7. Kết cấu luận văn
1.2.3. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng doanh nghiệp
1.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu định tính
a. Đáp ứng nhu cầu hợp lý của Doanh nghiệp
- Chất lượng tín dụng doanh nghiệp được cho là tốt khi NHTM có khả năng đáp
ứng kịp thời nhu cầu vay vốn hợp lý của doanh nghiệp: lãi suất phù hợp, quy mô vốn đủ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, thời gian vay hợp lý, thời gian giải quyết hồ sơ nhanh, thủ tục đơn giản... Ngược lại, nếu ngân hàng không đáp ứng tốt các nhu cầu nói trên sẽ phản ánh chất lượng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng là chưa đạt yêu cầu.
b. Chất lượng phục vụ của cán bộ tín dụng
- Cán bộ tín dụng là người đại diện hình ảnh cho NHTM, thái độ phục vụ càng
chuyên nghiệp, năng động, tác phong nhanh nhẹn, xử lý tình huống nhanh chóng, giao tiếp cởi mở thì hình ảnh và chất lượng tín dụng doanh nghiệp của NHTM càng tốt và ngược lại. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân viên chính là một phần thiết yếu của NHTM.
c. Uy tín của Ngân hàng trong việc cho vay
- Uy tín của NHTM rất quan trọng, nó là thước đo chất lượng tín dụng doanh
nghiệp của NHTM trên thị trường. Nó được đánh giá, nhìn nhận từ chính sách phát triển của ngân hàng, quá trình thực hiện cấp tín dụng, tính chuyên nghiệp của ngân
- hàng như thế nào, có đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp
tín dụng hợp lý của doanh nghiệp
của ngân hàng hay không.
d. Doanh nghiệp sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng
- Bên cạnh việc sử dụng các sản phẩm tín dụng, doanh nghiệp chấp nhận sử dụng
thêm các sản phẩm, dịch vụ bán chéo của NHTM thì có thể thấy doanh nghiệp đang cảm thấy hài lòng với chất lượng tín dụng doanh nghiệp của NHTM đó. Bởi vì NHTM đáp ứng được chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp, doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng thêm các dịch vụ khác của ngân hàng như: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, kinh doanh ngoại hối, chi lương... điều này nói lên sự tin tưởng của doanh nghiệp dành cho NHTM.
e. Sự tăng trưởng số lượng khách hàng mới
- Khi chất lượng tín dụng doanh nghiệp của NHTM càng tốt thì uy tín của ngân
hàng càng được nâng cao trên thị trường, doanh nghiệp đang quan hệ tín dụng sẽ giới thiệu cho các doanh nghiệp khác đến quan hệ tín dụng tại NHTM nhiều hơn. Do đó, sự tăng trưởng số lượng khách hàng mới cũng là nhân tố quan trọng để có thể đánh giá chất lượng tín dụng doanh nghiệp, rộng hơn là chất lượng hoạt động kinh doanh của NHTM đó.
I.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu định lượng
a. Chỉ tiêu dư nợ tín dụng doanh nghiệp
- Tỷ trọng nợ tín dụng doanh . ... = Dư X d ụn:d oan h. nghi êp x 100% Tông dư nợ tín dụng
- Dư nợ tín dụng là số dư cuối kỳ tính toán, được tính theo thời điểm, đây là tông
số tiền dư nợ gốc đối với KHDN còn phải thu hồi tại một thời điểm. Chỉ tiêu này cho thấy dư nợ tín dụng đối với các doanh nghiệp chiếm bao nhiêu phần trăm trong tông dư nợ tín dụng của NHTM.
- Nếu tỷ trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp càng lớn thì càng cho thấy tầm quan
trọng của hoạt động tín dụng doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Hơn nữa, hoạt động tín dụng doanh nghiệp có chất lượng tốt sẽ góp phần to lớn vào sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của
- NHTM, tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển bền vững hơn.
b. Chỉ tiêu nợ quá hạn đối với khách hàng doanh nghiệp
- Tỷ lệ nợ quá hạn của KHDN =
^Z^iKHDL x 100%
- Tông dư nợ tín dụng của KHDN
- Nợ quá hạn của KHDN là khoản nợ đến thời hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàng. Tỷ lệ này có thể đánh giá được phần nào chất lượng tín dụng doanh nghiệp của NHTM. Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tô chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã phân loại nợ thành 05 nhóm như sau:
- Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm: Nợ trong hạn và được đánh giá là
có khả
năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.
