7. Kết cấu luận văn
3.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
- BIDV Bến Nghé nói riêng và BIDV nói chung cần phải chú trọng tăng cường
công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện sớm những khoản vay có dấu hiệu rủi ro, để từ đó mà có các biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế tối đa tổn thất cho ngân hàng. Bên cạnh đó, khi được kiểm tra thường xuyên thì các bộ phận và cá nhân có liên quan sẽ tăng tính chủ động và có trách nhiệm hơn trong việc phối hợp kiểm tra sau cho vay khách hàng. Trong trường hợp khách hàng có biến động bất lợi cho ngân hàng thì phải đề xuất ngay các biện pháp ứng xử tín dụng phù hợp như:
- - Đàm phán với khách hàng: biện pháp này được áp dụng với những
khoản nợ
có khả năng thu hồi. Ngân hàng xem xét khả năng trả nợ của khách hàng, sau đó tiến hành thương lượng với khách hàng về giải pháp thực thi cũng như yêu cầu cam kết của khách hàng. Trên cơ sở đó, ngân hàng có thể áp dụng các phương án sau:
- + Tư vấn về tình hình tài chính và tư vấn khách hàng có phương án điều chỉnh
kinh doanh có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Ngân hàng
cần nắm bắt nguyên
nhân và tư vấn khách hàng các phương án điều chỉnh, sử dụng
các nguồn vốn hợp lý
để đảm bảo hoạt động kinh doanh cũng như hỗ trợ khách hàng
về một số vấn đề như
miễn giảm lãi suất, phí... để hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn khó khăn.
- + Cơ cấu lại khoản nợ: đây là phương án có lợi cho cả khách hàng và
ngân hàng
khi Ngân hàng đã tư vấn và đánh giá khách hàng khó có khả năng trả nợ đúng hạn, trên cơ sở đánh giá những khó khăn hiện tại và phương án kinh doanh, khả năng trả nợ trong tương lai ngân hàng có thể xem xét gia hạn khoản nợ cũ hoặc cấp thêm tín dụng giúp khách hàng vượt qua khó khăn đồng thời tạo khả năng thu hồi được khoản nợ trước. Nhưng đây không phải là biện pháp tốt và mang tính mạo hiểm cao nếu như ngân hàng không đánh giá hết những khó khăn hoặc không xem xét đến khả năng thu hồi nợ sau này thì sẽ làm gia tăng thêm nợ xấu.
- Xử lý, khai thác TSBĐ: khi khách hàng không còn khả năng thanh toán nợ từ hoạt động kinh doanh, Ngân hàng thông qua công ty quản lý nợ và khai thác tài sản sẽ tiếp nhận, quản lý các TSBĐ của các khoản nợ vay của ngân hàng để xử lý bằng các biện pháp thích hợp như cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, khai thác kinh doanh, góp vốn liên doanh... để thu hồi nợ.
- Bán các khoản nợ: biện pháp này được ngân hàng sử dụng đối với các khoản nợ không có tài sản bảo đảm hoặc không muốn mất thời gian đòi nợ.
- Sử dụng giải pháp pháp lý để đòi nợ: biện pháp kiện khách hàng ra tòa để đòi nợ được ngân hàng lựa chọn khi các biện pháp trên không khả thi. Ngân hàng có thể nhờ tòa án can thiệp buộc khách hàng trả nợ, chuyển giao tài sản bảo đảm tiền vay hoặc nếu khách hàng là doanh nghiệp không trả được nợ thì ngân hàng với tư cách là chủ nợ chính có thể làm đơn xin tòa mở thủ tục tuyên bố phá sản theo luật phá sản.
- Bù đắp bằng quỹ DPRR: khi các biện pháp thu hồi khác không có hiệu quả, ngân hàng có thể dùng nguồn quỹ DPRR để bù đắp thiệt hại của khoản nợ xấu hay hạch toán vào chi phí bất thường.