V Dư nợ bình quân KHCN Trong đó:
c. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
2.2.3. Quy định chung về nghiệp vụ chovay
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Quận 9 áp dụng các điều kiện cho vay phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng. Tuân thủ điều lệ để nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc chọn lọc khách hàng để tập trung vốn cho vay phù hợp, cụ thể như sau:
> Đối tượng, phạm vi, nguyên tắc áp dụng
- Áp dụng cho các đơn vị/cá nhân thuộc Sacombank.
- Áp dụng cho khách hàng là cá nhân Việt Nam và người nước ngoài được Sacombank cấp tín dụng theo từng hình thức cụ thể.
> Điều kiện cấp tín dụng đối với khách hàng
- Khách hàng là cá nhân tại Việt Nam và nước ngoài phù hợp với các hình thức cấp tín dụng theo quy định của pháp luật. Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có
năng lực
hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, hoặc không có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật.
- Có khả năng tài chính để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận với Sacombank.
Sacombank cấp tín dụng bằng đồng tiền Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ phù hợp với NHNN về quản lý ngoại hối.
> Thời hạn cấp tín dụng
Sacombank cấp tín dụng cho khách hàng theo các loại thời hạn : - Ngắn hạn : thời hạn cấp tín dụng tối đa 1 năm
- Trung hạn : thời hạn cấp tín dụng trên 1 năm và tối đa là 5 năm - Dài hạn : thời hạn cấp tín dụng trên 5 năm
Ngoài ra, Sacombank còn căn cứ vào phương án đề nghị cấp tín dụng, chu kỳ sản xuất hoạt động kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng, thời hạn hoạt động còn lại của Sacombank... và nhiều yếu tố khác để thỏa thuận với khách hàng thời hạn cấp tín dụng và kỳ hạn trả nợ phù hợp:
Đối với các nhân có quốc tịch nước ngoài cư trú tại Việt Nam : thời hạn cấp tín dụng không vượt quá thời hạn được phép cư trú còn lại tại Việt Nam.
> Phương thức cấp tín dụng
Sacombank cấp tín dụng theo từng đối tượng khách hàng , phương án đề nghị cấp tín dụng theo các phương thức sau :
- Cấp tín dụng từng lần - Cấp tín dụng theo hạn mức - Cấp tín dụng hợp vốn
- Cấp tín dụng theo hạn mức dự phòng
- Cấp tín dụng thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng - Cấp tín dụng theo hạn mức thấu chi
- Các hình thức cấp tín dụng khác phù hợp theo quy định của pháp luật
Một khách hàng có thể được cấp tín dụng bằng nhiều hình thức và phương thức. Các bên liên quan đều phải tuân thủ đúng quy chế và quy định của luật cấp tín dụng của Ngân hàng.
> Bảo đảm tiền vay
- Sacombank có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm và/ hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm khi cấp tín dụng cho khách hàng.
bảo đảm bằng bảo lãnh của bên thứ ba không có tài sản bảo đảm.
- Trường hợp áp dụng biện pháp bảo đảm cấp tín dụng, khách hàng và Sacombank phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về biện pháp bảo
đảm và
pháp luật có liên quan.
> Tỷ lệ cấp tín dụng đối với tài sản đảm bảo
Theo Quy chế cấp tín dụng theo Quyết định số 85/2019/QĐ - VBLQ của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín, tỷ lệ CTD như sau:
Bảng 2.2: Tỷ lệ CTD tối đa Quyết định số 85 2019/QĐ - VBLQ của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín
STT Loại tài sản bảo đảm Tỷ lệ CTD tối đa/giá trị TSĐB
1
Tiền gửi bằng đồng Việt Nam do Sacombank, Sacombank - SBL và các TCTD khác phát hành thuộc danh mục do Tổng giám đốc ban hành trong từng thời kỳ
100%
2
Tiền gửi bằng ngoại tệ do Sacombank, Sacombank - SBL và các TCTD khác phát hành thuộc danh mục do Tổng giám đốc ban hành trong từng thời kỳ
95%
3 Bất động sản 70%
4
Phương tiện vận tải, trong đó:
Xe ô tô con thương hiệu Toyota và xe ô tô con có thương hiệu từ các nước Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Châu Âu, xe do Vinfast lắp ráp/ sản xuất.
Xe chưa qua sử dụng: 80%
Xe đã qua sử dụng: 70%
dụng, xe khách có thương hiệu từ các nước Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Châu Âu, xe do Trường Hải lắp ráp/sản xuất.
70%
Tàu thuyền (thủy nội địa và tàu biển) và các
phương tiện vận tải khác. 50%
Nguồn: Văn bản lập quy - Ngân hàng Sacombank
> Kiểm tra, giám sát khách hàng, khoản cấp tín dụng
Sacombank duy trì thường xuyên việc kiểm tra, giám sát khách hàng được cấp tín dụng nhằm sớm cảnh báo và xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến khoản cấp tín dụng.
o Phương thức kiểm tra giám sát:
- Thu thập, phân tích thông tin trên cơ sở dữ liệu của khách hàng. - Tiếp xúc khách hàng và kiểm tra địa điểm kinh doanh, cư trú.