- Nhóm 2 - Nợ cần chú ý, bao gồm: Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
Nợ điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.
- Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm: Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
Nợ gia hạn nợ lần đầu; Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra; Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tô chức, cá nhân thuộc đối tượng mà tô chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
- Nợ được bảo đảm bằng cô phiếu của chính tô chức tín dụng hoặc công ty con của tô chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tô chức tín dụng khác trên cơ sở tô chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cô phiếu của chính tô chức tín dụng nhận vốn góp;
- Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt quá 5% vốn tự có của tô chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho khách
- hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
- Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật;
- Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật;
- Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ, bao gồm: Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
Nợ cơ
cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; Khoản nợ vi phạm các quy định của pháp luật thuộc nhóm 3 quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được.
- Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm: Nợ quá hạn trên 360 ngày;
Nợ cơ
cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Khoản nợ vi phạm các quy định của pháp luật thuộc nhóm 3 quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản.
- 4- Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ như sau: - Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): 0%
- Nhóm 2 (nợ cần chú ý): 5%
- Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): 20% - Nhóm 4 (nợ nghi ngờ mất vốn): 50%
- - Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): 100%
- Tỷ lệ nợ quá hạn đối với KHDN có tỷ lệ nghịch với chất lượng tín dụng doanh
nghiệp. Tỷ lệ nợ quá hạn đối với KHDN càng thấp thì chất lượng tín dụng doanh nghiệp càng cao. Ngược lại, nếu chỉ số này lớn phản ánh nguy cơ mất vốn của NHTM, đồng thời là nguy cơ suy giảm thu nhập của NHTM và thậm chí có thể dẫn tới nguy cơ mất khả năng thanh khoản nếu tỷ lệ này quá cao. Khi NHTM có tỷ lệ nợ quá hạn đối với KHDN cao sẽ bị đánh giá là chất lượng tín dụng doanh nghiệp thấp, rủi ro cao và ngược lại.
c. Chỉ tiêu nợ xấu đối với khách hàng doanh nghiệp
- Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm sau: nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn),
nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Tỷ lệ nợ xấu phản ánh rõ nét chất lượng và rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng đối với KHDN của NHTM.
- Tỷ lệ nợ xấu của KHDN = .?x..;KZ x 100%
- Tông dư nợ của KHDN
- Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng tín
dụng doanh nghiệp của NHTM. Tỷ lệ nợ xấu của KHDN cho biết trong 100 đồng cấp tín dụng cho KHDN thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Nếu hệ số này từ 3% trở xuống thì thể hiện chất lượng tín dụng doanh nghiệp của NHTM tốt và càng nhỏ càng tốt. Ngược lại, nếu hệ số này càng lớn hơn 3% cho thấy chất lượng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng càng thấp, khả năng thu hồi nợ giảm sút, công tác quản lý, kiểm tra, giám sát nợ kém, rủi ro tín dụng của NHTM cao.
d. Vòng quay vốn tín dụng
-_Doanh số thu nợ KHDN Vòng quay vốn tín dụng KHDN = ______,, ,_____...
- & Dư nợ bình quân KHDN
- Vòng quay vốn tín dụng KHDN phản ánh số vòng luân chuyển vốn tín dụng
của NHTM đối với doanh nghiệp. Chỉ tiêu này còn phản ánh tình hình quản lý vốn tín dụng, công tác quản lý thu hồi nợ của NHTM đối với doanh nghiệp và là tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng doanh nghiệp của NHTM. Vòng quay vốn tín dụng KHDN càng cao cho thấy nguồn vốn ngân hàng cấp tín dụng cho doanh nghiệp đã tham gia nhiều lần vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng nghĩa với công tác
- thu hồi nợ vay của NHTM đạt hiệu quả, rộng hơn là
chất lượng tín dụng doanh nghiệp
cao và ngược lại.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng doanh nghiệp1.2.4.1. Nhân tố chủ quan 1.2.4.1. Nhân tố chủ quan
a. Chính sách cấp tín dụng của ngân hàng
- Chính sách cấp tín dụng đối với KHDN bao gồm chính sách về khách
hàng, lãi
suất, phí, hạn mức tín dụng, thời hạn cấp tín dụng, hình thức cấp tín dụng, tài sản bảo đảm và chính sách xử lý với các khoản nợ có vấn đề. Dương Thị Hoàn (2019) cho rằng chính sách tín dụng được đánh giá càng cao, hợp lý, hiệu quả thì hoạt động cho vay càng tốt, chất lượng tín dụng doanh nghiệp được đảm bảo và ngược lại.
