C hương 4 ác phương thức thanh toán quốc tế
6.4 2 Lãi và lãi suất tín dụng
Lãi tín dụng: Người sử dụng tín dụng sẽ phải trả cho người cấp tín dụng một khoản
được gọi là lãi tín dụng. Để trả lãi tín dụng, người sử dụng tín dụng phải đưa khoản tín dụng
được cấp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh sao cho tạo ra một khoản lợi nhuận và giành một phần lợi nhuận đó để trả lãi tín dụng. Tuy nhiên, do tín dụng là quan hệ vay và cho vay vốn bằng tiền hay vốn hàng hóa nên nếu người vay vốn sử dụng tín dụng không có hiệu quả, không tạo ra lợi nhuận vẫn phải thanh toán lãi tín dụng. Trong trường hợp đó, người sử dụng tín dụng phải lấy tiền từ các nguồn khác để hoàn trả vốn và lãi tín dụng nên tình hình tài chính sẽ khó khăn.
Lãi suất tín dụng: lãi suất tín dụng là tỷ lệ phần trăm giữa lãi tín dụng và tổng tín dụng. Công thức tính như sau:
Lãi suất tín dụng =
Lãi tín dụng
100%
Tổng số tín dụng
Như vậy, lãi suất tín dụng tính toán chỉ được hình thành trên cơ sở lãi tín dụng nhưng trên thưc tế người cấp tín dụng không thể biết được mức lợi nhuận tạo ra từ hoạt động sử
dụng tín dụng và người sử dụng tín dụng cũng không thể tạo ra được lợi nhuận nếu không sử
dụng các yếu tố khác. Vậy để hiểu rõ tại sao trên thị trường tín dụng lại chỉ tồn tại lãi suất tín dụng, chúng ta phải giải quyết mối quan hệ giữa lãi và lãi suất tín dụng.
Quan hệ giữa lãi và lãi suất tín dụng: Trên thị trường vốn, người có nhu cầu sử dụng vốn sẽ là người vay tín dụng và phải trả lãi tín dụng. Người cung cấp vốn sẽ cung eấp tín dụng và nhận được lãi tín dụng. Như vậy, quan hệ tín dụng thưc chất là quan hệ cung cầu về
vốn và cả người sử dụng tín dụng và người cung cấp tín dụng đều thấy phải bỏ ra bao nhiêu hay nhận được bao nhiêu từ khoản tín dụng cung ra và sử dụng. Từ đó chỉ tiêu lãi suất tín dụng hình thành như là giá cả của khoản tín dụng đó. Khi cung cầu về vốn thay đồi thì giá cả
tín dụng thay đổi, tức là lãi suất thay đổị Lãi suất tín dụng về bản chất là giá cả tín dụng nên ngoài nhân tố cung cầu về vốn còn chịu tác động của các nhân tố khác của nền kinh tế như tỷ
lệ lạm phát, hiệu quả sử dụng tín dụng, các chính sách của chính phủ, đặc biệt là các chính sách tài chính, tiền tệ và ưu tiên vốn cho các lĩnh vực của nền kinh tế.
Căn cứ theo thời hạn sử dụng tín dụng, lãi suất tín dụng gồm lãi suất tín dụng có kỳ hạn
ấn định trước và lãi suất tín dụng không ấn định trước kỳ hạn. Lãi suất tín dụng không ấn định trước kỳ hạn thường cao hơn lãi suất tín dụng ấn định trước kỳ hạn. Lãi suất tín dụng có kỳ
hạn dài thường cao hơn lãi suất tín dụng có kỳ hạn ngắn.
Căn cứ vào đối tượng huy động, lãi suất gồm lãi suất tiền gửi từ các đơn vị, tổ chức kinh tế và lãi suất tiền gửi từ các tầng lớp dân cư. Tùy từng đối tượng sử dụng tín dụng và cấp tín dụng với các loại hình hoạt động sử dụng tín dụng khác nhau mà lãi suất sẽ khác nhau đối với các đối tượng cấp và sử dụng tín dụng.
Căn cứ vào phương thức kinh doanh tín dụng: Do những người kinh doanh tín dụng đi vay tín dụng để thực hiện cho vay nên lãi suất gồm lãi suất đi vay và lãi suất cho vaỵ Lãi suất
đi vay là lãi suất mà người kinh doanh tín dụng phải trả cho người cho vaỵ Lãi suất cho vay là lãi suất mà người kinh doanh tín dụng cho khách hàng vay tín dụng. Do người kinh doanh tín dụng tìm kiếm lợi nhuận dựa trên chênh lệch lãi suất đi vay và cho vay nên lãi suất đi vay thấp hơn lãi suất cho vaỵ Mức chênh lệch tùy thuộc vào điều kiện thị trường tín dụng cụ thể
trong từng thời kỳ. Trong công bố lãi suất, lãi suất cho vay thường đứng sau lãi suất đi vay của người kinh doanh tín dụng.
Căn cứ vào cách tính lãi, lãi suất tín dụng biểu hiện ra thành lãi suất đơn và lãi suất ghép. Lãi suất đơn là lãi suất được hình thành do không ghép lãi vào vốn, được tính bằng tỷ lệ
% so với tổng số tín dụng theo thời hạn tín dụng. Lãi suất đơn thường là lãi suất danh nghĩa, lãi suất ghi trên hợp đồng tín dụng. Chẳng hạn, với số tiền vay là p, số kỳ tín dụng là n (tháng, quý, năm), lãi suất một kỳ tín dụng là ị Tổng số tín dụng và lãi phải trả sau n kỳ vay và cho vay tín dụng sẽ là:
Fn = P.(l+ni)
Khác với cách tính lãi theo lãi suất đơn, cách tính lãi theo lãi suất ghép là lãi được tính bằng cách ghép lãi vào vốn để tính lãị Cũng với thí dụ trên, tổng số tín dụng và lãi phải trả
sau n kỳ tín dụng tính theo phương pháp lãi suất ghép sẽ là:
Fn = P(l+i)N
Từđó, suy ra công thức tính lãi suất ghép (I) cho một kỳ tín dụng của kỳ hạn tín dụng n kỳ như sau:
I = P(1+i)
n
-1 n-1
Trên thực tế, phương pháp tính lãi ghép được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động tín dụng ngắn hạn và tín dụng tư nhân có ấn định trước thời hạn tín dụng. Các khoản tín dụng dài hạn của các tổ chức tín dụng hoặc chính phủ, đặc biệt là tín dụng đầu tư thường tính lãi và thu lãi theo từng kỳ tín dụng nên tính theo phương pháp lãi suất đơn.