7. Kết cấu luận văn
2.3.2. Những mặt còn tồn tại
- Mặc dù BIDV Bến Nghé đã tiến hành nhiều biện pháp để phòng ngừa và hạn
chế nợ xấu KHDN phát sinh nhằm nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu KHDN qua các năm từ năm 2017-2019 không ngừng tăng lên, một
- phần là do BIDV Bến Nghé vẫn còn những tồn tại sau:
- Thứ nhất, hạn chế trong công tác nhận biết và cảnh báo nợ xấu: hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV với vai trò có thể tính toán và định lượng được mức độ rủi ro của từng khoản vay của khách hàng trên cơ sở đánh giá mức độ tín nhiệm, năng lực tài chính, tình hình hoạt động hiện tại và triển vọng phát triển trong tương lai của khách hàng được xếp hạng, qua đó đánh giá được mức độ rủi ro không trả được nợ và khả năng trả nợ trong tương lai. Mặc dù đã được đưa vào vận hành từ rất lâu, tuy nhiên chất lượng của kết quả chấm điểm chưa cao, các chỉ tiêu chấm điểm còn mang đặc điểm định tính nhiều hơn định lượng bởi các yếu tố cơ bản của hệ thống xếp hạng như sau:
- + Nhóm các chỉ tiêu tài chính phụ thuộc quá nhiều vào số liệu báo cáo tài chính do phía doanh nghiệp cung cấp, trong khi đó phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp siêu nhỏ thì các thông tin trên các báo cáo tài chính thường không chính xác vì các mục đích che đậy thông tin, tránh thuế...
- + Nhóm các chỉ tiêu chấm điểm phi tài chính đối với khách hàng nhằm đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng như: trình độ quản lý, xu hướng phát triển ngành nghề hoạt động, các nhân tố ảnh hưởng... còn chung chung, mang tính chủ quan.
- Chính những hạn chế trên dẫn đến tình trạng đánh giá chưa chuẩn xác về việc
xác định, cảnh báo nợ xấu của ngân hàng. Theo quy định của BIDV hiện nay, tất cả hồ sơ vay của khách hàng bắt buộc phải thực hiện xếp hạng tín dụng, tuy nhiên việc thực hiện xếp hạng phụ thuộc phần lớn vào vai trò của người nhập thông tin xếp hạng vào hệ thống mà cụ thể là các chuyên viên quan hệ khách hàng và cũng chính là người đề xuất cấp tín dụng. Vì vậy, việc xếp hạng tín dụng sẽ không được khách quan cao và không phát huy được vai trò là công cụ cảnh báo rủi ro sớm của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
- Thứ hai, thực hiện chưa đồng bộ quy trình giám sát khoản vay sau giải ngân: quy trình giám sát khoản vay sau khi cho vay đã được BIDV xây dựng và ban hành trên toàn hệ thống, đây là công cụ hiệu quả trong việc theo dõi, đánh giá các khoản vay sau khi giải ngân, kịp thời phát hiện những dấu hiệu rủi ro đối với khoản vay của từng khách hàng. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện thì lại thiếu đồng bộ, tách bạch với các
- bộ phận khác và hầu như chỉ thực hiện với vai trò là
phối hợp thực hiện để xử lý đối
với các khoản nợ quá hạn đã phát sinh, chưa phát huy hết vai
trò giám sát, cảnh báo
sớm những rủi ro đối với khoản vay để có những ứng xử tín dụng kịp thời.
- Thứ ba, chưa tuân thủ thực hiện đầy đủ chính sách tín dụng, quy trình tín dụng của ngân hàng: chính sách tín dụng, quy trình tín dụng và quy chế cho vay đã được BIDV ban hành, hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện, phân định nhiệm vụ và trách nhiệm của từng bộ phận, cán bộ nhân viên... cùng với đó là khẩu vị tín dụng được quán triệt trên toàn hệ thống BIDV với mục đích nhằm định hướng cho các mục tiêu, chiến lược phát triển trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện xuống các Chi nhánh thì vẫn còn nhiều bộ phận, cán bộ nhân viên chưa thực hiện đúng, đầy đủ các quy định, quy trình như: vượt thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng; không thực hiện đúng, đầy đủ các điều kiện phê duyệt khoản vay; sau khi cho vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy trình giám sát sau khi cho vay... Nguyên nhân chủ yếu là do Chi nhánh thiếu sự phân định trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận, cá nhân để từ đó có chế tài phù hợp và lực lượng nhân sự phục vụ KHDN vẫn còn mỏng so với quy mô dư nợ KHDN hiện tại của BIDV Bến Nghé.
- Thứ tư, chưa có sự tách bạch thật sự giữa các phòng ban về phê duyệt tín dụng trong khi cơ cấu tổ chức bộ máy và quy trình cấp tín dụng tại BIDV Bến Nghé đã được phân tách thành các bộ phận chuyên môn khác nhau như: Bộ phận Quan hệ khách hàng tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng và khởi tạo tín dụng; Bộ phận Quản lý rủi ro thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và đưa ra ý kiến về cấp tín dụng cũng như phân tích rủi ro và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro; Bộ phận Quản trị tín dụng thực hiện các thủ tục giải ngân, quản lý khoản vay theo phê duyệt. Tất cả các bộ phận đều được phân định rõ trách nhiệm, quy trình thực hiện, tuy nhiên vấn đề là người có thẩm quyền phê duyệt tín dụng là Giám đốc/Phó Giám đốc Chi nhánh, đồng thời cũng là người trực tiếp quản lý nhân sự tại các bộ phận trong chi nhánh. Vì vậy, việc phê duyệt tín dụng còn ít nhiều phụ thuộc vào ý chí của cấp lãnh đạo, vai trò độc lập trong quá trình đề xuất, thẩm định, tác nghiệp giữa các bộ phận vẫn chưa cao.
