Định hướng kinh doanh chính đến năm 2025 của Ngân hàng TMCP Đầu tư

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẾN NGHÉ (Trang 87)

7. Kết cấu luận văn

3.2.1. Định hướng kinh doanh chính đến năm 2025 của Ngân hàng TMCP Đầu tư

TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bến Nghé

3.2.1. Định hướng kinh doanh chính đến năm 2025 của Ngân hàng TMCPĐầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bến Nghé Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bến Nghé

- Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh: tiếp tục định hướng tăng trưởng bán lẻ với phân khúc trung tâm là khách hàng cá nhân và tăng trưởng phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua việc hoàn thiện chính sách khách hàng, đa dạng hóa kênh phân phối, trong đó chú trọng đầu tư nâng cấp, mở rộng các kênh bán hàng qua Internet Banking, E-Banking... Cùng với đó là việc phát triển sản phẩm công nghệ mới, gia tăng tính thuận tiện trong giao dịch, phát triển theo gói sản phẩm tích hợp, đáp ứng nhu cầu trọn gói và hiệu quả về mặt chi phí cho khách hàng.

- Đẩy mạnh phát triển thu dịch vụ theo định hướng của BIDV: tăng cả về quy mô thu dịch vụ thuần, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ, tỷ lệ sử dụng sản phẩm dịch vụ bình quân và nâng cao chỉ số hài lòng khách hàng.

- Vận hành hiệu quả - Tăng năng suất lao động - Phát triển an toàn: tiếp tục hoàn thiện công tác tái cấu trúc hệ thống và tổ chức vận hành, quản lý theo ngành dọc và thực hiện hoàn thiện cơ cấu, chính sách, quy trình theo cơ cấu tổ chức mới. Bên cạnh đó là việc nâng cao công tác đánh giá hiệu quả công việc, tổ chức sắp xếp nhân sự một cách hợp lý nhằm nâng cao năng suất lao động.

- Quản lý rủi ro, quản trị tín dụng và xử lý nợ: thực hiện mô hình quản trị tín dụng tập trung, đảm bảo chất lượng thẩm định tín dụng, đánh giá lại danh mục tín dụng. Đồng thời nâng tầm công tác xử lý nợ trở thành hoạt động được chú trọng của ngân hàng. Bên cạnh đó là việc tăng cường kiểm soát và đưa ra các định hướng, dự báo kịp thời về diễn biến của thị trường.

- Phát triển “Nhân lực BIDV Bến Nghé”: xây dựng và thực thi kế hoạch nhân sự kế thừa, phát triển nghề nghiệp, quản lý và phát triển nhân sự ở cả 2 mặt tài năng và đạo đức nghề nghiệp.

- Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp trên cơ sở thực hiện nghiêm chính sách, quy trình, quy định và các văn bản hướng dẫn cấp tín dụng của BIDV, nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, chú trọng các khâu kiểm tra hồ sơ do doanh nghiệp cung cấp, chấm điểm, xếp hạng khách hàng, quản lý rủi ro, quản trị tín dụng và kiểm tra, kiểm soát sau cho vay...

- Tích cực tìm kiếm KHDN mới, mở rộng đối tượng khách hàng, cung cấp thêm các sản phẩm, dịch vụ mới, phù hợp với nhu cầu ngày càng cao và đổi mới của các doanh nghiệp; thực hiện tốt các công tác giới thiệu, quảng cáo để đưa sản phẩm đến gần với khách hàng hơn.

- Xây dựng nhóm khách hàng chiến lược có năng lực tài chính tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, có uy tín cao trên thị trường, để từ đó có cơ chế, chính sách về lãi suất, phí, điều kiện tài sản bảo đảm phù hợp để thu hút và giữ chân khách hàng.

- Quyết liệt xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng, lập kế hoạch chi tiết công tác xử lý nợ đối với từng khách hàng mỗi tháng, quý và báo cáo kết quả thực hiện cũng như tiến độ thực hiện đến Ban Giám đốc hàng tuần. Phân công trách nhiệm tới mỗi cán bộ tín dụng, lãnh đạo phòng, Ban Giám đốc gắn với từng khách hàng phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu.

- Chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, có khả năng phân tích báo cáo tài chính, thẩm định tốt, từ đó đưa ra các khuyến nghị và giải pháp đến các cấp thẩm quyền xem xét để có những phương pháp, cách thức cấp tín dụng phù hợp với KHDN hơn.

- Dư nợ cho vay trung dài hạn đối với KHDN chiếm tỷ trọng thấp và đang có xu hướng giảm. Do vậy, cần nâng cao tỷ trọng cho vay trung dài hạn đối với KHDN, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư đổi mới máy móc, trang thiết bị, cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng vị thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Từ những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong chất lượng tín dụng

doanh nghiệp tại BIDV Bến Nghé, đồng thời nhằm thực hiện tốt các định hướng và mục tiêu cụ thể của BIDV Bến Nghé về chất lượng tín dụng doanh nghiệp, BIDV Bến Nghé cần tiến hành đồng bộ và nhịp nhàng một số giải pháp sau:

3.3.1. Hiện đại hóa và nâng cao chất lượng thông tin tín dụng

- Thông tin tín dụng là các thông tin về khách hàng vay và những thông tin liên

quan đến khách hàng vay đó. Ngân hàng khi cấp tín dụng cho doanh nghiệp thì cần phải có thông tin về doanh nghiệp đó. Những thông tin mà các ngân hàng cần quan tâm như: hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phương án kinh doanh, tài sản bảo đảm và đặc biệt quan trọng là lịch sử tín dụng của doanh nghiệp... để có thể đưa ra quyết định cấp tín dụng đúng đắn.

- Nguồn thông tin do doanh nghiệp cung cấp cần phải được kiểm tra, đối

chiếu từ

nhiều nguồn khác nhau để xác định lại tính chuẩn xác, đầy đủ, hợp lý bởi vì các nguồn thông tin từ phía khách hàng cung cấp thường chưa đầy đủ hoặc không chính xác. Cán bộ tín dụng cần xử lý, kiểm tra, thu thập thêm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: thông tin từ các cơ quan, ban, ngành chủ quản, từ các tổ chức tín dụng khác, từ các tổ chức cung cấp thông tin, từ khách hàng hoặc đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp và từ chính nguồn thông tin sẵn có của Chi nhánh... để so sánh, đối chiếu với thông tin từ phía khách hàng cung cấp sẽ giúp cho việc đánh giá, phân tích khách hàng và xu hướng thị thường chuẩn xác hơn, giảm thiểu rủi ro tín dụng, hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu, từ đó chất lượng tín dụng doanh nghiệp của BIDV Bến Nghé sẽ tốt hơn. Để thực hiện được điều này, BIDV Bến Nghé cần tiến hành xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin riêng tại chi nhánh nhằm tổ chức thu thập, lưu trữ và hệ thống hoá thông tin tất cả KHDN từng đề nghị cấp tín dụng và KHDN đang có quan hệ tín dụng tại BIDV Bến Nghé, thông tin về chính sách, ngành nghề, thị trường và các thông tin khác có liên quan, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của doanh nghiệp... Ngoài ra, BIDV Bến Nghé cần áp dụng thêm các phần mềm và các công cụ về cơ sở dữ liệu có khả năng lưu trữ, trích xuất dữ liệu đa chiều từ hệ thống phần mềm của BIDV và của riêng chi

định kết quả xếp hạng của doanh nghiệp cũng như chất lượng

hệ thống xếp hạng tín

dụng nội bộ của chi nhánh.

3.3.2. Xây dựng hệ thống nhận diện, cảnh báo sớm các khoản nợ quá hạn,nợ xấu nợ xấu

- Nguyên nhân làm phát sinh khoản nợ quá hạn, nợ xấu có thể xuất phát từ nhiều

phía như: từ phía ngân hàng, từ phía khách hàng hay từ những nguyên nhân khách quan khác. Đặc biệt, các nguyên nhân từ phía ngân hàng chủ yếu xuất phát từ công tác thẩm định trước khi cho vay và công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay. Vì vậy, để ngăn ngừa nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh thì BIDV nói chung và BIDV Bến Nghé nói riêng cần phải xây dựng hệ thống cảnh báo sớm đối với khoản vay có khả năng phát sinh nợ xấu. Hiện nay, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và quy trình giám sát tín dụng được xem như những công cụ hiệu quả trong việc phát hiện sớm các khoản tín dụng có vấn đề cho ngân hàng.

- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV cần phải phải được hoàn

thiện và

triển khai xây dựng lại một cách khoa học, bám sát với thực tế và phải phù hợp với hoạt động của chi nhánh đối với từng đối tượng khách hàng. Quy trình chấm điểm trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được thực hiện và tuân thủ nghiêm ngặt, khách quan để đảm bảo tính chính xác của kết quả cảnh báo. Do đó, BIDV Bến Nghé cần phải phân tách trách nhiệm giữa bộ phận thu thập thông tin và bộ phận kiểm tra nhập các thông tin vào hệ thống. Các chỉ tiêu phi tài chính cần phải được đánh giá chi tiết, cụ thể, phù hợp với thực tế của khách hàng khi thực hiện chấm điểm, đảm bảo tính khách quan trong việc chấm điểm các tiêu chí này. Đồng thời cần phải thường xuyên rà soát, chấm điểm lại khách hàng theo định kỳ hay ngay khi có những sự biến động lớn của thị trường, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh hoặc chính nội tại khách hàng. Đây là những tiền đề để BIDV Bến Nghé tiến tới xây dựng phưong pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ theo mô hình quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel: tính toán xác suất không trả được nợ của từng khách hàng, tỷ trọng tổn thất ước tính và ước lượng dư nợ của khách hàng không trả được nợ. Trên cơ sở đó sẽ xây dựng hệ số rủi ro cho từng loại khách hàng, và theo tính chất từng

khoản vay, khách hàng có hệ số rủi ro tín dụng càng cao

càng phải được kiểm soát

chặt chẽ hơn, qua đó giúp BIDV Bến Nghé có những cảnh báo

sớm cho từng khoản

vay.

- Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát tín dụng là một trong những giải pháp

giúp ngân hàng kịp thời phát hiện những khoản vay có vấn đề từ đó giúp hạn chế những khoản nợ xấu phát sinh. Để thực hiện điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng và các bộ phận có liên quan phải thực hiện một cách nghiêm túc, có chất lượng. Bởi trên thực tế hiện nay thì việc kiểm tra, giám sát các khoản vay là khâu khá lỏng lẻo trong toàn bộ quy trình cho vay tại BIDV Bến Nghé, một phần là do đội ngũ nhân viên khá ít và sự chủ quan thiếu trách nhiệm của cán bộ nghiệp vụ, các bộ phận hỗ trợ liên quan. Việc kiểm tra giám sát chỉ được thực hiện rốt ráo khi có thông tin các đợt kiểm tra kiểm sát của các cơ quan chức năng. Do đó, để chủ động hơn trong việc nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp thì công tác kiểm tra, giám sát của chi nhánh phải được thực hiện thường xuyên, liên tục đồng thời phải có sự phối hợp chặc chẽ giữa các bộ phận liên quan như: bộ phận Quan hệ khách hàng, bộ phận thẩm định tín dụng, bộ phận hỗ trợ tín dụng từ lúc phát sinh khoản vay đến khi khoản vay được tất toán. Ngoài việc kiểm tra, giám sát định kỳ thì Chi nhánh cần phải thực hiện kiểm tra, giám sát tại những thời điểm nhạy cảm như: khi thị trường biến động, khi Nhà nước thay đổi chính sách liên quan đến ngành nghề hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khi có sự biến động giá sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng đang kinh doanh hay có những thông tin bất thường có liên quan trực tiếp đến khách hàng... để có ứng xử tín dụng kịp thời.

- Đối với các khoản vay thường xuyên quá hạn từ 1-9 ngày, những khoản

nợ có

dấu hiệu bất thường, đặc biệt là các khoản nợ cần chú ý - nợ nhóm 2, BIDV Bến Nghé cần có sự kiểm tra trực tiếp tình hình hiện tại của khách hàng, thu thập thông tin, đánh giá lại khách hàng và đề xuất những biện pháp thích hợp, kịp thời, tránh nguy cơ dẫn đến nợ xấu. Để nâng cao vài trò công tác kiểm tra, giám sát tín dụng BIDV Bến Nghé cần phải thực hiện các biện pháp:

- - Bổ sung cán bộ có trình độ, nghiệp vụ chuyên môn, đặc biệt phải có kinh nghiệm sâu sắc trong hoạt tín dụng.

mới các phương pháp kiểm tra giám sát một các linh hoạt, phù hợp từng điều kiện, đối tượng, thời điểm...đáp ứng một các tốt hơn yêu cầu công việc ngày càng cao.

