DIỆT TAM MẠN LÀ GIẢI THOÁT TỬ SINH

Một phần của tài liệu Hanh-Phuc-Mong-Va-Thuc-HT-Nhat-Hanh (Trang 98 - 101)

Hôm nay ta đọc lại bài kệ thứ ba của Bụt nói về ba mặc cảm bằng chữ Hán trong Tạp A Hàm và giải thích từng câu:

Kiến đẳng, thắng, liệt giả, Tắc hữu ngôn luận sinh, Tam sự bất khuynh động, Tắc vô nhuyến, trung, thượng.

Kiến đắng, thắng, liệt giả, nghĩa là khi thấy có kẻ bằng mình, hơn mình, thua mình, “giả” ở đây nghĩa là kẻ, là ngƣời; Tắc hữu ngôn luận sinh, thì phát sinh những tranh luận. Nên biết rằng chữ “ngôn luận" ở đây không phải chỉ là lời nói, mà tƣ lƣợng ở trong tâm của ta cũng là một thứ ngôn luận. Tâm ta có sự kỳ thị, sự ganh tị, sự cao ngạo, sự chê bai, tất cả những cái đó đều là ngôn luận. Tam sự bất khuynh động, “sự” là cái việc, ở đây tam sự là ba mặc cảm. Nếu ta không bị lay động bởi ba mặc cảm, ba tƣ tƣởng đó, Tắc vô nhuyến trung thượng, thì ta không còn cái ý niệm kém ngƣời, bằng ngƣời hay hơn ngƣời nữa. Chữ “nhuyến” cũng có nghĩa là mềm. Đọc là nhuyến nhƣng nghĩa của nó cũng nhƣ chữ nhuyễn. Nhuyến có nghĩa là yếu ớt, mềm yếu, hèn nhát, vô dụng.

Trong Biệt Dịch Tạp A Hàm, bài kệ tƣơng đƣơng có tới sáu câu:

Thắng mạn, cập đẳng mạn, Tinh cập bất như mạn, Hữu thử tam mạn giả, Thị khả hữu tranh luận, Diệt trừ thử tam mạn, Thị danh bất động tưởng.

“Thắng mạn” tức là mặc cảm hơn ngƣời; “đẳng mạn” là mặc cảm bằng ngƣời; “Cập bất nhƣ mạn là mặc cảm không bằng ngƣời. “Tinh” có nghĩa là và; “Cập” cũng có nghĩa là và, nó còn có nghĩa là với tới, theo kịp, theo bằng. Chúng ta hay nói “khi thái quá, khi bất cập”. Thái quá tức là đi quá đà, bất cập là chƣa tới bằng. “Cập bất nhƣ” tức là chƣa bằng ngƣời, nghĩa là cái mặc cảm không bằng ngƣời, thua ngƣời. Hữu thử tam mạn giả là có ba cái mạn này, “thử” nghĩa là này. Thị khả hữu tranh luận nghĩa là cái đó có thể tạo nên sự tranh luận. Tranh luận bên ngoài (lời nói, hành động), và tranh luận bên trong (tƣ tƣởng, cảm nghĩ).

Từ ba cái mặc cảm này phát sinh ra nhiều tai nạn: giận hờn, ganh ghét, ghen tuông, tủi hổ v.v... Chỉ cần tủi thân thôi cũng có thể đƣa đến chán đời, tự tử rồi!

Diệt trừ thử tam mạn nghĩa là diệt trừ đƣợc ba cái mạn này rồi. Thị danh bất động tưởng, “tƣởng” tức là tri giác, nghĩa là đạt tới cái tri giác gọi là bất động, tức là không bị những mặc cảm, những giận hờn, tủi hổ và chán đời đó làm cho mình khuynh động, ngã nghiêng. Mình đứng vững nhƣ một gốc đại thụ. Bất động có nghĩa là vững chãi và thảnh thơi. Bất động là một trong những thuộc tính của Niết Bàn (Diệu, Trạm, Tổng, Trì, Bất động).

So sánh hai bản dịch ta thấy bản dịch của Tạp A Hàm, ngắn hơn, chỉ có bốn câu, nhƣng bản dịch của Biệt Dịch Tạp A Hàm dễ hiểu hơn. Bên Tạp A Hàm, hàng đầu liệt kê cả ba thứ mặc cảm: Kiến đẳng, thắng, liệt giả. Mỗi thứ chỉ dùng một chữ thôi: “đẳng, thắng, liệt”. Cố nhiên là nó đầy đủ ý nghĩa, nhƣng bên BIệt Dịch Tạp A Hàm nêu rõ từng mặc cảm bằng nhiều chữ, “Thắng mạn, cập đẳng mạn, Tinh cập bất nhƣ mạn”, cho nên rõ ràng hơn. Tôi dịch bài Kệ trong Biệt Dịch Tạp A Hàm nhƣ sau:

Mặc cảm ta hơn người, Kém người hoặc bằng người, Kẹt trong ba tưởng ấy,

Là vướng vòng tranh chấp, Diệt trừ được cả ba,

Là đạt tới bất động.

Cố nhiên hạnh phúc sẽ không có đƣợc nếu ta còn kẹt vào trong vòng tranh chấp. Chữ tranh chấp hay hơn chữ tranh luận. Tại vì tranh chấp có thể bằng ngôn ngữ, bằng tƣ tƣởng, mà cũng có thể bằng hành động, còn tranh luận thì ta có thể hiểu nó chỉ thuộc phạm vi ngôn từ mà thôi.

Trong những bài kệ này, ta thấy Đức Thế Tôn chỉ giáo hóa trong phạm vi hạnh phúc, tại vì Kinh Tam Di Đề là một kinh nói về hạnh phúc chân thật. Khởi đầu Đức Thế Tôn nói về nhận thức sai lầm, ý niệm sai lầm của ta về hạnh phúc. Ngài nói rằng vì chƣa biết đƣợc bản chất của những đối tƣợng tham dục, nên ta mới nhận lầm đó là hạnh phúc đích thực. Nếu quán chiếu và thấy đƣợc bản chất đích thực của chúng, thì sẽ thấy rằng đó chỉ là những tƣ tƣởng kéo ta đi vào những nẻo đƣờng tăm tối, luân hồi, khổ đau mà thôi. Thấy đƣợc nhƣ vậy thì không có cái vọng tƣởng nào, không có một vị thiên giả nào có thể lôi kéo ta đi

theo cái ý niệm hạnh phúc giả tạo đƣợc. Sau đó, Đức Thế Tôn dạy rằng vƣợt đƣợc những mặc cảm hơn ngƣời, bằng ngƣời, thua ngƣời, thì những phiền não nhƣ ganh tị, giận hờn v.v... sẽ tan biến, và lúc đó mới có hạnh phúc thực sự.

---o0o---

Một phần của tài liệu Hanh-Phuc-Mong-Va-Thuc-HT-Nhat-Hanh (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)