Giới bình dân mô tả những ngƣời không thể đi một cách thong thả, thảnh thơi bằng những câu rất hay nhƣ “chân đi không dính đất”, “chạy nhƣ chó đạp lửa”. “Đi mà chân không dính đất là đi mà không biết mình đi, là đi nhƣ ma đi, còn chó mà đạp phải lửa thì nó chạy cuống quít, vừa chạy vừa kêu la, tâm thần tán loạn!
Cái khả năng có thể tìm ra quê hƣơng, an trú trong quê hƣơng, hái đƣợc bông hồng trong quê hƣơng, nghe đƣợc tiếng mƣa trên quê hƣơng là một hạt giống tích cực. Cái tập khí trốn chạy, làm thân cùng tử là một loại năng lƣợng tiêu cực. Nhờ tu tập chánh niệm, mỗi khi hạt giống tiêu cực này phát hiện, ta nhận diện đƣợc nó, mỉm cƣời với nó và nói “biết rồi, ta biết ngƣơi rồi”. Ngay giây phút ta nhận thức đƣợc cái tập khí đó, thì nó không còn làm gì đƣợc ta nữa, tự nhiên ta an trú đƣợc liền trong chánh niệm. Có rất nhiều kinh đề cập đến việc ma vƣơng xuất hiện trong thời gian Bụt ngồi dƣới cội Bồ Đề, nhƣng mỗi lần ma vƣơng xuất hiện, Bụt biết là ma vƣơng và Ngài nói “Ta biết ngƣơi là ma vƣơng”, thì ma vƣơng vội vàng biến đi. Những bậc tu hành thâm hậu họ có khả năng ngồi yên, ngồi yên trong bất cứ hoàn cảnh nào. Hòa Thƣợng Thích Quảng Đức là một điển hình, Ngài đã ngồi yên trên tòa sen giữa đƣờng Phan Đình Hùng trong khi lửa bốc cháy, thiêu đốt nhục thân của Ngài. Đó là một hình ảnh
có thể dùng để cực tả cái khả năng an trú trong hiện tại của một con ngƣời. Vì vậy mà ta gọi Ngài là Bồ Tát Quảng Đức.
Kinh Samiddhi dạy ta những phƣơng pháp tu tập để tận hƣởng đƣợc nguồn hạnh phúc có ngay trong giây phút hiện tại. Kinh cũng dạy ta đừng chạy trốn, đừng lìa bỏ quê hƣơng mà ta đang có để đi tìm một quê hƣơng, một thiên đƣờng, một bóng dáng của hạnh phúc vốn chỉ là ảo mộng mà thôi. Ta có thể nghiên cứu Kinh Samiddhi rất sâu để tìm đƣợc giáo lý mầu nhiệm của Bụt tiềm tàng trong từng câu, từng chữ trong Kinh.
---o0o---