THIÊN ĐƯỜNG CỦA TUỔI THƠ

Một phần của tài liệu Hanh-Phuc-Mong-Va-Thuc-HT-Nhat-Hanh (Trang 75 - 76)

Mỗi khi trời mƣa ta thƣờng có cảm giác êm dịu, mát mẻ và thƣờng nhớ đến những cơn mƣa mùa hè ngày xƣa. Tuổi thơ nào cũng đƣợc dánh dấu bằng những cơn mƣa. Khi còn là em bé, ta cởi trần cởi truồng, đùa chơi dƣới mƣa. Cái thiên đƣờng kia đâu đã mất vì cho đến bây giờ ta vẫn còn có những cơn mƣa và vẫn có thể an trú trong thiên đƣờng tuổi thơ đó trong giờ phút hiện tại.

Quê hƣơng đích thực là quê hƣơng không bao giờ bị đánh mất. Nó không chỉ có mặt trong quá khứ mà còn có mặt bây giờ và trong tƣơng lai nữa. Hồi còn bé, khi đƣợc mẹ cho chén cơm với dƣa giá thịt kho, hoặc cá kho, ta mang bát cơm với đôi đũa ra ngồi ở bực cửa, vừa ăn vừa nhìn những giọt nƣớc mƣa từ mái lá rơi xuống. Ta cứ đƣa mắt lên, đƣa mắt xuống nhìn những giọt nƣớc mƣa từ mái lá rơi xuống do những những giọt nƣớc mƣa tạo ra và ăn rất ngon lành. Ở tuổi đó, ta không lo lắng cho tƣơng lai, không tiếc nuối thời quá khứ, chỉ ngồi đó một mình và ăn rất chậm. Có khi chậm quá mẹ phải gọi “Con ơi! Sao ăn một chén cơm mà lâu quá vậy?” Đó là trƣờng hợp ta ăn một mình. Nếu sanh trong một gia đình có anh chị em, ta có thể ngồi quây quần với nhau để ăn cơm.

Chúng ta cũng ngƣớc mắt xuống nhìn những bong bóng phập phồng. Chúng ta đã rất sung sƣớng vì có em, có chị, có anh cùng ngồi bên cạnh và cùng hƣởng cái thiên đƣờng đó của tuổi thơ.

Khi lớn lên, ta đánh mất cái thiên đƣờng đó, tại vì phải lo cho tƣơng lai, phải nghĩ về quá khứ. Khi đi học ta lo về chuyện thầy giáo hỏi bài, về việc thi cử, về quần áo, về cái lƣợc chải đầu, lo đôi giày cho bóng, lo chúng bạn chê cƣời ... Ta mất đi cái hồn nhiên của tuổi thơ và từ từ ta đánh mất cái thiên đƣờng của tuổi thơ đó. Ta cũng đánh mất cái thiên đƣờng ngây thơ, quây quần với anh chị em trong gia đình.

Hồi đó, Tết đến ta không có nhiều quà, chỉ có một bộ quần áo mới nhƣng ta rất mừng và thƣờng nôn nao chờ đón ngày Tết. Sáng Mồng Một mặc áo quần mới vào, đi sột soạt vì vải mới còn dính chất hồ, nghe rất oai. Đến trƣa, mẹ cắt cho một khoanh bánh tét, lấy một chiếc đũa cắm ngang, lăn quanh một ít đƣờng cát, đƣa cho ta rồi nói “con đi ra ngoài chơi”. Có thể lúc đó mẹ đang bận công việc, không muốn ta quanh quẩn vƣớng víu. Vui mừng ta mang khoanh bánh ra sân, vừa nhẩn nha ăn vừa nhìn con mèo, con chó, nhìn bông hoa vạn thọ, nhặt xác pháo Giao Thừa mà lòng tràn đầy hạnh phúc. Những hạnh phúc đó còn lại trong tàng thức ta dƣới dạng những hạt giống hạnh phúc, khiến ta thƣờng có cảm tƣởng thiên đƣờng đó đã mất và thƣờng đi tìm.

Ngƣời Tây phƣơng cũng nhƣ ngƣời Đông phƣơng đều cùng có một cảm nghĩ là quá khứ bao giờ cũng đẹp, quá khứ bằng vàng! Những ngày tháng ngọc ngà ngày xƣa bây giờ đã biến mất rồi! Thủa đó đời sống đẹp hơn, mặt trời cũng rạng rỡ hơn ngày hôm nay, đó là lời bái hát rất nổi tiếng của Pháp, “Les feuilles mortes” (Những chiếc lá rơi). Cái cảm nghĩ thiên đƣờng trong quá khứ bao giờ cũng đẹp hơn thực tế hiện tại, thƣờng đƣợc nuôi dƣỡng bằng những kỷ niệm của tuổi thơ mà ta thƣờng nghĩ bây giờ không còn nữa.

Thực tập chánh niệm là để khám phá ra rằng không có gì đã qua và đã mất. Cái hạt giống hạnh phúc kia của thiên đƣờng tuổi thơ vẫn còn trong chúng ta. Nếu biết thực tập nghĩa là biết cày bừa ruộng tâm, biết tƣới tẩm và vun bón hạt giống, ta có thể tiếp xúc và làm phát khởi niềm hạnh phúc đó trở lại. Đây là một sự thực rất đáng mừng.

---o0o---

Một phần của tài liệu Hanh-Phuc-Mong-Va-Thuc-HT-Nhat-Hanh (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)