HẠNH PHÖC VÀ KHỔ ĐAU CÓ TÍNH CHẤT TƯƠNG TỨC

Một phần của tài liệu Hanh-Phuc-Mong-Va-Thuc-HT-Nhat-Hanh (Trang 109 - 111)

Theo cách suy nghĩ thông thƣờng ở đời thì hạnh phúc là những điều không phải là khổ đau. Hạnh phúc là hạnh phúc, khổ đau là khổ đau, hai sự kiện hoàn toàn trái ngƣợc nhau. Đó là khuynh hƣớng lập luận của tâm tƣ ta. Nhƣng theo nguyên tắc tƣơng tức của Bụt dạy thì hạnh phúc và khổ đau có liên hệ mật thiết. Hạnh phúc làm bằng chất liệu của khổ đau, và khổ đau cũng làm bằng chất liệu của hạnh phúc. Giống nhƣ rác làm ra hoa (ủ rác làm phân bón cho cây nở hoa) và hoa nếu để lâu ngày sẽ biến thành rác. Hạnh phúc cũng vô thƣờng, mà khổ đau cũng vô thƣờng. Vì khổ đau vô thƣờng cho nên khổ đau có thể trở thành hạnh phúc, và hạnh phúc cũng vô thƣờng nên có có thể thành khổ đau. Đó là cái nhìn tƣơng tức trong đạo Bụt mà chúng ta phải nhớ. Vì vậy khi ta vạch ra một giới tuyến để chia hạnh phúc và khổ đau làm hai thực thể riêng biệt, là chúng ta đã tạo ra một lầm lẫn căn bản. Vì giới hạn của ngôn ngữ cho nên chúng ta phải diễn tả nhƣ thế. Tuy nhiên nếu thấy đƣợc rằng hạnh phúc đƣợc làm bằng những yếu tố của khổ đau thì dầu cho gạch ra đƣờng phân biệt này, ta cũng không bị kẹt vào sự phân biệt đó. Ta nên biết rằng nếu chƣa từng khổ đau (chuyện này chắc chƣa xảy ra!) thì chúng ta chƣa có cơ hội biết đƣợc thế nào là hạnh phúc. Khi có khổ đau mà biết quán chiếu thì chúng ta có thể tạo đƣợc hạnh phúc bằng những chất liệu của khổ đau đó. Trong Kinh Bao Tích, Bụt có dạy rằng những chất liệu nhƣ là rác rến, phân ngƣời, phân thú, nếu biết dùng để chăm bón ruộng nho, ruộng mía, thì những chất liệu đó sẽ làm cho ruộng nho, ruộng mía tốt tƣơi hơn, Các vị Bồ Tát cũng vậy, họ biết sử dụng những chất liệu đau khổ của họ để làm ra hạnh phúc cho họ và cho muôn loài. Nhƣ vậy giáo lý về rác, về hoa là đã có sẵn trong kinh, không phải chúng ta mới đặt ra sau này.

Nhƣ vậy nếu đã từng khổ đau thì với những chất liệu khổ đau trong ngƣời, ta có thể tu tập để biến chúng thành những chất liệu của hạnh phúc, những năng lƣợng tích cực của cuộc sống. Còn nếu hiện tại đang có hạnh phúc mà ta không biết bảo trì, ta dẫm lên hạnh phúc mà đi trong đời sống hàng ngày, thì nó sẽ biến thành khổ đau! Vì vậy cho nên ta có thể nói rằng hạnh phúc và khổ đau là hai hiện tƣợng có tính cách tƣơng tức (inte-rêtre, inter-being), cái này chứa cái kia, Tính cách tƣơng tức này thể hiện trong mọi ý niệm, mọi thực tại của cuộc sống hàng ngày.

Trong Kinh Samiddhi Bụt có nói tới ngũ dục, tức là năm ý niệm về hạnh phúc nhƣ là phải có thật nhiều tiền, phải có danh vọng cao ... Nhiều ngƣời trong chúng ta bị kẹt và những ý niệm đó. Làm sao để có cái này, làm sao để có cái

kia, nếu không có cái này cái kia thì hạnh phúc không thể có đƣợc. Hầu hết chúng ta đều chạy theo những đối tƣợng nhƣ vậy. Chúng chỉ là bóng dáng của hạnh phúc, là ý niệm về hạnh phúc mà không phải là hạnh phúc chân thật. Ý niệm đó có thể là đanh, là lợi, là tài, là sắc. Ý niệm đó cũng có thể là một thiên đƣờng hay một đời sống sung túc, giàu có. Tất cả những ý niệm đó Bụt gọi là những cái bẫy sập.

Ngay đầu khóa tu chúng ta có học một bài kinh đề cập đến sự tự do, sự thoát khỏi những bẫy sập của các vị khất sĩ. Họ là những ngƣời tự do, không bị ràng buộc vào bất cứ một điều gì, một vật gì. Họ nhƣ những con nai thoát khỏi những bẫy sập, đang chạy nhảy khắp bốn phƣơng. Muốn đi thành Xá Vệ thì đi, muốn đi thành Ca Tì La thì đi, muốn đi thành Ba Tƣ Nại thì đi, muốn đi thành Vƣơng Xá thì đi, muốn đi thành Tì Xá Li thì đi, không bị ràng buộc vào dù một khu rừng hay một gốc cây. Đó là cách diễn tả sự tự do của các vị khất sĩ đối với các bẫy sập của danh, của lợi, của sắc dục, của thức ăn ngon, của giƣờng cao chiếu sạch.

