DÀY CÔNG TU TẬP MỚI CHUYỂN HÓA ĐƯỢC TÀNG THỨC

Một phần của tài liệu Hanh-Phuc-Mong-Va-Thuc-HT-Nhat-Hanh (Trang 123 - 125)

Ta đã biết tất cả hạt giống đều có mặt ở dƣới tàng thức của ta. Tuy nhiên, phần tàng thức thiên biến vạn hóa, bất khả tƣ nghì. Ta đã biết cái danh, cái lợi, cái tài, cái sắc v.v... là những bẫy sập, và nhiều khi ý thức của ta thấy điều đó rất rõ, Ta đồng ý một trăm phần trăm với những điều Bụt đạy, những lời Thầy nói. Ta biết rằng con đƣờng dục lạc không phải là con đƣờng của ta. Con đƣờng của ta là nƣơng tựa vào Pháp, là đi theo tăng thân để tạo dựng niềm vui, ta thấy rất rõ, không nghi ngờ gì hết. Vậy mà một đêm, trong giấc mơ ta thấy ta làm khác. Sở dĩ nhƣ vậy là vì ở dưới tàng thức ta có những lực lượng của tập khí, chúng đi tìm cái hạnh phúc theo thói quen! Ví dụ một Sƣ chú đã cạo đầu đi tu, đã quyết không những đời này làm ngƣời xuất gia, mà đời sau cũng nuốn tiếp tục làm ngƣời xuất gia. Nó rõ ràng rành mạch nhƣ vậy, nhƣng tại sao đêm qua mình lại nằm mơ thấy mình trở thành một chú rể! Tôi cũng đã trải qua cái hoàn cảnh đó, tôi cũng đã một lần nằm mơ thấy mình làm rễ, có cô dâu đàng hoàng, rất buồn cƣời! Các Sƣ cô cũng vậy, chắc chắn rằng đã hoặc sẽ có một đêm nào đó các sƣ cô nằm mơ thấy mình là một cô dâu, mặc áo rất đẹp, có những cô phù dâu đứng ở hai bên.

Giấc mơ này sẽ xảy ra, và tôi nghĩ nó chỉ sẽ xảy ra chừng hai, ba lần thôi. Cái tàng thức của ta nó kỳ lắm! Nó có đƣờng lối vận hành riêng của nó, rất là khó đoán. Tôi có bổn phận phải cho quí vị biết những giấc mơ này sẽ xảy ra. Khi nó xảy ra quí vị nên mỉm cƣời với nó mà thôi. Ta nên biết rằng phần ý chƣa phải là tất cả cái tâm của ta, tâm ta còn có phần tàng nữa. Trong tàng, nó có những ƣớc muốn. Lắm lúc trong khi thức ta thấy bằng cấp đối với ta không có nghĩa, tại vì nó là một trong những cái bẫy sập. Ngƣời ta chạy chọt, lăng xăng đi tìm bằng cấp. Ta thấy rất rõ rằng điều ta đi tìm là hạnh phúc chân thật, bây giờ và ở đây. Vậy mà có thể trong một đêm, ta thấy ta dội nón, mặc áo tốt nghiệp từ một trƣờng đại học! Thành ta ở dƣới tàng thức ta có những cái dƣ của tập khí, những lề lối suy tƣ, những ý niệm về hạnh phúc cũ. Nhờ tu tập, trên phần ý ta đã giải quyết xong, nhƣng ở dƣới phần tàng nó vẫn còn, nên ta phải tiếp tục quán chiếu ngày đêm. Sự quán chiếu đó đƣa ánh sáng chánh niệm xuống dƣới tàng thức để chuyển hóa những tập khí lâu đời. Ví dụ ban đêm sƣ cô nằm mơ

