Nội dung chủ yếu của hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu Bài giảng Thanh toán và tín dụng quốc tế (Trang 116 - 118)

C hương 4 ác phương thức thanh toán quốc tế

6.5Nội dung chủ yếu của hợp đồng tín dụng

Khi đàm phán ký kết hợp đồng tín dụng thương mại quốc tế, bên cấp tín dụng (cho vay) và bên sử dụng (đi vay) phải thỏa thuận các điều khoản và lập thành hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nghiệp vụ tín dụng mà có thể lập thành hợp đồng hoặc lập các chứng từ

thể hiện được các thỏa thuận tín dụng giữa hai bên. Các thỏa thuận hình thành nên các diều khoản của hợp đồng tín dụng bao gồm:

Nhóm điều khoản về phạm vi sử dụng tín dụng: Nhóm điều khoản này thể hiện các vấn

đề về danh mục hàng hóa và dịch vụ mua bán, thị trường xuất nhập khẩu, người tham gia quan hệ tín dụng, đặc biệt là người xuất khẩu, ngân hàng quan hệ.

Nhóm điều khoản về giá trị tín dụng: Bao gồm các điều khoản về giá trị hàng hóa hoặc dịch vụ mua bán, các nguyên tắc xác định giá cả theo danh mục hàng hóa và dịch vụ mua bán.

Điều khoản về mức tín dụng và các thông số liên quan đến mức tín dụng. Điều khoản về lãi suất và cách trả lãi tín dụng của người sử dụng tín dụng, v.v...

Nhóm các điều khoản ưu đãi hoặc hạn chế trong việc sử dụng tín dụng thương mại quốc tế:Đối với những thỏa thuận tín dụng mà bên cấp tín dụng đưa ra những điều kiện ưu đãi cho người sử dụng tín dụng nhưưu đãi về thời hạn hoàn trả, về lãi suất, về chuyển quyền sử dụng tín dụng, v.v... hoặc những hạn chế về sử dụng tín dụng như mục đích sử dụng tín dụng, trách nhiệm hoàn trả, không trao quyền chuyển nhượng quyền sử dụng tín dụng, v.v... thì hai bên phải thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng tín dụng hoặc/ và các chứng từ có liên quan.

Nhóm các điều khoản đảm bảo khả năng hoàn trả tín dụng: Bao gổm các điều khoản về

bảo lãnh tủi dụng, bảo hiểm tín dụng, bảo đảm tín dụng, quyền "mua lại" sản phẩm của người cấp tín dụng, v.v...

Nhóm điều khoản cấp và hoàn trả tín dụng: Bao gồm các điều khoản về cách cấp và hoàn trả tín dụng, tỷ lệ cấp và hoàn trả tín dụng, thời hạn tín dụng, kể cả thời hạn ưu đãi (nếu có), các thời điểm cấp và hoàn trả tín dụng được ấn định trước.

Điều khoản vềđối tương cấp và hoàn trả tín dụng: Có thể qui định cấp và hoàn trả bằng

đơn vị tiền tệ nào, bằng các loại chứng từ có giá, các loại chứng khoán, bằng hàng hóa hay dịch vụ, v.v...

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1. Trình bày bản chất và nguyên tắc tín dụng quốc tế? 2. Trình bày các hình thức tín dụng quốc tế?

3. Trình bày tín dụng xuất khẩu và tín dụng nhập khẩủ 4. Trình bày tín dụng ngân hàng cấp cho người xuất khẩủ 5. Trình bày tín dụng ngân hàng cấp cho người nhập khẩủ

6. Trình bày các chỉ tiêu cơ bản trong tín dụng thương mại quốc tế? 7. Trình bày nội dung chủ yếu của hợp đồng tín dụng?

TÀI LIU THAM KHO

1. TS. Võ Thị Thúy Anh, TS. Hồ Hữu Tiến. Thanh toán quốc tế. NXB Tài chính. 2014 2.TS. Trần Thị Minh Hòạ Giáo trình Thanh toán Quốc tế trong du lịch. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 2012

3. TS. Trần Văn Hòẹ Tín dụng và thanh toán thương mại quốc tế. NXB Đại học Kinh tế

Quốc dân. 2011

4. PGS.TS Hà Văn Hộị Thanh toán quốc tế. NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2013 5.TS. Nguyễn Minh Kiềụ Thanh toán Quốc tế. NXB Thống kê. 2008

6. TS. Nguyễn Minh Kiềụ Thị trường ngoại hối và thanh toán quốc tế ; NXB Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh - 2000

7. TS.Trần Hoàng Ngân. Thanh toán quốc tế ; Nhà xuất bản Thống kê - 2001

8. PGS.TS.Trần Hoàng Ngân; TS. Nguyễn Minh Kiềụ Thanh toán quốc tế ; NXB Lao động – Xã hội 2013.

9. GS.TS Bùi Xuân Phong. Thanh toán quốc tế. NXB Giao thông vận tảị 2004

10. GS.TS Bùi Xuân Phong. Quản trị Kinh doanh quốc tế. Bài giảng Học viện Công nghệ

bưu chính viễn thông. 2013

11. TS. Phan Văn Thường. Thanh toán quốc tế. Bài giảng Học viện công nghệ BCVT – 2000

Một phần của tài liệu Bài giảng Thanh toán và tín dụng quốc tế (Trang 116 - 118)