7. Kết cấu luận văn
1.1.3. Vai trò của tín dụng doanh nghiệp
1.1.3.1. Đối với ngân hàng
- Tín dụng doanh nghiệp là một hoạt động truyền thống của NHTM, chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong tổng tài sản có và mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho NHTM. Mặc dù tỷ trọng của hoạt động tín dụng doanh nghiệp đang có xu hướng giảm, nhưng tín dụng doanh nghiệp vẫn luôn là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất đối với mỗi ngân hàng. Thông qua hoạt động tín dụng doanh nghiệp mà ngân hàng đa dạng hóa được danh mục tài sản có, giảm thiểu rủi ro, tăng uy tín trên thị trường; ngân hàng bán chéo được các loại hình dịch vụ khác như huy động vốn, thanh toán, kinh doanh ngoại hối, thẻ...
1.1.3.2. Đối với doanh nghiệp
- Tín dụng doanh nghiệp đáp ứng kịp thời nhu cầu về số lượng và chất
lượng vốn
cho doanh nghiệp. Tín dụng doanh nghiệp làm thỏa mãn được nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp như: thuận tiện, nhanh chóng, an toàn, dễ tiếp cận và có khả năng đáp ứng được nhu cầu vốn lớn của doanh nghiệp.
- Tín dụng doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có vốn để mở rộng và phát
triển sản
xuất, kinh doanh.
- Tín dụng doanh nghiệp buộc doanh nghiệp phải luôn nỗ lực, tận dụng hết khả
năng của mình để sử dụng vốn vay hiệu quả, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng, tránh ảnh hưởng xấu đến uy tín của doanh nghiệp. Bởi vì, tín dụng doanh nghiệp ràng buộc trách nhiệm doanh nghiệp phải hoàn trả vốn gốc và lãi trong thời hạn nhất định như thỏa thuận cho ngân hàng.
1.1.3.3. Đối với kinh tế - xã hội
- Vai trò kinh tế cơ bản của tín dụng doanh nghiệp là luân chuyển vốn từ những
- nghiệp thiếu hụt vốn. Giúp doanh nghiệp có vốn để tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh tạo ra giá trị kinh tế - xã hội.
- Tín dụng doanh nghiệp không giới hạn chỉ trong chức năng truyền thống
là luân
chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu mà còn giúp phân bổ hiệu quả các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế. Thông qua tín dụng doanh nghiệp mà vốn được chuyển tới những người có các dự án đầu tư hiệu quả hơn nhưng thiếu vốn, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và năng suất lao động cao.
- Tín dụng doanh nghiệp góp phần điều tiết thị trường, lưu thông tiền tệ, hàng
hóa và thúc đẩy quá trình mở rộng giao lưu kinh tế giữa các nước thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư.
- Tín dụng doanh nghiệp mang lại nguồn thu thuế lớn cho Ngân sách nhà nước
thông qua việc thu thuế thu nhập doanh nghiệp và lãi từ ủy thác đầu tư vốn của chính phủ.
- Tín dụng doanh nghiệp là kênh truyền tải vốn tài trợ của nhà nước đến
lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo và ổn định chính trị, xã hội. 1.2. Chất lượng tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại
- Hoạt động tín dụng là một hoạt động tạo ra lợi nhuận chủ yếu của NHTM trong
nền kinh tế thị trường, nhưng cũng là nơi ẩn chứa nhiều rủi ro nhất. Chính vì vậy mà chất lượng tín dụng là vấn đề quan trọng, sống còn đối với tất cả các NHTM. Tuy vậy, để đưa ra một khái niệm đúng về chất lượng tín dụng không phải là dễ, bởi lẽ mỗi khái niệm đưa ra đòi hỏi phải chỉ ra nó xuất phát từ đâu trên quan điểm nào. Như ta đã biết mỗi quan điểm khác nhau sẽ có những quan niệm khác nhau về chất lượng tín dụng (Đinh Xuân Hạng, 2012).
- - Chất lượng tín dụng theo quan điểm của khách hàng:
- Khách hàng là đối tượng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, đặc biệt là
dịch vụ
tín dụng vì nó là một nguồn tài trợ quan trọng đối với mỗi khách hàng. Mục tiêu của khách hàng là làm tối đa hoá giá trị tài sản của mình hay nói cụ thể hơn là tối đa hoá giá trị sử dụng của khoản vốn vay. Do vậy, với khách hàng, để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng cái họ quan tâm đầu tiên là quy mô, lãi suất, kỳ hạn, phương thức
- giải ngân và phương thức thu nợ của khoản tín dụng mà ngân hàng cung cấp có thoả mãn nhu cầu của họ hay không, làm sao để các thủ tục cấp
tín dụng được giải quyết
một cách nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí hợp lý.
Nếu tất cả các yếu tố này
đều đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì khoản tín dụng
đó được coi là có chất
lượng tốt và ngược lại. Do đó theo quan điểm của khách hàng
thì chất lượng tín dụng
là: Sự thoả mãn nhu cầu của họ về khoản tín dụng trên các
phương diện, lãi suất, quy
mô, thời hạn, phương thức giải ngân, phương thức thu nợ...