thấy mình trở thành cô dâu. Khi thức dậy, sƣ cô chỉ nên mỉm cƣời mà không cần buồn giận, trách móc mình. Ban đầu giấc mộng đó sẽ làm cho ta mạnh khỏe, không sao cả, vì làm cô dâu ở trong giấc mộng, an toàn hơn làm cô dâu ở trong thực tế. Làm cô dâu trong giấc mộng ta chỉ sống cái giây phút mặc áo đẹp thôi, nhƣng không phải trải qua tất cả những chua cay mà cô dâu thật sự ở ngoài đời phải gánh chịu. Theo tâm lý học, nằm mơ thấy mình là cô dâu là một chuyện rất mạnh khỏe, “good for our health”, không sao cả, Nhƣng nhƣ vậy không có nghĩa là ta không cần tiếp tục quán chiếu. Phải thấy rất rõ rằng làm cô dâu hay chú rể trong lần đó thôi thì rất an toàn, nhƣng nếu tiếp tục thấy thêm nhiều làn nữa thì có nghĩa là ta tu tập không có hiệu quả và ta sẽ gánh chịu tất cả. Phải thấy rõ điều đó để tinh chuyên thực tập quán chiếu mà chuyển hóa tàng thức.

Nhƣ vậy ở dƣới tàng ta có những lực luợng của tập khí, những tùy miên đi theo ta. Chúng nằm ngủ ở dƣới đó mà nhiều khi ta không biết và nghĩ rằng ta không còn những tập khí đó nữa. Vì vậy tu tập là chuyển hóa kho tàng thức, chứ không phải chỉ thuyết phục anh chàng ý thức mà thôi. Cố nhiên ở phần trên của tâm có lý trí, có sự phán xét và ta bắt đầu thực tập quá chiếu với phần ý của ta. Nhƣng ở dƣới phần tàng nó có những cái tùy miên mà mình cần phải nhận diện. Những tùy miên đó tạo ra một lực lƣợng, một khuynh hƣớng rất gần với cái mà ta gọi là thức thứ bảy hay là Mạt Na. Chính cái ý thức của ta nó dựa trên mạt na mà hoạt động. Trong đời sống ban ngày, ý thức tiếp xúc với thế giới thực tại bên ngoài, nhờ vậy nó sáng suốt, biết cái gì nên, cái gì không nên, Nhƣng ban đêm trong giấc mơ, sự tiếp xúc với thế giới thực tại không có, vì vậy mà có những cái thấy đƣợc tạo dựng bởi những tùy miên, bởi những ao ƣớc, những tập khí của mình. Nó tạo ra một cái thế giới không phù hợp với cái thế giới của thực tại. Vì vậy cho nên sự thực tập của mình đêm cũng nhƣ ngày là rọi ánh sáng Chánh niệm xuống tận những tầng lớp sâu sắc nhất của tàng thức để chuyển hóa những tùy miên, những tập khí lâu đời. Cũng vì vậy mà tôi đã nói rằng đối với ngƣời nghiện ma túy, nếu ta tới và nói rằng: “Anh đừng có dùng ma túy nữa, dùng ma túy làm cho thân thể anh bệ rạc, cuộc đời anh hƣ hỏng, không có tƣơng lai cho chính anh và cả cho con cháu anh” là ta đang làm một chuyện vô ích vì ngƣời kia đã thấy đƣợc điều đó, nhƣng dƣới tàng thức của họ, những lực lƣợng ma quái kia, những tập khí lâu đời kia, những sự ràng buộc chắc nịt kia còn quá lớn. Vì vậy một mặt mình phải tạo một tăng thân, mặt khác mình phải giúp ngƣời đó có phƣơng tiện để sống với một tăng thân có cùng hoàn cảnh, cùng quán chiếu thì mình mới có thể giúp đƣợc ngƣời đó.

Sống trong tăng thân, cùng thực tập, cùng hành trì những giới luật với tăng thân, là con đƣờng an ninh nhất cho chúng ta. Khi nghĩ rằng ta đã học đƣợc một ít giáo lý và có thể ở riêng một chỗ để thực tập thì ý niệm đó rất nguy hiểm cho chính ta và cho cả những ngƣời chung quanh.

---o0o---

Một phần của tài liệu Hanh-Phuc-Mong-Va-Thuc-HT-Nhat-Hanh (Trang 123 - 125)