C hương 4 ác phương thức thanh toán quốc tế
5.1.2 Vai trò của bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu
1. Bộ chứng từ là cơ sở thanh toán và nhận hàng
Trong giao thương quốc tế, việc thực hiện hợp đồng và thanh toán được tiến hành độc lập nhau về thủ tục, thời gian và địa điểm. Do đó, cơ sở tiến hành thanh toán là bộ chứng từ
sẽ xác định việc chuyển quyền sở hữu hang hoá và hoàn tất các nghĩa vụ giao hang của người xuất khẩụ
Chứng từ có thể xác nhận người xuất khẩu đã giao đúng, đủ hàng hay chưa và giao có
đúng thời hạn hay không. Còn người nhập khẩu căn cứ vào bộ chứng từđể nhận hang và tiến hành thanh toán. Trong trường hợp có sự xuất hiện của ngân hàng với tư cách là người trung gian giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu thì quan hệ giữa các bên và ngân hàng cũng căn cứ vào bộ chứng từ. Thông qua bộ chứng từ, ngân hàng kiểm tra mức độ hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của người xuất khẩu để tiến hành thanh toán.
Tuy nhiên, tuỳ theo từng phương thức thanh toán, yêu cầu đối với bộ chứng từ cũng rất khác nhaụ Chứng từđại diện hợp pháp cho hàng hoá, do đó, chứng từ phải được thiết lập rõ ràng, đầy đủ và phù hợp với điều kiện mà phương thức thanh toán yêu cầụ Chỉ một điểm nhỏ không rõ ràng trong chứng từ chắc chắn sẽ dẫn đến sự khó khăn trong thanh toán. Do đó, trong các phương thức thanh toán có liên quan đến chứng từđều quy định rõ ràng về yêu cầu xuất trình chứng từ, số lượng, số loại, cách thức lập chứng từ cũng như việc quy định thanh toán tiền dựa vào hợp đồng hay chứng từ (như thư tín dụng; D/P...).
2. Chứng từ có thể mua bán, thế chấp hoặc chiết khấu tại ngân hàng
Trong các phương thức thanh toán dựa vào chứng từ đã nêu, bộ chứng từ là căn cứ
thanh toán giữa các bên chứng từđược coi là đại diện của hàng hoá. Chính vì vậy chứng từ có thể buôn bán trao tay thay cho hàng hóa, hoặc có thể dung bộ chứng từđể cầm cố, thế chấp
hay chiết khấu tại ngân hàng.
Chằng hạn, bộ chứng từ có thểđược mua bán nhằm chuyển giao quyền sở hữu đối với hang hoá. Trong trường hợp hàng hoá đang trên đường vận chuyển, nhưng người nhập khẩu vẫn có thể bán lô hàng đó cho người khác bằng cách chuyển giao bộ chứng từ cho người đó.
Bộ chứng từ còn có thể được dùng để cầm cố: Người chủ sở hữu bộ chứng từ có thể
mang chứng từđến ngân hàng hay một tổ chức tín dụng để cầm cố cho một khoản vay nào
đó. Các chứng từ về quyền sở hữu hàng hoá như vận đơn đường biển, giấy gửi hàng đường biển, vận đơn đường không, hoá đơn kiêm phiếu nhận hàng, biên lai chứng nhận gửi hàng,... hay còn gọi là các giấy tờ theo lệnh đều có thể dùng làm vật thế chấp. Các chứng từ này phải
được lập dưới dạng có thể chuyển nhượng được (ký hậu để trắng hoặc ký hậu chuyển nhượng cho ngân hàng).
Đối với chiết khấu bộ chứng từ có hai hình thứcsau:
Chiết khấu miễn truy đòi là hình thức chiết khấu, theo đó người xuất khẩu bán đứt bộ
chứng từ cho ngân hàng mà không còn trách nhiệm gì trong trường hợp người nhập khẩu không đòi được tiền tử phía người nhập khẩụ Hình thức chiết khấu này tiềm ẩn nhiều rủi ro
đối với ngân hàng,do vậy ngân hàng thường thu phí chiết khấu caọ
Chiết khấu truy đòi: là hình thức người xuất khẩu bán bộ chứng từ có kỳ hạn cho ngân hàng nhưng vẫn chịutrách nhiệm hoàn trả tiền cho ngân hàng, trong trường hợp ngân hàng không đòi được tiền từ nhà nhập khẩụ Về bản chất, chiết khấu có truy đòi là việc ngân hàng cho vay trên cơ sở bộ chứng từ do người xuất khẩu xuất trình. Mức phí trong chiết khấu có truy đòi thường thấp hơn so với chiết khấu miễn truy đòi do ngân hàng ít phải chịu rủi ro hơn.