- Tần suất kiểm tra bao gồm kiểm tra lần đầu, kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất.
o Xử lí khoản cấp tín dụng:
Trong quá trình kiểm tra, giám sát nếu phát hiện khách hàng vi phạm các quy định cấp tín dụng của Sacombank và các thỏa thuận cấp tín dụng phải báo ngay cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định biện pháp xử lý khoản cấp tín dụng theo một trong các trường hợp sau đây:
- T ạm thời không tiếp tục thực hiện cấp tín dụng và làm việc ngay với khách hàng để khắc phục các vi phạm.
- Tiếp tục duy trì khoản cấp tín dụng nếu đã khắc phục hoặc có hướng xử lý phù hợp và kèm theo điều kiện ( nếu có) của Sacombank.
- Chấm dứt cấp tín dụng và thu hồi nợ trước hạn nếu khách hàng không khắc phục hoặc không có khả năng khắc phục các vi phạm.
Để cho luận văn thể hiện một cách đầy đủ, chi tiết, nhưng không làm rối người đọc, tác giả sẽ cung cấp quy trình cho vay KHCN tại đơn vị theo thu thập được của sinh viên một cách đơn giản nhưng vẫn đầy đủ.
Quy trình cho vay đó bao gồm các bước sau:
Hình 2.3: Quy trình nghiệp vụ cho vay cá nhân của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Quận 9
Nguồn: Bộ phận kinh doanh Sacombank - CN Quận 9
Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng và thu thập hồ sơ CTD.
ĐVCTD tiếp nhận nhu cầu và hướng dẫn khách hàng cung cấp, hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị CTD theo quy định của ngân hàng Sacombank.
Bước 2: Đề xuất và thẩm định, tái thẩm định (nếu có). Trên cơ sở hồ sơ CTD của khách hàng, ĐVCTD thực hiện:
Thẩm định, phân tích, đánh giá các thông tin đảm bảo tính trung thực, đầy đủ, hợp lệ theo danh mục hồ sơ cần thu thập và tuân thủ quy định.
Tái thẩm định tín dụng đối với các khoản CTD thuộc thẩm quyền phán quyết của Hội đồng quản trị, HĐTD ngân hàng, CTQ khu vực.
o Các cấp CTD được chia thành 3 cấp trong đó cấp 3 là nhỏ nhất (cấp PGD) và cấp HĐTD Hội sở/HĐTD khu vực là lớn nhất.
o Thời hạn xem xét và quyết định CTD: Thời hạn tối đa phải phán quyết CTD kể từ khi Sacombank nhận được đầy đủ hồ sơ khách hàng:
o Đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền của đơn vị CTD: tối đa 05 ngày làm việc (đối với CTD ngắn hạn) và 07 ngày làm việc (đối với CTD trung, dài hạn).
o Đối với hồ sơ vượt thẩm quyền của đơn vị CTD: tối đa 09 ngày làm việc (đối với CTD ngắn hạn) và 14 ngày làm việc (đối với CTD trung, dài hạn).
o Đối với trường hợp CTD trung, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư lớn: thời gian giải quyết hồ sơ có thể dài hơn nhưng không được vượt quá 01 tháng.
Bước 4: Triển khai phán quyết.
Các nội dung phán quyết phải được triển khai trong vòng 03 (ba) tháng kể từ ngày phê duyệt.
Trường hợp ĐVCTD chưa triển khai ngay các nội dung phán quyết trong vòng 03 (ba) tháng, trước khi triển khai lại nội dung phán quyết, ĐVCTD phải có báo cáo để cấp phê duyệt CTD xem xét, quyết định. Nội dung báo cáo phải bao gồm đầy đủ các nội dung: nguyên nhân chậm triển khai phán quyết, cập nhật tình hình kinh doanh - tài chính hiện hữu của khách hàng, hiện trạng TSĐB và các đề xuất khác (nếu có).
Bước 5: Quản lý và thu hồi nợ/truy đòi.
Kiểm tra, giám sát khoản CTD định kỳ/đột xuất và lập báo cáo lưu vào HSTD. Theo dõi, đôn đốc thu nợ khách hàng đầy đủ và kịp thời. Theo dõi danh mục dư nợ phát sinh, lập danh sách khách hàng đến hạn thanh toán vốn, lãi trong 10 ngày tới và khách hàng đã trễ, quá hạn vốn, lãi để đôn đốc thu nợ.
Thực hiện kiểm tra/kiểm kê TSĐB giữa thực tế, hồ sơ với các sổ sách ghi nhận của ngân hàng đảm bảo sự khớp đúng.
Bước 6: Tất toán khoản CTD.
Tính toán vốn, lãi, phí (nếu có) phải thanh toán của khách hàng để đảm bảo thu hồi đầy đủ, hoàn thành các nghĩa vụ với Sacombank.
Kiểm tra việc thay đổi lãi suất trước khi làm thủ tục giải chấp và thanh lý hợp đồng vay.
HSTD được lưu và cập nhật thường xuyên trong quá trình CTD. ĐVCTD có trách nhiệm kiểm soát tính đầy đủ, tuân thủ của bộ HSTD và lưu trữ HSTD khách hàng bao gồm:
- Hồ sơ đang giao dịch tín dụng - Hồ sơ từ chối cho vay
- Hồ sơ tất toán.