- Để tăng tính thuyết phục của các nhận định về những tồn tại nêu trên, tác giả
- việc tại BIDV Bến Nghé về những tồn tại đã làm
giảm chất lượng tín dụng doanh
nghiệp tại BIDV Bến Nghé.
- Quy trình khảo sát: từ tổng hợp các tồn tại đã làm giảm chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại BIDV Bến Nghé, tác giả lập thành bảng câu hỏi khảo sát. Mỗi tồn tại sẽ lấy ý kiến trả lời chủ quan của đối tượng được khảo sát thông qua đánh giá mức độ đồng tình theo thang đo Likert 5 mức độ: từ 1: Hoàn toàn không đồng ý, 2: Không đồng ý, 3: Bình thường, 4: Đồng ý, 5: Hoàn toàn đồng ý.
- Mục tiêu: khảo sát nhận định của các nhân viên có liên quan trực tiếp đến công tác tín dụng tại BIDV Bến Nghé về sự đồng tình đối với các tồn tại đã làm giảm chất lượng tín dụng doanh nghiệp.
- Đối tượng khảo sát: Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng, Phó phòng, Chuyên viên có kinh nghiệm liên quan đến hoạt động tín dụng từ 3 năm trở lên hiện đang làm việc tại BIDV Bến Nghé.
- Quy mô mẫu: 50 người.
- Thời gian thực hiện: từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2020.
- Phương pháp khảo sát: gửi bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp và gửi qua email. - Kết quả khảo sát: tổng số phiếu đã gửi là 50 phiếu, số phiếu thu về là 50 phiếu với tỷ lệ phản hồi là 100%. Trong đó:
- + Ban Giám đốc: 4 phiếu, chiếm 8%. - + Trưởng/Phó phòng: 13 phiếu, chiếm 26%. - + Chuyên viên: 33 phiếu, chiếm 66%.
- Kết quả khảo sát thống kê của 50 phiếu từ các cá nhân có liên quan trực tiếp
đến công tác tín dụng tại BIDV Bến Nghé với 4 tồn tại dẫn đến nợ xấu làm giảm chất lượng tín dụng doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- Bảng 2.16. Kết quả khảo sát những tồn tại làm giảm chất lượng tín dụng doanh - nghiệp tại BIDV Bến Nghé giai đoạn 2017 - 2019
- STT - Tồn tại - Mức độ đánh giá - 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 1
- Hạn chế trong công tác nhận biết và cảnh báo nợ - 0% - 6% - 30% - 38% - 26% - 2
- Thực hiện chưa đồng bộ quy trình giám sát khoản
vay sau giải ngân
- 2% - 8% - 24% - 44% - 22% -
- 3
- Chưa tuân thủ thực hiện đầy đủ chính sách tín dụng, quy trình tín dụng - 0% - 4% - 2% - 62% - 32% - 4 - Chưa có sự tách bạch thật sự giữa các phòng ban về phê duyệt tín dụng - 0% - 6% - 8% - 36% - 50% - (Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
- Nhìn chung, đa phần đối tượng được khảo sát đều đồng tình với các tồn tại mà -
- tác giả đã đưa ra, trên 60% đồng tình ở mức độ đồng ý và hoàn toàn đồng ý với
các tồn
tại đã làm giảm chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại BIDV Bến Nghé nêu trên, cụ thể: - Tồn tại về hạn chế trong công tác nhận biết và cảnh báo nợ xấu có mức đánh giá ở mức 4 là 38% và mức 5 là 26%, tổng cộng ý kiến đồng tình là 64%.
- Tồn tại về thực hiện chưa đồng bộ quy trình giám sát khoản vay sau giải ngân có mức đánh giá ở mức 4 là 44% và mức 5 là 22%, tổng cộng ý kiến đồng tình là 66%.
- Tồn tại về chưa tuân thủ thực hiện đầy đủ chính sách tín dụng, quy trình tín dụng có mức đánh giá ở mức 4 là 62% và mức 5 là 32%, tổng cộng ý kiến đồng tình là 94%.
- Tồn tại về chưa có sự tách bạch thật sự giữa các phòng ban về phê duyệt tín dụng có mức đánh giá ở mức 4 là 36% và mức 5 là 50%, tổng cộng ý kiến đồng tình là 86%.
- Kết quả khảo sát cho thấy có 02 tồn tại làm giảm chất lượng tín dụng doanh
nghiệp nhận được sự đồng tình nhiều nhất là “Chưa tuân thủ thực hiện đầy đủ chính sách tín dụng, quy trình tín dụng” và “Chưa có sự tách bạch thật sự giữa các phòng ban về phê duyệt tín dụng”.