Có nhiều cách phân loại tín dụng của NHTM, dựa trên các cơ sở lập luận khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu. Theo Bùi Diệu Anh và cộng sự (2013), dựa trên mục đích sử dụng vốn vay, các khoản cho vay KHCN bao gồm hai hình thức: Vay tiêu dùng và vay sản xuất kinh doanh
■ Vay tiêu dùng là khoản vay với mục đích đáp ứng nhu cầu chi tiêu của các cá nhân, hộ gia đình như: xây dựng và sửa chữa nhà, mua sắm đồ dùng gia đình,
mua xe, đóng tiền đi học, khám chữa bệnh, tiệc lễ...
kinh doanh, đầu tư của cá nhân, hộ gia đình như: bổ sung vốn lưu động, tân
trang hoặc
mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh,
đầu tư vào các lĩnh vực như chứng khoán, vàng...
Quy mô khoản vay nhỏ là vì đối tượng vay chủ yếu là các KHCN và các hộ gia đình, nhu cầu vốn của họ nhỏ hơn so với các doanh nghiệp hay các tổ chức, ví dụ nhưgiá cả hàng hóa hay các khoản chi tiêu, đầu tư đều ở mức vừa phải. Và số tiền vay bị
giới hạn bởi nhiều yếu tố như tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ, mục đích sử dụng vốn. Số lượng khoản vay lớn là vì đối tượng của loại hình cho vay này là tất cả các cá
nhân trong xã hội có nhu cầu vay vốn. Hơn nữa, sự phát triển của xã hội và quy mô dân
số ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu vay của KHCN càng trở nên phong phú và đa dạng hơn.
> Cho vay KHCN mang tính rủi ro cao
Hoạt động cho vay KHCN mang tính nhạy cảm và phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế đang biến động. Cho vay tiêu dùng là danh mục gặp nhiều rủi ro nhất trong danh
mục cho vay của ngân hàng.
Theo Đường Thị Thanh Hải (2014), nguồn trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào thu nhập của chính bản thân khách hàng mà điều này bị tác động bởi tình trạng tài chính,
công việc, sức khỏe.., các yếu tố này có thể thay đổi một cách nhanh chóng và biến động không lường trước được. Các hộ gia đình hay cá nhân kinh doanh thường có trình độ quản lý còn yếu, thiếu kinh nghiệm hoặc trình độ khoa học kĩ thuật chưa đổi mới,. dẫn đến khả năng cạnh tranh trên thị trường không cao, rủi ro về thất nghiệp hay phá sản là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Ngoài ra, một cá cá nhân vì để được vay vốn có thể có những thông tin kém minh bạch, giấu bớt thông tin hoặc sử dụng nguồn vốn vay sai mục đích khiến ngân hàng phải đối mặt với rủi ro cao, đặc biệt là những khoản vay tín chấp.
Bên cạnh đó, rủi ro xảy ra trong quá trình tác nghiệp từ phía ngân hàng là điều không thể tránh khỏi. Thẩm định cho vay KHCN phức tạp, phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và đánh giá của người thẩm định. Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người
dân, đòi hỏi quy trình thủ tục diễn ra nhanh chóng, cán bộ tín dụng có thể chủ quan hoặc
bỏ qua một số vấn đề dẫn đến sai sót, và có những trường hợp thông đồng với khách hàng làm tổn thất đến ngân hàng.
> Lãi suất cho vay KHCN cao hơn lãi suất cho vay KHDN
Khi đi vay, KHCN thường ít quan tâm đến lãi suất, họ chỉ quan tâm đến số tiền họ cần vay và số tiền phải trả hàng tháng. Thông thường các đối tượng có cuộc sống khá giả sẽ có nhu cầu vay tiêu dùng nhiều hơn, lãi suất không phải là vấn đề được chú ý mà là mục đích đáp ứng nhu cầu sống của họ.
Tại các ngân hàng, lãi suất cho vay KHCN không thay đổi suốt quá trình vay đối
với khoản vay ngắn hạn và được điều chỉnh mỗi năm một lần đối với khoản vay trung, dài hạn.
> Cho vay KHCN tốn kém nhiều chi phí
Như đã đề cập ở trên, số lượng KHCN đi vay là một nguồn khách hàng lớn. Khoản vay nhỏ nhưng phân tán rộng, diễn biến phức tạp nên chi phí bỏ ra để phát triển và quản lý thường tốn kém nhiều.
Thông tin lượng khách hàng lớn có thể khó chính xác và đầy đủ, nên chi phí về mặt nhân lực, chi phí từ khâu tư vấn, thẩm định, xét duyệt cũng như quản lý sau khi cho
vay cũng sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, ngân hàng còn tốn các khoản như chi phí điện thoại,
chi phí quảng cáo tiếp thị, mở rộng mạng lưới...
Do đó, chi phí bình quân trên một đồng vốn cho vay mà ngân hàng phải chịu cao
hơn các loại cho vay khác.