b. Quy mô vốn và cơ cấu vốn cho KHDN
- Nguồn vốn có từ nghiệp vụ huy động vốn là nguồn vốn cho vay chủ yếu của
NHTM, vì thế, NHTM luôn cố gắng tăng trưởng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng lớn của doanh nghiệp. Hiện nay, với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, các NHTM không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi để tìm kiếm vốn huy động, linh hoạt trong tìm kiếm nguồn, đưa ra nhiều chính sách hấp dẫn thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư và các doanh nghiệp đang thừa vốn.
- Vốn tự có cũng quyết định đến việc mở rộng cho vay của ngân hàng.
Theo Luật
các tổ chức tín dụng Việt Nam quy định tổng dư nợ cho vay của một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của NHTM. Vì vậy, vốn tự có của ngân hàng có tính quyết định đến mức cấp tín dụng tối đa mà ngân hàng có thể cấp cho một doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng đến tổng dư nợ cho vay của ngân hàng và dư nợ cho vay KHDN cũng như chất lượng cho vay KHDN của ngân hàng.
c. Chất lượng công tác thẩm định khách hàng:
- Chất lượng thẩm định ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng doanh nghiệp
của NHTM. Khi cấp tín dụng cho doanh nghiệp, ngân hàng cần phải thẩm định một cách kỹ càng, cẩn thận (về pháp lý, phương án sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng trả nợ, tài sản bảo đảm... của doanh nghiệp) để đưa ra quyết định cấp tín dụng. Thẩm định là công việc rất quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng của các
- NHTM. Nếu công tác thẩm định không được chú
trọng, thẩm định qua loa, sơ sài,
không chính xác thì quyết định cấp tín dụng sẽ mắc nhiều
sai lầm, dẫn đến chất lượng
tín dụng doanh nghiệp không hiệu quả, gây rủi ro cho ngân
hàng. Nhưng nếu công tác
thẩm định quá lâu, thủ tục rườm rà thì có thể mất cơ hội
kinh doanh tốt của doanh
nghiệp, mất thời gian và chi phí... đồng nghĩa với việc mất
khách hàng và bị đánh giá
không tốt về chất lượng tín dụng doanh nghiệp của NHTM.
d. Chất lượng, trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp
của đội
ngũ cán bộ tín dụng là điều hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cho vay KHDN của NHTM vì đội ngũ cán bộ tín dụng là đội ngũ trực tiếp tiếp xúc với KHDN, là cầu nối giữa doanh nghiệp với ngân hàng, qua đó ảnh hưởng đến chất lượng cho vay KHDN. Do vậy, chất lượng và hiệu quả cho vay cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào công tác tuyển chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên của mỗi NHTM (Phan Thị Thu Hà, 2007).
e. Chất lượng thông tin tín dụng
- Trong quá trình thẩm định tín dụng, ngân hàng cần có các thông tin chính xác,
đầy đủ để có thể ra quyết định cấp tín dụng hoặc kiểm soát tình hình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Do đó, NHTM cần phải xây dựng hệ thống thông tin riêng của mình để đảm bảo đánh giá thông tin về doanh nghiệp chính xác và kịp thời góp phần đảm bảo chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp.
f. Công tác kiểm tra, giám sát các khoản vay
- Bên cạnh công tác thẩm định, đánh giá chặt chẽ, chính xác thông tin doanh
nghiệp thì NHTM cũng cần phải kiểm tra, giám sát, đôn đốc thu hồi nợ khách hàng... để kịp thời bổ sung, điều chỉnh, khắc phục, sữa chữa những thiếu sót trong công tác cho vay, tránh rủi ro tín dụng cho NHTM. Qua đó, NHTM có thể thấy được doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không, có hiệu quả hay không; đồng thời cán bộ tín dụng có thể hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng nâng cao hiệu quả vốn vay. Do vậy, ngân hàng cần phải thiết lập một đội ngũ cán bộ, kiểm soát có chuyên môn, có trách nhiệm cao, hoạt động có hiệu quả, giúp ngân hàng tránh những rủi ro, sai lầm