V Dư nợ bình quân KHCN Trong đó:
b. Nguyên nhân:
3.2.1. Giải pháp đối với nghiệp vụ cấp tín dụng
> Giai đoạn kiểm tra hồ sơ - thông tin khách hàng
Việc kiểm tra các thông tin liên quan đến hồ sơ pháp lý, năng lực tài chính, năng lực quản lý, uy tín tín dụng chủ yếu dựa trên hai nguồn thông tin là từ khách hàng và mạng nội bộ ngân hàng. CV KHCN cần phải tận dụng những nguồn thông tin trên và nhìn nhận đánh giá 1 tương đối chính xác. Vì nguồn thông tin khách hàng cung cấp cho chuyên viên KHCN có thể sai lệch, không chính xác, CV KHCN cần phải mở rộng tìm kiếm thông tin bằng cách liên hệ với cơ quan địa phương nơi khách hàng đang sinh sống để xác minh tính pháp lý nhân thân, pháp lý TSĐB của KH.
Thực hiện thẩm định TSĐB một cách thận trọng, bao gồm: nhận diện chính xác TSĐB, định giá TSĐB phù hợp với thị trường, đúng quy định, xác định các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến giá trị của TSĐB. Tái định giá tài sản theo định kỳ quy định, đảm bảo hàng hóa thế chấp được theo dõi sát giá thị trường nhằm có biện pháp giảm dư nợ - bổ sung TSĐB theo tỷ lệ đã được phê duyệt.
Trước khi CV KHCN đề xuất cho vay với Ban Lãnh đạo ngân hàng, thì người CV phụ trách đó phải nắm được một số thông tin về ngành nghề hiện kinh doanh hiện tại của KH như thế nào, phát triển kinh tế ra làm sao, nguồn doanh thu có biến động theo thị trường kinh tế chung.. .để thấy được cái nhìn tổng quát hơn về tài chính của khách hàng có đủ để trả nợ vay ngân hàng.
cho Ban Lãnh đạo được phép vay hay không, nên người CV KHCN cũng là nhân tố quan trọng trong phần quyết định cho KH vay.
> Giai đoạn cấp tín dụng và xác minh khả năng trả nợ
Khi thực hiện cấp tín dụng hoặc tái cấp hạn mức tín dụng, chuyên viên KHCN ngoài việc thu thập đầy đủ hồ sơ sổ sách, báo cáo tài chính của khách hàng (báo cáo tài chính nộp cơ quan thuế hoặc báo cáo tài chính có kiểm toán) thì cần thực hiện kiểm tra thực tế cơ sở khách hàng để đánh giá tình hình kinh doanh - tài chính, đánh giá khoản phải thu - phải trả, hàng tồn kho và khả năng thanh toán của khách hàng để đảm bảo đánh giá đúng thực tế tình hình doanh nghiệp. Đồng thời, đơn vị cẩn thận kiểm tra, xác minh kỹ các chứng từ do khách hàng cung cấp
Thu thập báo cáo tài chính nhiều kỳ để làm cơ sở so sánh đánh giá, phân tích tình hình tài chính của công ty, đặc biệt là đánh giá phân tích các chỉ tiêu về hàng tồn kho, vong quay hàng tồn kho, hàng hóa đang trên đường, chi phí khấu hao...
Thực hiện kiểm tra sổ phụ tài khoản của khách hàng để nhận biết các trường hợp chuyển tiền thanh toán hàng hóa lòng vòng hoặc trao đổi hàng hóa để tạo doanh thu giả.
> Giai đoạn kiểm tra vốn vay sau cho vay
Luôn giám sát chặt chẽ công tác kiểm tra sau khi cho vay, phân công nhân sự giám sát từng khoản vay thường xuyên: nhận diện RRTD trước, trong và sau khi cho vay. Đặc biệt tăng cường công tác nhận diện RRTD hơn nữa khi phát sinh các diễn biến bất lợi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khoản vay của khách hàng. Bất kỳ khoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận biết vấn để có những biện pháp theo dõi nhanh chóng, giúp tổn thất có thể giảm đến mức thấp nhất.
Tăng cường tần suất kiểm tra sau cho vay, thu thập thông tin CIC về dư nợ và thông tin TSĐB của KH, nắm bắt tình hình giải ngân bảo đảm bằng hàng hóa của khách hàng tại các TCTD khác nhằm có biện pháp kiểm soát chặt chẽ.
vay hay không, ví dụ như: mục đích vay tiêu dùng thì có đúng khách hàng sử dụng tiền giải ngân sử dụng cho tiêu dùng mua sắm, mục đích vay BĐS thì có đúng tiền giải ngân có được chuyển thẳng cho bên bán để thanh toán hợp đồng mua BĐS hay không. bằngcách kiểm tra thực tế tài sản và cung cấp chứng từ thể hiện việc sử dụng vốn cho mục đích đó.
Đồng hành cùng khách hàng để nắm bắt kịp thời các khó khăn của khách hàng, từ đó hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn, đảm bảo hoạt động kinh doanh thuận lợi, đảm bảo nguồn trả nợ cho ngân hàng.