Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẾN NGHÉ (Trang 100)

1. Kết luận

2.1.Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.1.1. Xây dựng Trung tâm Hỗ trợ tín dụng

- Để thích ứng với sự thay đổi của thị trường và xu thế phát triển chung của ngành ngân hàng trong việc xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung, cũng như phù hợp với cơ cấu tổ chức mới mà BIDV Bến Nghé đang thực hiện. Việc thành lập Trung tâm Hỗ trợ tín dụng độc lập với Chi nhánh là cần thiết, giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng từ các nghiệp vụ cho vay, phát hành bảo lãnh; giúp quản lý hạn mức, giải ngân trên cơ sở kiểm soát và quản lý tập trung việc tuân thủ quy trình, quy định của pháp luật và của BIDV; giúp tăng năng suất lao động, đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững và an toàn cho BIDV. Trung tâm Hỗ trợ tín dụng sẽ thực hiện mọi nghiệp vụ hồ sơ phát sinh liên quan đến hoạt động tín dụng của các Chi nhánh trong hệ thống sau khi khách hàng được phê duyệt tín dụng như: soạn thảo hợp đồng, khai báo hạn mức cho khách hàng trên hệ thống, kiểm soát việc thực hiện các điều kiện ủy nhiệm tín dụng, giải ngân, phát hành bảo lãnh trong nước. Trung tâm Hỗ trợ tín dụng có thể phân bổ thành từng Phòng/Tổ tại các Chi nhánh để đáp ứng tiến độ công việc tuy nhiên không chịu sự chi phối của Ban lãnh đạo Chi nhánh.

2.1.2. Xây dựng Trung tâm phê duyệt tín dụng tập trung

- Đi cùng với sự hạn chế về chất lượng thông tin tín dụng là thẩm quyền phán

quyết tín dụng tại các Chi nhánh BIDV còn khá cao đã ảnh hưởng không nhỏ đối với chất lượng tín dụng doanh nghiệp. Các khoản cấp tín dụng với thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác cùng với ý chí chủ quan của cấp phê duyệt tín dụng tại Chi nhánh đã dẫn đến rủi ro phát sinh nợ xấu. Do đó, để nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp mà cụ thể hơn là hạn chế nợ xấu phát sinh từ nguyên nhân này, BIDV cần thành lập các trung tâm xử lý phê duyệt tín dụng tập trung theo từng khu vực thực thuộc Hội sở chính, từ đó làm giảm thẩm quyền phê duyệt tín dụng của các cấp điều hành tại Chi nhánh.

và triển khai Hệ thống khởi tạo và phê duyệt tín dụng (CROMS) bao gồm khai báo thông tin khách hàng, thẩm định, đề xuất, phê duyệt, kiểm soát sau phê duyệt, quản lý tài sản bảo đảm trong các hoạt động cấp tín dụng, cam kết cấp tín dụng, mua nợ, mua trái phiếu doanh nghiệp, cấp hạn mức để thực hiện giao dịch trên thị trường liên ngân hàng đối với khách hàng tổ chức nhằm có cơ sở thu thập dữ liệu chuẩn, chính xác, đầy đủ và đồng bộ cho công tác thu thập và trích xuât dữ liệu theo quy định của Basel. Hiện tại hệ thống phần mềm trên đã được hoàn thiện và triển khai thử nghiệm tại một số Chi nhánh BIDV với kết quả khả quan và dự kiến trong năm 2021 sẽ được triển khai tổng thể trên toàn hệ thống BIDV.

2.1.3. Bổ sung nguồn nhân sự chất lượng

- Với khối lượng công việc ngày càng lớn, yêu cầu công việc ngày càng cao,

BIDV cần bổ sung thêm nhân sự để đảm bảo đủ số lượng biên chế hoàn thành công việc một cách tối ưu nhất, hạn chế tình trạng cán bộ bị quá tải công việc dẫn đến các thiếu sót gây rủi ro tín dụng. Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ có thời gian học tập, nghiên cứu, trao dồi kỹ năng nâng cao trình độ chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp.