(Nguyễn Minh Kiều,
2009).
- Chất lượng tín dụng theo quan điểm của ngân hàng:
- NHTM cũng giống như bất kỳ một doanh nghiệp nào khác trong nền kinh tế,
cũng phải hoạt động kinh doanh để đem lại thu nhập tối đa cho chủ sở hữu. Nhưng điều rất khác của NHTM đối với các doanh nghiệp khác là NHTM là đơn vị kinh tế kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với 3 nghiệp vụ cơ bản: Nhận tiền gửi, cho vay, cung ứng các dịch vụ thanh toán. Vì thế theo quan điểm của Ngân hàng thì chất lượng tín dụng với các yếu tố cấu thành cơ bản đó là mức độ an toàn của tín dụng và khả năng sinh lời do hoạt động tín dụng mang lại.
- Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận hay mối quan hệ giữa an toàn và khả năng sinh lời là mối quan hệ biện chứng. Mối quan tâm hàng đầu của tất cả các nhà đầu tư là phải cân nhắc giữa mức độ an toàn và khả năng sinh lời. về nguyên tắc đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận thì mức độ rủi ro của lĩnh vực đầu tư càng cao thì sẽ có khả năng sinh lợi càng cao và ngược lại. Hơn nữa hoạt động của ngân hàng là hoạt động chứa nhiều rủi ro bởi lẽ số tiền ngân hàng cho vay có tới hơn 50% là nguồn vốn ngoài vốn chủ sở hữu. Vì thế nếu như Ngân hàng không cân nhắc thận trọng thì sẽ lâm vào tình trạng “Mất khả năng thanh toán”.
- Đối với Ngân hàng, một khoản tín dụng có khả năng sinh lời cao khi
khoản tín
dụng đó đến hạn thanh toán thì sẽ hoàn trả đầy đủ vốn gốc và lãi. Do đó theo quan điểm của Ngân hàng chất lượng tín dụng được hiểu là: Chất lượng tín dụng là một thuật ngữ phản ánh mức độ an toàn và khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng Ngân hàng (Nguyễn Minh Kiều, 2009).
- Tín dụng doanh nghiệp góp phần vào công cuộc thúc đẩy phát triển kinh tế.
Như vậy đứng trên quan điểm của xã hội thì chất lượng tín dụng là: Sự đáp ứng cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà các khoản tín dụng của Ngân hàng đem lại (Nguyễn Minh Kiều, 2009).
1.2.2. Khái niệm chất lượng tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng thươngmại mại
- Chất lượng tín dụng doanh nghiệp là sự đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của
doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng, là khả năng thu hồi đầy đủ và đúng hạn cả vốn gốc và lãi theo hợp đồng cho vay, đảm bảo an toàn hay hạn chế rủi ro về vốn, tăng lợi nhuận cho ngân hàng và phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội. Chất lượng tín dụng doanh nghiệp cao khi hiệu quả và khả năng thu hồi nợ cao và ngược lại. Đứng trên các góc độ khác nhau thì có những quan điểm khác nhau về chất lượng tín dụng doanh nghiệp (Nguyễn Minh Kiều, 2009).
- Trên góc độ của doanh nghiệp: chất lượng tín dụng doanh nghiệp là các khoản tín dụng phù hợp với mục đích vay vốn, có kỳ hạn và lãi suất phù hợp, thủ tục đơn giản, thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển nhưng vẫn đảm bảo được các nguyên tắc cấp tín dụng.
- Trên góc độ của NHTM: chất lượng tín dụng doanh nghiệp là khoản tín dụng được doanh nghiệp sử dụng vốn đúng mục đích, phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng, đảm bảo khả năng hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn, mang lại lợi nhuận cũng như sự tồn tại và phát triển bền vững của ngân hàng. Thông qua hoạt động cấp tín dụng, các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ về vốn để mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm... làm lành mạnh hơn các quan hệ kinh tế, đóng góp vào sự phát triển chung của toàn xã hội.
- Trên góc độ nền kinh tế: chất lượng tín dụng doanh nghiệp là phải phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa, giải quyết vấn đề công ăn việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, khai thác các nguồn lực có hiệu quả, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn cho sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế bởi vì ngân hàng là một tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế, có tác động sâu rộng đến mọi hoạt động của nền kinh tế và là một
- kênh quan trọng của Chính phủ trong chính sách kinh tế. - Khi đứng ở mỗi quan điểm khác nhau thì góc độ nhìn nhận về chất lượng tín
dụng doanh nghiệp cũng khác nhau. Tuy nhiên, NHTM là một trung gian tài chính, là nơi cấp tín dụng cho doanh nghiệp dưới sự giám sát của NHNN, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật. Mặt khác, NHTM đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý chất lượng tín dụng từ khâu thẩm định, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, đảm bảo thu hồi gốc và lãi vay đúng hạn, tránh để phát sinh nợ xấu. Do vậy, theo quan điểm của tác giả thì chất lượng tín dụng doanh nghiệp là khoản tín dụng được doanh nghiệp sử dụng vốn đúng mục đích, phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng, đảm bảo khả năng hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn, mang lại lợi nhuận cũng như sự tồn tại và phát triển bền vững của ngân hàng.