- Quy định rõ vai trò, trách nhiệm cụ thể đối với từng cán bộ kiểm tra, giám sát cùng với chế độ thưởng phạt công bằng, hợp lý để nâng cao tinh thần, trách nhiệm.

- Cán bộ giám sát tín dụng tại các Chi nhánh phải là nhân sự do Phòng Giám sát tín dụng Hội sở quản lý trực tiếp.

- Hệ thống cảnh báo sớm các khoản nợ xấu phát sinh là điều cần thiết, cần phải

được quan tâm hơn nữa tại BIDV Bến Nghé. Hệ thống này cần phải được cần phải được xây dựng trên cơ sở sự gắn kết thông tin giữa các bộ phận liên quan trong quy trình tín dụng, trong đó yếu tố thông tin phải được cập nhật đầy đủ chính xác, các thông tin về chất lượng khoản nợ được theo dõi chi tiết hàng ngày, điều này giúp cảnh báo, nhắc nhở, nâng cao trách nhiệm của các cá nhân và các bộ phận liên quan.

3.3.3. Hoàn thiện chính sách tín dụng và nâng cao tính tuân thủ quy trình tín dụng

- Chính sách tín dụng là kim chỉ nam cho các hoạt động tín dụng của BIDV Bến

Nghé. Nội dung của chính sách tín dụng bao gồm: định hướng phát triển tín dụng và mức độ chấp nhận rủi ro - khẩu vị tín dụng của BIDV Bến Nghé. Việc hoàn thiện chính sách tín dụng tại Chi nhánh là nhằm mục tiêu cân bằng giữa tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, tuân thủ quy định của pháp luật.

- Bên cạnh đó chính sách tín dụng phải được xem xét lại định kỳ và được điều

chỉnh lại sau khi phân tích, đánh giá tình hình thực tế thị trường hoặc ngay khi có những biến động lớn từ môi trường kinh doanh mà có thể tác động trực tiếp đến chất lượng tín dụng doanh nghiệp. Hàng quý, Chi nhánh cần khảo sát quan điểm, ý kiến đóng góp của cán bộ nhân viên về chính sách tín dụng để từng bước hoàn thiện hơn. Đồng thời, cần có phương pháp phổ biến đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức và nhất quán trong việc thực hiện chính sách tín dụng với tầm nhìn dài hạn đến tất cả cán bộ nhân viên, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp.

khách hàng tổ chức từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một món vay mà những điểm chính là các bước thẩm định khách hàng, thẩm định hiệu quả của phương án vay vốn, thẩm định giá trị tài sản bảo đảm và xác định hạn mức tín dụng, kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay trong quá trình vay của khách hàng, nhắc nhở khách hàng về thời gian trả nợ và lãi để khách hàng có kế hoạch trả nợ. Cán bộ tín dụng phải tuân thủ thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình cấp tín dụng để hạn chế khả năng mất vốn và giảm rủi ro đến mức thấp nhất, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp cho BIDV Bến Nghé.

- Trong quá trình thẩm định khách hàng, yếu tố quan trọng nhất là thông tin.

Thông tin chính xác giúp cho cán bộ tín dụng thấy rõ được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình tài chính, các tranh chấp pháp lý liên quan đến doanh nghiệp và tài sản thế chấp, các rủi ro tiềm ẩn và hiệu quả của phương án vay vốn. Từ đó, giúp cán bộ tín dụng đưa ra những nhận định, đề xuất cấp tín dụng kịp thời, hợp lý và giúp cho cấp thẩm quyền ra quyết định cho vay chuẩn xác hơn. Nghiêm cấm việc cán bộ tín dụng cố tình sửa chữa thông tin khách hàng trên hệ thống xếp

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẾN NGHÉ (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w