣ huynh, chế cách may áo Tăng Già Lê theo mô thức của những đám ruộng đó.

Có lúc Bụt lại hỏi:

- Thầy A Nan thầy có thấy núi Linh Thứu đẹp không? - Bạch Đức Thế Tôn đẹp lắm!

Đến năm thầy trò an cƣ lần cuối ở thành phố Vaisali, Bụt nói: - Thành phố Vaisali đẹp quá hả thầy A Nan?

- Dạ bạch Đức Thế Tôn đẹp lắm. - Cái đền này đẹp không?

- Dạ đẹp lắm.

- Cái đền kia cũng đẹp phải không? - Da bạch Đức Thế Tôn cũng đẹp lắm.

Khi tới vùng có suối nƣớc nóng, Bụt cũng khen và thầy A Nan cũng nhớ những vùng có suối nƣớc nóng là rất đẹp. Đức Thế Tôn luôn luôn nhắc nhở nhƣ vậy vì Ngài thấy thầy A Nan mải lo cho Bụt mà quên hái những bông hoa tƣơi thắm trong đời sống hàng ngày.

Tại Làng Mai những vị đã từng làm thị giả cho thầy, chắc đã thấy thầy học đƣợc rất kỹ bài học này của Bụt. Khi nào thầy thấy ngôi sao mai lấp lánh trên nền trời thì thầy nói “Con! Con có thấy ngôi sao mai lấp lánh kia không?” Hay “Con có thấy hoàng hôn rực rỡ hay không?” và luôn luôn thầy nhắc nhƣ vậy. Đó là một sự thực tập. Ta phải sống nhƣ thế nào để những hạt giống của hạnh phúc đƣợc tƣới tẩm trong ta. Khi đƣợc tiếp xúc với hạnh phúc mà ta có khả năng tiếp nhận đƣợc hạnh phúc thì ta mới có thể giúp đƣợc sƣ em, sƣ chị, sƣ anh và sau này, học trò của ta. Cái đó gọi là “La culture de là joie”, “La culture du bonheur”, tu tập hạnh phúc, tu tập niềm vui, tu tập thƣơng yêu.

Mình chỉ có thể làm đƣợc những điều đó khi mình có cái năng lƣợng gọi là chánh niệm. Nếu không có chánh niệm thì làm sao thấy đƣợc núi Linh Thứu đẹp? làm sao thấy đƣợc trời mƣa là đẹp? làm sao nhận ra mƣa là một phần phải có của quê hƣơng đích thực của ta, và làm sao thấy chính ta đang ở trong quê hƣơng đích thực, không cần phải đi tìm ở đâu cả? Thở vào tôi biết là trời đang mƣa, thở ra tôi mỉm cƣời với mƣa, thở vào tôi biết mƣa là một phần phải có của quê hƣơng đích thực của tôi, thở ra tôi mỉm cƣời với quê hƣơng của tôi hiện đang có mặt.

Cái thiên đƣờng mình nghĩ rằng đã mất, ai sẽ giúp mình khôi phục đƣợc nó? Chánh niệm! Chánh niệm có thể giúp khôi phục lại cái quê hƣơng mình đã đánh mất. Muốn phát ra cái năng lƣợng chánh niêm đó, chúng ta cần có một bầu không khí, một môi trƣờng để tu tập cùng với tăng thân.

Một phần của tài liệu Hanh-Phuc-Mong-Va-Thuc-HT-Nhat-Hanh (Trang 85 - 87)