1.2.3. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng doanh nghiệp1.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu định tính 1.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu định tính
a. Đáp ứng nhu cầu hợp lý của Doanh nghiệp
- Chất lượng tín dụng doanh nghiệp được cho là tốt khi NHTM có khả năng đáp
ứng kịp thời nhu cầu vay vốn hợp lý của doanh nghiệp: lãi suất phù hợp, quy mô vốn đủ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, thời gian vay hợp lý, thời gian giải quyết hồ sơ nhanh, thủ tục đơn giản... Ngược lại, nếu ngân hàng không đáp ứng tốt các nhu cầu nói trên sẽ phản ánh chất lượng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng là chưa đạt yêu cầu.
b. Chất lượng phục vụ của cán bộ tín dụng
- Cán bộ tín dụng là người đại diện hình ảnh cho NHTM, thái độ phục vụ càng
chuyên nghiệp, năng động, tác phong nhanh nhẹn, xử lý tình huống nhanh chóng, giao tiếp cởi mở thì hình ảnh và chất lượng tín dụng doanh nghiệp của NHTM càng tốt và ngược lại. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân viên chính là một phần thiết yếu của NHTM.
c. Uy tín của Ngân hàng trong việc cho vay
- Uy tín của NHTM rất quan trọng, nó là thước đo chất lượng tín dụng doanh
nghiệp của NHTM trên thị trường. Nó được đánh giá, nhìn nhận từ chính sách phát triển của ngân hàng, quá trình thực hiện cấp tín dụng, tính chuyên nghiệp của ngân
- hàng như thế nào, có đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp
tín dụng hợp lý của doanh nghiệp
của ngân hàng hay không.
d. Doanh nghiệp sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng
- Bên cạnh việc sử dụng các sản phẩm tín dụng, doanh nghiệp chấp nhận sử dụng
thêm các sản phẩm, dịch vụ bán chéo của NHTM thì có thể thấy doanh nghiệp đang cảm thấy hài lòng với chất lượng tín dụng doanh nghiệp của NHTM đó. Bởi vì NHTM đáp ứng được chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp, doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng thêm các dịch vụ khác của ngân hàng như: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, kinh doanh ngoại hối, chi lương... điều này nói lên sự tin tưởng của doanh nghiệp dành cho NHTM.
e. Sự tăng trưởng số lượng khách hàng mới
- Khi chất lượng tín dụng doanh nghiệp của NHTM càng tốt thì uy tín của ngân
hàng càng được nâng cao trên thị trường, doanh nghiệp đang quan hệ tín dụng sẽ giới thiệu cho các doanh nghiệp khác đến quan hệ tín dụng tại NHTM nhiều hơn. Do đó, sự tăng trưởng số lượng khách hàng mới cũng là nhân tố quan trọng để có thể đánh giá chất lượng tín dụng doanh nghiệp, rộng hơn là chất lượng hoạt động kinh doanh của NHTM đó.
I.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu định lượng
a. Chỉ tiêu dư nợ tín dụng doanh nghiệp
- Tỷ trọng nợ tín dụng doanh . ... = Dư X d ụn:d oan h. nghi êp x 100% Tông dư nợ tín dụng
- Dư nợ tín dụng là số dư cuối kỳ tính toán, được tính theo thời điểm, đây là tông
số tiền dư nợ gốc đối với KHDN còn phải thu hồi tại một thời điểm. Chỉ tiêu này cho thấy dư nợ tín dụng đối với các doanh nghiệp chiếm bao nhiêu phần trăm trong tông dư nợ tín dụng của NHTM.
- Nếu tỷ trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp càng lớn thì càng cho thấy tầm quan
trọng của hoạt động tín dụng doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Hơn nữa, hoạt động tín dụng doanh nghiệp có chất lượng tốt sẽ góp phần to lớn vào sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của
- NHTM, tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển bền vững hơn.
b. Chỉ tiêu nợ quá hạn đối với khách hàng doanh nghiệp
- Tỷ lệ nợ quá hạn của KHDN =
^Z^iKHDL x 100%
- Tông dư nợ tín dụng của KHDN
- Nợ quá hạn của KHDN là khoản nợ đến thời hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàng. Tỷ lệ này có thể đánh giá được phần nào chất lượng tín dụng doanh nghiệp của NHTM. Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tô chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã phân loại nợ thành 05 nhóm như sau:
- Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm: Nợ trong hạn và được đánh giá là
có khả
năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.
- Nhóm 2 - Nợ cần chú ý, bao gồm: Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
Nợ điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.
- Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm: Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
Nợ gia hạn nợ lần đầu; Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra; Nợ