- Bên cạnh đó, BIDV cần ban hành quy chế lương, thưởng cho cán bộ phù hợp

với năng lực, cạnh tranh với các ngân hàng khác cùng với chế độ thăng tiến rõ ràng, minh bạch nhằm thu hút nhân tài phục vụ cho công việc đạt hiệu quả cao.

2.2. Kiến nghị đối Ngân hàng Nhà nước

2.2.1. Nâng cao vai trò trong việc quản lý, điều hành và hoàn thiện hệthống văn bản pháp luật ngân hàng thống văn bản pháp luật ngân hàng

- NHNN cần phải nâng cao vai trò định hướng trong việc quản lý và tư vấn cho

các NHTM thông qua việc đưa ra những nhận định, dự báo mang tính khoa học, khách quan, đặc biệt các phân tích diễn biến kinh tế, tiền tệ trong nước và quốc tế có liên quan đến hoạt động tín dụng làm cơ sở, khuyến cáo cho các NHTM tham khảo, định hướng trong việc hoạch định chính sách tín dụng đảm bảo sự tăng trưởng bền vững, vừa phòng ngừa rủi ro.

- Tăng cường công tác rà soát nhằm phát hiện, ngăn ngừa, kịp thời xử lý hoặc

không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã

hội; đảm bảo tính hợp pháp,

thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và phù hợp với

tình hình phát triển kinh tế

- xã hội. Hoạt động rà soát của NHNN góp phần hoàn thiện

các quy định pháp luật

trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, từng bước

bảo đảm tính thống nhất,

đồng bộ, phù hợp và có định hướng dài hạn của hệ thống pháp luật ngành ngân hàng.

- NHNN là đầu mối phối hợp với các cơ quan ban ngành tháo gỡ những khó

khăn, vướng mắc về các quy định tài sản bảo đảm, giao dịch bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm vì có liên quan đến nhiều ngành, nhưng quy định của ngành này lại bị quy định của ngành khác, cơ quan khác hạn chế. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các NHTM thì cần có thông tư liên tịch giữa các cơ quan, ban ngành có liên quan làm cơ sở pháp lý thống nhất để hướng dẫn trình tự, thủ tục để giải quyết những vướng mắc pháp lý phức tạp, gây khó khăn cho các NHTM. Trong đó, kiến nghị NHNN nghiên cứu cơ chế cho phép các NHTM có quyền chủ động trong việc phát mãi, xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu.

2.2.2. Tăng cường thanh tra, giám sát

- Cần phải nâng cao hơn công tác thanh tra, giám sát về tính hiệu quả, tránh mang tính hình thức. Công tác thanh tra, giám sát cần được xây dựng chi tiết, khoa học, không ngừng đổi mới phương pháp để kịp thời phát hiện các sai sót, các dấu hiệu rủi ro... để kịp thời chỉ đạo và ngăn chặn triệt để nhằm thể hiện được vai trò cảnh báo, phòng ngừa rủi ro tín dụng. Tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra tại chỗ nhằm kịp thời xử lý, ngăn chặn những sai phạm, những quyết định mạo hiểm, chấp nhận rủi ro của các NHTM nhằm tăng trưởng tín dụng, cạnh tranh không lành mạnh. Bên cạnh đó thì công tác giám sát từ xa của NHNN cần thể hiện tốt vai trò cảnh báo kịp thời để các NHTM có biện pháp phòng ngừa. Ngoài ra, việc sửa đổi, bổ sung những kiến nghị của cơ quan thanh tra, giám sát cần phải được theo dõi chặt chẽ và có những chế tài xử lý nghiêm các vi phạm tại các NHTM và công bố thông tin công khai rộng rãi nhằm mang tính răng đe.

- Tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ thanh tra, giám sát có nghiệp vụ chuyên môn cao và phẩm chất đạo đức tốt. Các thanh tra viên cần phải có kiến thức

môi trường hoạt động ngân hàng và các kênh truyền tải rủi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ro. Tổ chức phân công

công việc thanh tra theo dõi và chịu trách nhiệm từng TCTD,

chi nhánh trên địa bàn,

đồng thời thực hiện hoán đổi cán bộ thanh tra giữa các chi

nhánh NHNN để đảm bảo

tính khách quan, đa dạng về môi trường làm việc để cán bộ

thanh tra trau dồi, nâng

cao nghiệp vụ.

