Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH QUẬN 9 (Trang 76 - 81)

V Dư nợ bình quân KHCN Trong đó:

2.4.1.Kết quả đạt được

c. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

2.4.1.Kết quả đạt được

Nhờ chiến lược thích hợp, lợi thế về quy mô, vị trí địa lý, uy tín trên thị trường cùng với đội ngũ cán bộ nhân viên có chuyên môn sâu và tận tâm mà hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Quận 9 đã đạt được những thành công đáng kể trong thời gian vừa qua. Theo báo cáo tổng kết của Sacombank Chi nhánh Quận 9, Chi nhánh không chỉ giữ được những khách hàng cũ của mình mà còn mở rộng phạm vi thị trường, thu hút khách hàng, nâng cao doanh thu, gia tăng năng lực cạnh tranh với những đối thủ

tăng dần qua các năm. Năm 2017 mới thành lập đạt dư nợ 217.799 triệu đồng và tăng tới 366.608 triệu đồng vào năm 2020. Chi nhánh đã đẩy mạnh khâu tìm kiếm KHCN vay vốn mới, các khách hàng có TSĐB và kết quả là số lượng KHCN đã tăng lên so với năm đầu.

Danh mục sản phẩm và loại hình cho vay cũng rất đa dạng tuy nhiên chưa đồng đều. Sản phẩm cho vay mua nhà, cho vay kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều các sản phẩm khác. Ngoài ra để đảm bảo nguồn vốn luân chuyển thường xuyên, CN Quận 9 cũng đã chú trọng tập trung cho vay với chu kỳ hạn ngắn để nhanh thu hồi vốn và phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế xã hội tại địa bàn Quận 9.

Trong thời gian vừa qua, CN Quận 9 luôn đặt ra những nhiệm vụ phát triển tín dụng theo cả chiều rộng và chiều sâu. Nhiều biện pháp và chiến lược phát triển được chỉ đạo nghiêm ngặt. Việc xây dựng chỉ tiêu tín dụng, hạn mức tín dụng dựa trên tình hình thực tế, thường xuyên đôn đốc kiểm tra của Ban Lãnh đạo đã giúp định hướng và phát triển mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn.

Sacombank - Chi nhánh Q9 thực hiện quy trình tín dụng áp dụng chung trong toàn hệ thống theo mô hình ngân hàng đa năng, bán chéo sản phẩm, hướng khách hàng tới việc sử dụng nhiều dịch vụ khác của ngân hàng. Điều này giúp công tác tín dụng theo chuẩn quy tắc nhất định, từ đó giảm thiểu được rủi ro và phát triển một cách toàn diện, thu được lợi ích cao nhất từ khách hàng.

> Tích cực xử lý nợ quá hạn, nợ xấu và có dấu hiệu rủi ro

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN giảm trong giai đoạn 2017 -2020 là tín hiệu đáng mừng cho thấy chất lượng hoạt động cho vay cá nhân tại Sacombank - Chi nhánh Quận 9 đang dần được cải thiện. Mức tăng các khoản nợ quá hạn của cho vay KHCN tăng chậm hơn nhiều so với mức tăng trưởng của dư nợ cho vay KHCN. Tỉ lệ vẫn trong mức an toàn dưới 3%.

BLĐ Chi nhánh rất quan tâm và có những chính sách nghiêm khắc để giải quyết vấn đề này, cụ thể như sau: Ban giám đốc, Trưởng phòng KSRR, cán bộ tín dụng, giao dịch viên, cán bộ quản lý tín dụng phối hợp với nhau để đưa ra kế hoạch cụ thể đối với từng đối tượng, từng khoản nợ quá hạn, nợ xấu.

khách hàng đang công tác và sinh sống để thu hồi, xử lý các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro. Luôn lấy việc xử lý nợ xấu, quá hạn làm kim chỉ nam, trọng tâm để nâng cao hơn nữa uy tín cho ngân hàng và giảm thiểu mức thiệt hại cho ngân hàng.

> Nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ, nhân viên

Giáo dục nâng cao trình độ và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên được ngân hàng đặc biệt quan tâm, nhằm đáp ứng yêu cầu của một cán bộ tín dụng đầy đủ bản lĩnh, nhân cách đúng với phương châm “5S” mà ngân hàng Sacombank đề ra.

Đối với cán bộ đang công tác tại ngân hàng: Ngân hàng thực hiện đào tạo chuyên sâu về chuyên môn và giáo dục đạo đức nghề nghiệp nhằm điều chỉnh hành vi theo quan điểm chỉ đạo chung của ngân hàng.

