V Dư nợ bình quân KHCN Trong đó:
b. Nguyên nhân:
3.2.1. Kiến nghị chung đối với Sacombank Chi nhánh Quận
Sacombank cần sớm hoàn thiện mô hình tổ chức theo hướng tách biệt độc lập với khâu thẩm định: Tách biệt khâu thẩm định trong quy trình cấp tín dụng và quản lý tín dụng là xu hướng chung cho các NHTM nhằm giảm áp lực làm việc cho các CV KHCN, tăng tính chuyên nghiệp và nâng cao hiệu quả thẩm định. Đồng thời tácH biệt khâu thẩm định và khâu tín dụng sẽ hạn chế được hiện tượng CV KHCN làm giả, làm sai lệch giá trị thẩm định. Qua đó hạn chế được phần nào RRTD
Thường xuyên kiểm tra chéo: Sacombank cần thường xuyên kiểm tra chéo hồ sơ khách hàng vay, ngoài việc Chi nhánh cử nhân sự ở PKSRR đi kiểm tra hồ sơ vay ở từng PGD thì hội sở trung tâm phải lập đoàn kiểm tra xuống từng chi nhánh nhiều hơn nữa. Chi nhánh kiểm tra trực tiếp hồ sơ, quy trình cấp tín dụng, để kịp thời phát hiện sự vi phạm phạm CV KHCN trong khâu lập hồ sơ, nhằm hạn chế tối đa việc phát sinh RRTD, đồng thời nâng cao nhận thức, tinh thần làm việc và trách nhiệm của người CV KHCN đó cũng như tập thể Ban Lãnh đạo tại đơn vị đó, để uy tín Ngân hàng Sacombank một ngày phát triển hơn nữa.
Sacombank thường xuyên mở các lớp đào tạo nghiệp vụ nhiều hơn nữa: Ngoài việc đào tạo chuyên sâu phẩm chất, đạo đức cán bộ, quy trình cấp tín dụng, đào tạo sản phẩm, ngân hàng Sacombank cần đẩy mạnh thêm một số nghiệp vụ chéo khác cho CV KHCN như nghiệp vụ thẩm định TSĐB, nhận diện pháp lý khách hàng, phân tích báo cáo tài chính. Nhằm hạn chế việc làm sai lệch hồ sơ Tài chính, TSĐB do CV KHCN không nắm kỹ lý thuyết dẫn đến vi phạm.
Hoàn thiện khóa đào tạo chuyên sâu cho CBNV áp dụng Basel trong quản trị rủi ro tín dụng.
Ngân hàng Sacombank nói chung và Chi nhánh Quận 9 nói riêng cần phải xây dựng, củng cố mối quan hệ với khách hàng để gây ấn tượng tốt, giữ vững niềm tin và sự tín nhiệm của khách hàng. Để có được một khách hàng sử dụng sản phẩm của mình đã khó, việc giữu chân cho khách hàng đó tiếp tục giao dịch, gắn bó lâu dài với mình càng khó hơn. Vì vậy, bên cạnh việc tìm kiếm khách hàng mới, khai thác khách hàng tiềm năng thì việc duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng hiện tại là rất cần thiết. Khi Chi nhánh ngân hàng tạo được ấn tượng tốt với khách hàng thì khách hàng đó có thể sẽ tiếp tục có sử dụng các sản phẩm - dịch vụ khác nữa với Chi nhánh cũng như giới thiệu thêm khách hàng mới đến giao dịch với Ngân hàng, không những thế, uy tín của Chi nhánh cũng sẽ được giữ vững. Vì vậy, Chi nhánh nên có chính sách ưu đãi đối với khách hàng có lịch sử tốt, có uy tín, khách hàng có thâm niên giao dịch với Ngân hàng, giá trị giao dịch mỗi lần lớn như: ưu đãi lãi suất, thời hạn cho vay, quà tặng có in logo Ngân hàng... Từ đó, khẳng định, củng cố vị trí và thương hiệu của Ngân hàng trong lòng mỗi khách hàng.
Hoạt động marketing là yếu tố rất quan trọng để Chi nhánh đưa sản phẩm đến với người dân. Vì vậy, cần chú trọng củng cố lại chiến lược marketing nhằm xây dựng thương hiệu vững mạnh cho Ngân hàng.
Trước hết, Chi nhánh cần làm cho khách hàng biết đến các hoạt động cho vay KHCN như một thế mạnh của mình, tích cực giúp đỡ khách hàng biết và hiểu về các hình thức cho vay này. Để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, Chi nhánh nên tăng cường công tác tiếp thị bằng phương thức gửi thư giới thiệu sản phẩm - dịch vụ cho vay đến khách hàng. Cần có những nhân viên trực tiếp hoặc qua điện thoại để trả lời đầy đủ và chi tiết về các sản phẩm tín dụng mà các khách hàng quan tâm. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng nên mở rộng dịch vụ tư vấn tại nhà. Bởi khách hàng có nhu cầu vay tiền một phần vì bận rộn, một phần vì các yếu tố khác nên không thể trực tiếp đến giao dịch với ngân hàng. Mặc dù Chi nhánh đã phát triển dịch vụ cho vay qua mạng nhưng việc nhân viên trực tiếp tiếp xúc với khách hàng tỏ ra có hiệu quả hơn, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng, số lượng cho vay cũng sẽ tăng hơn đồng thời rủi ro tín dụng cũng sẽ giảm đi.
khi nhìn thấy đều biết đây sản phẩm của Ngân hàng nào. Chi nhánh có những chính sách khuyến mãi, tặng quà cho các khách hàng thân thuộc như gửi thiệp mừng sinh nhật khách hàng, tặng sổ tay, hay các đồ dùng sinh hoạt khác.. .qua đó tạo ấn tượng tốt cho khách hàng và khai thác được nhiều mối quan hệ mới, tìm được nhiều khách hàng hơn. Đồng thời, tăng cường các áp phích, băng rôn tại phòng giao dịch nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng...