Hôm ở Moscow, tôi có giảng một bài về ý niệm hạnh phúc. Tôi nói rằng 73 năm về trƣớc, quí vị đã có một ý niệm về hạnh phúc, quí vị muốn xây dựng một thiên đƣờng căn cứ trên chủ thuyết Mác Lê Nin. Quí vị đã phải đau khổ suốt cả 73 năm trời vì cái ý niệm về hạnh phúc đó của quí vị. Bây giờ những vết thƣơng đã ăn sâu vào trong con ngƣời quí vị và trong con cháu của quí vị. Sự sợ hãi, nghi ngờ, căm thù, khổ đau đã in đậm dấu trong cả một dân tộc. Quí vị sẽ phải tu tập nhiều năm, nhiều chục năm mới có thể gột sạch đƣợc những vết thƣơng của 73 năm Xã Hội Chủ Nghĩa đó. Ngày nay quí vị lại hình thành một ý niệm khác là ý niệm về Tƣ Bản. Chán ý niệm Cộng Sản, bây giờ mình mong ƣớc một thiên đƣờng Tƣ Ban. Quí vị hãy cẩn trọng, ý niệm Tƣ Bản cũng nguy hiểm nhƣ ý niệm Cộng Sản. Chúng ta không nên sống với ý niệm, chúng ta phải tiếp xúc với sự thật. Tôi đến đây không phải để trao cho quí vị một ít ý niệm về đạo Bụt. Tại vì ý niệm về Phật Giáo cũng có thể nguy hiểm nhƣ niệm về Tƣ Bản hay ý niệm về Cộng Sản. Nói nhƣ vậy có nghĩa là nếu quí cị có một ý niệm về Phật Giáo, quí vị có thể bị kẹt trong ý niệm đó, và quí vị có thể đau khổ suốt đời. Phật Giáo không phải là một ý niệm. Trong ba ngày vừa qua tôi đã dạy cho quí vị tiếp xúc với cái năng lƣợng có sẵn trong quí vị, năng lƣợng chánh niệm. Năng lƣợng đó có thể che chở, soi sáng, chỉ đƣờng cho quí vị, có thể chữa trị những vết thƣơng trong lòng quí vị. Năng lƣợng chánh niệm đó không phải là một ý niệm, không phải là một cái tƣởng, mà là một thực tại, và trong ba ngày tu học vừa qua quí vị đã thực tập tiếp xúc trực tiếp với cái năng lƣợng đó. Vì vậy quí vị đừng nói rằng thầy Nhất Hạnh tới đây để hiến cho chúng ta những ý niệm rất là mầu nhiệm về chánh niệm! Nếu thấy đƣợc sự thật thì quí vị nói rằng thầy Nhất Hạnh tới đây giúp chúng ta gạt bỏ, thoát ly khỏi tất cả mọi ý niệm, trong đó có ý niệm về chánh niệm, và ý niệm về Phật Giáo.

Trong mƣời bốn giới Tiếp Hiện, giới đầu có liên hệ tới vấn đề ý niệm. Thƣờng chúng ta khổ đau là chỉ vì ý niệm. Chúng ta có một ý niệm về hạnh phúc, chúng ta bị kẹt vào ý niệm đó, và chúng ta khổ cả một đời. Trong khi hạnh phúc có thể có thật, bây giờ và ở đây, mà chúng ta không biết cách để sống cho sung sƣớng. Có hạnh phúc trong tay mà ta vẫn đi tìm nó, là tại chúng ta kẹt vào ý niệm. Cho nên muốn có hạnh phúc đích thực, trƣớc hết phải bỏ cái ý niệm về hạnh phúc đi. Nếu một sƣ cô, sƣ chú, hay một sƣ anh, sƣ chị trong chúng, nghĩ rằng mình không có hạnh phúc là tại vì mình chƣa có cái này, cái kia, tại vì điều này không nhƣ ý mình, thì đó là những ý niệm, mà ý niệm thì có thể rất sai lầm. Sở dĩ mình đau khổ, đêm ngày là tại mình kẹt vào chính những ý niệm của mình về hạnh phúc. Nếu mình tháo bỏ những ý niệm của mình về cái này, cái kia, về ngƣời này, ngƣời kia, về những điều kiện về hạnh phúc của mình, thì tự nhiên hạnh phúc là một cái gì có thể xảy ra đƣợc ngay trong giây phút hiện tại. Đây không phải là chuyện lý thuyết. Vì vậy Kinh Kim Cƣơng và nhiều Kinh khác của đạo Bụt đều nhắm tới việc giúp chúng ta phá trừ những ý niệm, phá trừ những cái tƣởng, những “notions”. Đó là phần tinh túy nhất của đạo Bụt. Đối với giáo lý của Bụt nhƣ vô thƣờng, vô ngã, bản môn, tích môn, ta đừng tiếp nhận những những ý niệm, đừng bị kẹt vào ý niệm, phải phá tung những ý niệm đó đi vì những điều Bụt đƣa ra là ngón tay chỉ mặt trăng mà không phải là mặt trăng thực sự. Hễ bị kẹt vào ngón tay thì không thấy đƣợc chân nhƣ của mặt trăng. Ý niệm là nguồn gốc của mọi khổ đau, đó là điều mà tất cả chúng ta cần phải nhớ.

---o0o---

Một phần của tài liệu Hanh-Phuc-Mong-Va-Thuc-HT-Nhat-Hanh (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)