Đối với cán bộ mới tuyển dụng ngân hàng bồi dưỡng kiến thức về hội nhập, giáo dục, đạo đức, tổng quan nghiệp vụ cấp tín dụng và nghề nghiệp ngân hàng.

Nhờ đó, sau mỗi khóa học thì cán bộ nhân viên nhận thức được thêm nhiều các khía cạnh trong tín dụng, nâng cao tinh thần, trách nhiệm hơn trong việc phát triển ngành nghề, kiểm soát và xử lí được rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

> Thực hiện tốt chính sách cho vay và chăm sóc sau khách hàng

Ngân hàng thực hiện đúng quy định chính sách cho vay như: cho điểm và xếp loại khách hàng trên cơ sở đánh giá tổng hợp các yếu tố định tính, định lượng

Cán bộ tín dụng tuân thủ nghiêm túc chính sách cho vay và quy trình tín dụng: thẩm định, đánh giá KH và phương án vay vốn theo quy trình coi trọng khâu kiểm tra trước, trong và sau cho vay cho đến khi tất toán khoản vay. Thường xuyên gọi điện chăm sóc khách hàng và theo dõi thường xuyên lịch đáo hạn hay trả nợ của KH.

> Ngoài ra Sacombank đã đầu tư mạnh mẽ vào đổi mới công nghệ và chuyển đổi số, tiên phong ứng dụng các công nghệ hiện đại vào kinh doanh và quản trị điều hành như: chatbox, định danh điện tử eKYC, thanh toán không tiếp xúc NFC, Tap to phone... Song song đó, các giải pháp tự động hóa, số hóa quy trình bên trong như CRM, LOS, tác nghiệp và phê duyệt online. cũng được đẩy mạnh nhằm rút ngắn thời gian giao dịch, tiết giảm chi phí và gia tăng hiệu suất.

a. Hạn chế:

Trong thời gian qua, hoạt động cho vay KHCN của Sacombank - CN Quận 9 đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, việc mở rộng hoạt động này còn hạn chế ở điểm địa phương Chi nhánh đang hoạt động và năng lực của Ngân hàng. Hạn chế này được biểu hiện thông qua nhiều mặt khác nhau của hoạt động cho vay KHCN, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về “tăng trưởng tín dụng” thì dư nợ cho vay KHCN mặc dù tăng qua các năm nhưng tỉ lệ dư nợ này nhỏ hơn rất nhiều so với tỉ lệ dư nợ KHDN trên tổng dư nợ tín dụng. Quận 9 tuy đông dân cư nhưng nằm ở khu vực đa số là người lao động, thị trường khu vực chưa được đa dạng và phong phú so với các Chi nhánh khác ở quận trên (Quận 1, Quận Bình Thạnh, Quận 7...) nên dư nợ cho vay sẽ không cao như các Chi nhánh đó.

Thứ hai, về “nghiệp vụ tín dụng” thì Chuyên viên KHCN tại ngân hàng Sacombank - CN Quận 9 đảm bảo nhiều công việc cùng một lúc, nên vấn đề sai sót, lơ là một số khâu trong quy trình cấp tín dụng sẽ dễ xảy ra.

Mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng chưa khả quan, người chấm còn dựa vào cảm tính nhiều hơn.

Bên cạnh đó việc kiểm tra, kiểm soát còn nhiều sơ sót, lỏng lẻo do lượng công việc nhiều chưa sắp xếp được hết công việc. Chi nhánh chưa có bộ phận thẩm định độc lập để thẩm định khoản vay. Chuyên viên KHCN là người chịu trách nhiệm chính và là người theo sát toàn bộ quá trình vay vốn của KH.

Việc kiểm tra, giám sát và thu hồi nợ chưa thực hiện triệt để, mặc dù qua số liệu có thể thấy được tình hình thu hồi nợ của NH đang dần cải thiện qua các năm và tỉ lệ nợ xấu rất thấp các năm nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Các bộ phận còn thiếu sự liên kết trong việc rà soát, đối chiếu và xử lý triệt để các khoản nợ. Công tác tổ chức xác minh KH, đánh giá hồ sơ, khai thác và thẩm định TSBĐ đa phần chỉ phụ thuộc vào quyết định của CVTD nên đôi khi còn nhiều thiếu sót.

Thứ ba về “sản phẩm vay” bên Chi nhánh, như đã nói ở trên sản phẩm rất đa dạng tuy nhiên chưa đồng đều. Sản phẩm cho vay mua nhà, cho vay kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều các sản phẩm khác.

nay. Mức lãi suất sau ưu đãi và lãi phạt của Sacombank còn tương đối cao và chưa thực sự có nhiều mức lãi suất ưu đãi hấp dẫn để thu hút KH và khó cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường hiện nay.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH QUẬN 9 (Trang 76 - 81)