Dựa trên những phân tích ở chương 2 về thực trạng cho vay KHCN tại Chi nhánh Quận 9, tác giả đưa ra những giải pháp nhắm phát triển hoạt động cho vay KHCN. Mong muốn Chi nhánh phát huy lợi thế và cải thiện điểm hạn chế trước những khó khăn, thách thức của nền kinh tế hiện nay.
Các giải pháp - kiến nghị chủ yếu tập trung vào các vấn đề như sau: Hoàn thiện chính sách cho vay KHCN, tăng trưởng tín dụng tại Chi nhánh, đa dạng hóa sản phẩm và cơ cấu lại tỷ trọng vay các ngành nghề cho đồng đều, nâng cao phẩm chất cũng như nghiệp cụ của cán bộ, chuyên viên KHCN, tăng cường hoạt động Marketing và chăm sóc khách hàng trước - trong - và sau cho vay.
•
Trong quá trình phát triển của một đất nước, hệ thống NHTM đóng vai trò rất quan trọng. Các NHTM góp phần điều hòa lượng tiền trong lưu thông giúp ổn định giá cả chống lạm phát, cung cấp dịch vụ thanh toán cho nền kinh tế giúp ổn định giá cả, chống lạm phát, cung cấp dịch vụ thanh toán cho nền kinh tế giúp cho quá trình sản xuất - trao đổi - Khách hàng cá nhân diễn ra trôi chảy hơn. NHTM huy động với mọi nguồn vốn trong nền kinh tế để hỗ trợ cho các cá nhân trong quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện việc tái sản xuất mở rộng theo cả hai hướng rộng và sâu. Thực hiện tốt tự do di chuyển vốn từ ngành có tỷ đồng suất lợi nhuận thấp sang ngành có tỷ đồng suất lợi nhuận cao.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại Sacombank - Chi nhánh Quận 9, khóa luận đã hoàn thành một số nội dung sau:
Thứ nhất: Cơ sở lý luận chung về hoạt động cho vay, sự cần thiết của ngành nghề và các nhân tố ảnh hưởng, các chỉ tiêu đánh giá đối với cho vay KHCN.
Thứ hai: Phân tích - đánh giá thực trạng cho vay KHCN tại Chi nhánh qua 3 năm 2018 - 2020. Từ đó rút ra những kết quả đạt được cũng như nêu ra các hạn chế hiện nay.
Thứ ba: Khóa luận đưa ra các giải pháp để khắc phục các hạn chế trong hoạt động cho vay KHCN, đề xuất mục tiêu - kiến nghị với Sacombank nói chung và CN Quận 9 nói riêng.
Qua phân tích hoạt động cho vay KHCN tại Sacombank - Chi nhánh Quận 9 đã cho tác giả nhiều kiến thức bổ ích về hoạt động cho vay KHCN, giúp tôi thấy được vai trò quan trọng của cho vay đối với nền kinh tế nước nhà. Hơn nữa, qua việc phân tích này còn giúp tôi thấy được những thuận lợi và khó khăn mà Chi nhánh đang gặp phải. Thông qua đề tài này, tác giả mong rằng những đề xuất - kiến nghị có thể đóng góp cho các Ban Lãnh đạo của Chi nhánh trong quá trình hoạt động động đạt kết quả tốt hơn, góp phần vào sự phát triển chung của ngành, sự phát triển của nền kinh tế.
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên bài viết này không thể tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của quý Thầy, Cô trong Hội đồng chấm điểm để cho việc thực hành nghề nghiệp kỳ sau sẽ được tốt hơn.
tôi, đã giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 09 năm 2021
Tác giả
- Website Ngân hàng Thương Mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín, truy cập tại: www.sacombank.com.vn
- Các tài liệu lưu hành nội bộ.
- Bodga Florin, 2015. “The Quality of bank Loans within the Framework of Globalization”, Procedia Economic and Finance 20 (2015), p208 - 217. - Felicia Omowunmi Olokoyo, 2011 “Determinants of Commercial Banks’ ’,
Lending Behavior in Nigeria, International Journal of Financial Research, Vol 2, No 2.
- Peter S.Rose 2004,BankManagement & Financial Service, Boston, McGraw- Hill/Irwin.
- Bùi Diệu Anh, Lê Thị Hiệp Phương và cộng sự 2013, Hoạt động kinh doanh ngân hàng, NXB Phương Đông, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Quy chế cấp tín dụng theo Quyết định số 85/2019/QĐ-VBLQ của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín.
- Quy định nghiệp vụ cấp tín dụng theo Quyết định số 02/2020/QĐ-VBLQ của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín.
- Nguyễn Hữu Thế 2005, ‘‘Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình ”.
- Vương Thị Minh Tâm 2016, Nâng cao chất lượng tín dụng Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phương Đông, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
- Bùi Diệu Anh 2013, Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực quản trị danh mục cho vay của một số ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ, Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
- Đường Thị Thanh Hải 2014, “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng cá nhân ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính online, số 4 (tháng 05/2014).