- Bên cạnh việc kiểm tra sự tuân thủ đúng pháp luật trong hoạt động ngân hàng

và đảm bảo sự an toàn của NHTM thì việc đảm bảo hệ thống kiểm soát rủi ro tại các NHTM cần được thanh tra, giám sát một cách có hệ thống, toàn diện. Mặc dù các NHTM hiện nay đều đã xây dựng hệ thống quản lý rủi ro nhưng mới chỉ bước đầu, để có hệ thống quản lý rủi ro bài bản, chắc chắn thì NHNN cần xây dựng các tiêu chí để đánh giá được các chính sách và quy trình quản lý rủi ro do các NHTM xây dựng phù hợp với quý mô và mức độ phức tạp của từng NHTM; từng bước chuẩn hoá các quy trình nhằm nhận dạng, đo lường và kiểm soát các rủi ro; yêu cầu các NHTM phải thực hiện; theo lộ trình nhằm hiện đại hoá mô hình quản trị rủi ro.

2.2.3. Thiết lập kênh thông tin tin cậy cho hệ thống ngân hàng

- Nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dụng tại Trung tâm thông tin tín

dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cập nhật và chính xác về khách hàng, cần có những biện pháp giám sát chặt chẽ và những chế tài nhất định đối với các TCTD trong việc cung cấp thông tin tín dụng không đầy đủ, chính xác.

- Thông tin tín dụng cần cập nhật thêm các thông tin về đánh giá, xếp hạng khách

hàng tại các ngân hàng có quan hệ tín dụng. Bên cạnh đó, CIC cần cập nhật thông tin chi tiết về nhóm khách hàng, các khoản vay có liên quan và tình hình thanh toán nợ vay hàng tháng.

- CIC nên có thêm chức năng kiểm tra tính chính xác của thông tin do các TCTD

cung cấp, có thể tạo lập kênh thông tin liên kết giữa các cơ quan chức năng như: thuế, hải quan, công an, tòa án... để có thêm nguồn thông tin về doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đưa ra những đánh giá, cảnh báo giúp cho các TCTD phòng tránh rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp.

tái cấu trúc nền kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội bền vững qua đó giúp hạn chế nợ xấu gia tăng.

- Thiết lập môi trường pháp lý minh bạch, đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ để người đi vay và cho vay có thể thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình. Kiện toàn các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM và các doanh nghiệp để NHTM và các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, giảm thiểu rủi ro tín dụng xảy ra, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp.

- Bộ chỉ tiêu tài chính trung bình ngành là tiêu chuẩn rất quan trọng trong việc đánh giá XHTD doanh nghiệp của các NHTM. Ngân hàng sẽ so sánh các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp với chỉ tiêu trung bình ngành để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh hay yếu kém. Do vậy, Tổng cục Thống kê cần xây dựng, nghiên cứu đưa ra các hệ thống chỉ số trung bình ngành có độ tin cậy cao góp phần tạo thuận lợi không chỉ cho ngân hàng mà còn cho doanh nghiệp trong phân tích tài chính để cải thiện hiệu quả quản lý của doanh nghiệp.

- Kết quả của việc phân tích báo cáo tài chính và xếp hạng tín dụng chịu ảnh hưởng nhiều bởi các chuẩn mực kế toán được áp dụng. Do đó, trong thời gian tới Bộ Tài chính cần tiếp tục hoàn thiện các quy định và chuẩn mực kế toán của Việt Nam theo các tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo điều kiện cho các NHTM trong công tác đánh giá rủi ro tín dụng để có những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp.

- Cần tiếp tục bám sát tình hình thực tế để kịp thời ban hành các chính sách thiết thực nhằm chỉ đạo thực hiện trong các giai đoạn khó khăn của nền kinh tế như: khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh... Có thể thấy trong giai đoạn dịch bệnh Covid 19 bùng phát mạnh mẽ từ đầu năm 2020, Chính phủ đã có những chính sách khá quyết liệt với các thông tư, chỉ thị nhằm chỉ đạo và yêu cầu toàn bộ hệ thống Ngân hàng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh như: cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ, hỗ trợ giảm lãi suất cho vay, phí... góp phần làm giảm đáng kể việc phát sinh nợ xấu cho hệ thống Ngân hàng, giảm áp lực cho các chủ thể kinh tế, nhằm đảm bảo an toàn, giảm tổn thất và góp phần ổn định kinh tế.

13. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bến Nghé (2017, 2018, 2019), Báo cáo thống kê về tình hình cho vay 2017, 2018, 2019, Thành phố Hồ Chí Minh.

14. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bến Nghé (2017, 2018, 2019), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2017, 2018, 2019, Thành phố Hồ Chí Minh.

15. Quốc hội (2010), Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam số 47/2010/QH12, ban hành ngày 16/06/2010.

16. Trần Thanh Phúc (2017).“Phân tích chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung”, Tạp chí Công thương.

- Trang website

17. Phong Vân, VietinBank nâng cao chất lượng tín dụng, Địa chỉ:

https://vnexpress.net/vietinbank-nang-cao-chat-luong-tin-dung-4126267.html, [truy cập ngày 02/09/2020]

18. Nguyễn Vũ, Quan trọng là quản lý chất lượng tín dụng, Địa chỉ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

https://thoibaonganhang.vn/quan-trong-la-quan-ly-chat-luong-tin-dung- 88157.html, [truy cập ngày 02/09/2020]

- PHIẾU KHẢO SÁT - Xin chào Anh/Chị!

- Tôi tên là Phan Nhựt Đông, hiện tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài: “Chất

lượng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bến Nghé”. Mọi ý kiến trả lời của Anh/Chị đều góp phần vào sự thành công của đề tài nghiên cứu và có thể giúp tôi hoàn thành khóa học của mình. Tôi xin cam kết các thông tin của các Anh/Chị được sử dụng nhằm mục đích nghiên cứu trong đề tài này. Những câu hỏi này chỉ có mục đích tham khảo ý kiến của Anh/Chị liên quan đến đề tài mà không có mục đích nào khác. Kính mong Anh/chị dành thời gian giúp tôi trả lời các câu hỏi dưới đây.

- Tôi xin chân thành cảm ơn!

1. Các tồn tại làm giảm chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại BIDV Bến Nghé giai đoạn 2017 - 2019

- Để trả lời các anh/chị thực hiện mô tả mức độ đồng ý từ hoàn toàn không không

ý đến hoàn toàn đồng ý (1: Hoàn toàn không đồng ý, 2: Không đồng ý, 3: Bình thường, 4: Đồng ý, 5: Hoàn toàn đồng ý)

-

STT - Tồn tại - Mức độ đánh giá

- - - - -

- 1

- Hạn chế trong công tác nhận biết và cảnh báo

nợ xấu

- - - - -

- 2

- Thực hiện chưa đồng bộ quy trình giám sát

khoản vay sau giải ngân

- - - - -

- 3

- Chưa tuân thủ thực hiện đầy đủ chính sách tín dụng, quy trình tín dụng - - - - - - 4 - Chưa có sự tách bạch thật sự giữa các phòng

ban về phê duyệt tín dụng

- - - - -

- Các tồn tại khác làm giảm chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại BIDV Bến Nghé giai đoạn 2017 - 2019 theo ý kiến của Anh/Chị (nếu có):

□ Trưởng/Phó Phòng □ Chuyên viên

3. Phòng/Bộ phận công tác hiện tại của Anh/Chị: □ Ban Giám đốc □ Phòng Khách hàng doanh nghiệp □ Phòng Khách hàng cá nhân □ Phòng Giao dịch □ Phòng Quản trị tín dụng □ Phòng Quản lý rủi ro □ Khác:...

4. Số năm kinh nghiệm liên quan đến hoạt động tín dụng của Anh/Chị: □ Dưới 1 năm

□ Từ 1 đến 3 năm □ Trên 3 năm

- Tôi tên là Phan Nhựt Đông, hiện tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài:

“Chất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lượng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam -

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẾN NGHÉ (Trang 100)