Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 31 - 37)

Agribank được thành lập ngày 26/03/1988 theo Nghị định số 53/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nay là Thủ tướng Chính Phủ về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh. Agribank là một trong bốn ngân hàng thương mại đầu tiên ở Việt Nam, chuyên hoạt động hỗ trợ vốn trong lĩnh vực nông nghiệp, vì vậy, Agribank luôn là một trong những ngân hàng giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp , nông dân , nông thôn.

Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Với mạng lưới hoạt động gần 2.400 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, Agribank có nhiều lợi thế để tiếp cận khách hàng. Đồng thời, để gia tăng khả năng cạnh tranh, Agribank không ngừng đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản lý kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Hiện nay Agribank đã vi tính hóa hệ thống hoạt động kinh doanh từ trụ sở chính đến chi nhánh trên toàn quốc, một hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT ...Tính tới thời điểm hiện tại, Agribank đang có hàng triệu khách hàng là hộ sản xuất, hàng chục ngàn khách hàng là doanh nghiệp cả trong và ngoài nước. Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.033 ngân hàng đại lý tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Với vị thế là Ngân hàng thương mại - Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, Agribank đã, đang không ngừng nỗ lực, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước. Thương hiệu ngân hàng Agribank trở thành một trong những thương hiệu ngân hàng lớn, uy tín cao trong nước.

2.1.2 Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Nam Đồng Nai

2.1.2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Nam Đồng Nai

Agribank CN Nam Đồng Nai đăng ký hoạt động lần đầu vào ngày 02/10/2013 với tên gọi Agribank Việt Nam CN huyện Long Thành, Đồng Nai. Vào ngày 17/05/2018, căn cứ vào Quyết định số 508/QĐ-HĐTV-TCTL của Hội đồng thành viên Ngân Hàng Nông Nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam, CN đã đổi tên từ Agribank Việt Nam CN huyện Long Thành đổi thành Agribank CN Nam Đồng Nai và các phòng giao dịch trực thuộc. Tính đến thời điểm 31/12/2019, Agribank CN Nam

Đồng Nai hiện nay có một hội sở chính đặt tại số 01, đường Trần Phú, khu Phước Hải, thị trấn Long Thành, Huyện Long Thành, Đồng Nai cùng 4 phòng giao dịch trực thuộc đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Agribank - CN Nam Đồng Nai được cung cấp đầy đủ danh mục sản phẩm, dịch vụ của Agribank trên địa bàn hoạt động, đặc biệt là phục vụ các chương trình nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn Đồng Nai. Một số hoạt động chủ yếu của Agribank CN Nam Đồng Nai:

* Hoạt động huy động vốn:

Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; Phát hành kỳ phiếu ngân hàng có mục đích với các thời hạn gửi vốn dưới 12 tháng, trên 12 tháng.

* Hoạt động cho vay

Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ gia đình.

Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với các hộ sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng cán bộ công nhân viên.

Cho vay ủy thác và nghiệp vụ ngân hàng chính sách.

Cho vay các chương trình ủy thác bằng vốn đầu tư nước ngoài.

Các hoạt động khác:

Kinh doanh ngoại tệ:

Huy động vốn, cho vay, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Agribank Việt Nam.

Kinh doanh các loại dịch vụ: Kinh doanh các loại hình dịch vụ ngân hàng theo Luật các Tổ chức tín dụng như: Thu chi tiền mặt, Dịch vụ thẻ, Nhận bảo quản cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, Nhận ủy thác và cho vay của các Tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, Các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà Nước và Agribank Việt Nam cho phép.

2.1.2.2 Sơ đồ tổ chức và tình hình nhân sự tại Agribank - CN Nam Đồng Nai

Hiện nay toàn bộ hoạt động của trụ sở chính và các phòng giao dịch đặt dưới sự điều hành quản lý của Ban Giám Đốc cùng sự hỗ trợ cửa ba Phó Giám Đốc. Cơ cấu tổ chức của Agribank CN Nam Đồng Nai hiện theo sơ đồ ở hình 2.1.

Mỗi vị trí trong cơ cấu tổ chức đóng vai trò riêng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chung của ngân hàng. Cụ thể:

Ban Giám đốc

Bao gồm Giám đốc và các Phó giám đốc có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo, điều hành thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng. Đồng thời quản lý, quyết định kiểm tra và đôn đốc các nhân viên dưới quyền của mình thực hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước cũng như các chủ trương của NHNN và Agribank Nam Đồng Nai. Ban giám đốc chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh cũng như các vấn đề có liên quan.

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại NHNN & PTNT Việt Nam CN Nam Đồng Nai

Nguồn: Ngân hàng AgriBank Việt Nam-CN Nam Đồng Nai

Phòng kế hoạch kinh doanh.

- Bộ phận Tín dụng: Có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc về các vấn đề trong lĩnh vực tín dụng như lên kế hoạch cho khách hàng vay vốn cần thiết trong từng quý từng năm, đề suất cá ý kiến như đối tượng, lãi suất, điều kiện cho vay từng giai đoạn cụ thể, tổ chức thực hiện cho vay, xây dựng kế hoạch thu nợ dựa trên mức vốn đầu tư và khả năng sinh lời của dự án, thực hiện thu nợ khách hàng đúng hạn, xây dựng hệ thống ghi chép số liệu lịch sử, theo dõi và nắm bắt thông tin hoạt động của khách hàng để chống rủi ro trong hoạt động tín dụng, nghiên cứu chủ trương chính sách chế độ tiền tệ tín dụng chung của nghành, quan hệ chặt chẽ với bộ phận kế toán đảm bảo các số liệu tín dụng luôn chính xác.

- