TĂNG THÂN ĐỒNG HOÀN CẢNH MỚI GIÖP TA THOÁT ĐƯỢC BẪY SẬP

Một phần của tài liệu Hanh-Phuc-Mong-Va-Thuc-HT-Nhat-Hanh (Trang 112 - 114)

kiện này, điều kiện nọ, thì hạnh phúc mới có thật. Cái ý niệm về hạnh phúc đó chính là cái ngục tù giam hãm mình. Bỏ ý niệm đi thì khung cửa tự do sẽ mở rộng và hạnh phúc thật sự sẽ hiển bày ngay trong giây phút hiện tại. Tự do có khi đƣợc gọi là thảnh thơi, và đó là một trong hai đặc tính căn bản của Niết Bàn (vững chải và thảnh thơi). Vững chải dịch ra tiếng Anh là Stability Solidity. Nếu trong ta không có hai yếu tố vững chải và thảnh thơi thì hạnh phúc không phải là hạnh phúc đích thực.

---o0o---

TĂNG THÂN ĐỒNG HOÀN CẢNH MỚI GIÖP TA THOÁT ĐƯỢC BẪY SẬP BẪY SẬP

Khi một con thú bị sập bẫy, nó vùng vẫy đủ cách nhƣng vẫn rất khó thoát, nó rất khổ sở và mất hết tự do. Với ngũ dục cũng vậy. Khi đã sa vào thì không khác nào bị sập bẫy, ta cũng vùng vẫy nhƣng rất khó thoát ra. Chẳng hạn nhƣ khi nghiện ma túy, nghiện rƣợu, nghiện sắc dục hay là nghiện tiền bạc. Có tiền không bao giờ thỏa mãn hết, có tiền ít thì muốn có tiền thêm, có nhiều rồi lại muốn có nhiều hơn nữa, giống nhƣ ngƣời khát nƣớc ngoài biển khơi, càng uống nƣớc biển thì càng khát thêm. Sắc dục cũng vậy mà danh lợi cũng vậy, rất dễ sợ, sa vào rồi thì rất khó thoát ra. Nhất là khi mình phải đơn phƣơng tranh đấu để thoát khỏi những cái bẫy ngũ dục và nghiện ngập thì thậm nan, vạn nan! Sở dĩ nhƣ vậy là vì mình đã nhiễm vào một cái thói quen gọi là tập khí. Tập khí cũng giống nhƣ ngựa theo lối cũ, dù có đƣợc học, đƣợc nghe và hiểu đƣợc rằng điều đó là có hại, là không nên làm, nhƣng ta vẫn “ngựa theo lối cũ” nhƣ thƣờng. Thành ra nếu đến ngƣời nghiện ma túy và khuyên họ rằng: “Anh ơi! Anh không nên sử dụng ma túy tại vì nghiện ma túy thì thân anh sẽ tan nát, công danh sự nghiệp của anh sẽ tan nát, gia đình của anh cũng sẽ tan nát, anh đừng nên tiếp tục con đƣờng này nữa” thì vô ích lắm. Tại vì chính người này cũng biết điều đó, và biết rất rõ, có thể còn rõ hơn chúng ta nữa, nhưng họ không làm được, họ không thoát ra khỏi cái bẫy sập được. Vì vậy chúng ta đừng đến để dạy luân lý, đạo đức cho họ, Nếu có những phƣơng cách gì để giúp họ thoát ra thì hãy đến, còn đến để dạy luân lý đạo đức thì không có ích lợi gì. Một phƣơng cách có hiệu quả là lập một tăng thân, một đoàn thể, trong đó có những ngƣời đã thoát bẫy sập. Đƣa tăng thân này đến gặp các ngƣời sập bẫy và nói rằng “Đây là những ngƣời ngày xƣa cũng nhƣ anh, bây giờ đã thoát ra rồi, anh nên sống chung với họ, để họ nâng đỡ, yểm trợ cho anh thoát khỏi tình trạng khổ đau này”. Tập khí rất nguy hiểm, biết đó là cái bẫy, không muốn chui vào nhƣng ta

vẫn lặng lẽ, êm ái chui vào nhƣ thƣờng. Chui vào rồi tâm sự: “Bẫy sập của ta ơi! Ta không thể nào thiếu ngƣơi đƣợc, ta phải chui vào, dầu ta biết rằng ngồi ở trong ngƣơi ta sẽ đau khổ vô cùng, nhƣng ta vẫn sẵn sàng để chui vào!” Sự thật là nhƣ vậy, cho nên trong đạo Bụt có danh từ gọi là trầm luân. Trầm là chìm xuống, luân là lăn đi. Khi bị trầm luân trong những bẫy sập, chỉ có một tăng thân vững mạnh, đầy thƣơng yêu mới cứu đƣợc ta mà thôi. Lý do là trong Tăng có Bụt và có luôn cả Pháp.

Hiện nay ở các nƣớc Tây Phƣơng có những tổ chức lo về tâm lý trị liệu, cũng nhƣ lo về vấn đề cai rƣợu, cai thuốc phiện. Tuy họ không phải là những tổ chức của đạo Bụt, nhƣng họ cũng biết vai trò của tăng thân rất quan trọng. tại Mỹ có một chƣơng trình gọi là “The twelve step ptrogram” để cứu những ngƣời bị nghiện rƣợu. Họ biết rằng không có tăng thân thì không thể cứu đƣợc ngƣời nghiện ngập, cho nên họ đã sử dụng phƣơng pháp tăng thân. Tại Pháp và các nƣớc Âu Châu cũng vậy. Để cứu những chàng thanh niên và những cô thiếu nữ vƣơng vào vòng ma túy, họ lập ra các trung tâm để cho ngƣời bị nghiện tới để cùng tập cai thuốc với nhau. Khi thực tập chung với một tăng thân đồng hoàn cảnh, ta sẽ có sự nƣơng tựa và nâng đỡ tinh thần của nhau, vì vậy mà dễ thành công hơn là làm một mình. Bởi lẽ chống chọi với tập khí xấu nhƣ nghiện ngập là một việc rất khó làm, nhất là khi nạn nhân ở trong tình trạng suy yếu từ tinh thần cho đến thể chất.

Thành ra tăng thân là một nổ lực tập thể đƣa mình đi lên. Trong bài Kinh Quy Nguyện có một đoạn tán dƣơng tăng thân:

Tăng là đoàn thể đẹp Cùng đi trên đường vui Tu tập giải thoát

Làm an lạc cuộc đời.

Tuy nhiên để cho “tăng là đoàn thể đẹp”, và những ngƣời sống trong tăng thân có an lạc, hạnh phúc thì phải có giới, có luật, phải tuân theo nếp sống của tăng thân. Nếu sống trong tăng thân mà mình nhƣ một cù lao biệt lập thì không thể nào thành công đƣợc. Trong nguyên tắc lục hòa của đạo Bụt, mình không thể là một hiện tƣợng đặc biệt, mình phải làm tất cả những gì mà ngƣời khác đang làm, phải hành trì những điều ngƣời khác đang hành trì thì tăng thân mới vững chãi, mới thảnh thơi và mình mới hƣởng đƣợc cái vững chãi và thảnh thơi đó của tăng thân. Có những ngƣời trong chúng ta thiếu thảnh thơi đã đành mà còn thiếu luôn vững chãi. Họ luôn luôn sợ hãi, không biết ngày mai mình sẽ ra sao, không biết cái gì sẽ xảy ra cho mình chiều này hay sáng mai, họ rất dễ bị

buồn, bị lo. Tình trạng đó tiếng Anh gọi là vulnerability hay insecurity. Đó là đặc tính tiêu biểu cho con ngƣời của thời đại ngày nay.

Con ngƣời trong thời đại mới thƣờng xuyên sống trong trạng thái không cảm thấy an toàn, dễ bị thƣơng tích. Mỗi ngày có không biết bao nhiêu ngƣời bị thƣơng, vì họ không có sự vững chãi, không có gốc rễ, không có cội nguồn. Một thân cây mà không có gốc rễ thì cố nhiên không đứng vững đƣợc. Con ngƣời cũng vậy, không có gốc rễ trong gia đình, không có gốc rễ trong xã hội, cũng không có gốc rễ trong truyền thống tâm linh thì làm sao mà đứng vững đƣợc, làm sao có vững chãi đƣợc! Cho nên mình phải tự hỏi mình có gốc rễ vững chãi trong gia đình hay không? Nếu không thì phải lập tức thiết lập gốc rễ đối với gia đình của mình. Nếu gia đình huyết thống bị đổ vỡ thì phải bám vào gia đình tâm linh. Khi gia đình tâm linh có gốc rễ rồi, mình trở lại xây dựng gốc rễ cho gia đình huyết thống. Những người không có gốc rễ là những con người đau khổ. Nếu mình thấy thù hận xã hội, thù hận tăng thân, thù hận truyền thống tâm linh của mình thì điều đó chứng tỏ mình đã mất gốc ở trong xã hội và trong truyền thống tâm linh của mình, vì vậy cho nên mình dễ ngã xuống nhƣ một thân cây không có rễ.

Con ngƣời không có gốc rễ là một cô hồn, đi lang thang vất vƣởng, không biết thống thuộc về đâu. Cho nên năm cái lạy của Làng Mai là để thực tập nối lại gốc rễ của mình với tổ tiên, giònghọ, vói gia đình huyết thống, với gia đình tâm linh, với xã hội, với chính những ngƣời mà mình thù hận, mình khổ đau. Cái lạy chót là cái lạy để thấy đƣợc những khổ đau của ngƣời đã làm cho mình đau khổ, để tha thứ đƣợc cho ngƣời đó, bởi vì mình cũng có gốc rễ nơi ngƣời đó. Ngƣời đó có thể là cha mình, có thể là mẹ mình mà mình đang thù hận! Ngƣời đó có thể là ngƣời ngày xƣa mình đem lòng thƣơng yêu và giờ đây trở thành ngƣời thù của mình. Khi gốc rễ của mình trên những mảnh đất đó bị cắt đứt thì mình biến thành một ngƣời bơ vơ, đi lang thang. Cô hồn sống là một hiện tƣợng rất đặc thù của thế kỷ thứ 20. Chúng ta chỉ cần nhìn chung quanh là chúng ta sẽ thấy có biết bao nhiêu ngƣời trẻ đi lang thang nhƣ những con ma đói, họ không tin tƣởng vào một cái gì hết, không thấy cái gì đẹp, cái gì thật để tin.

---o0o---

Một phần của tài liệu Hanh-Phuc-Mong-Va-Thuc-HT-Nhat-Hanh (Trang 112 - 114)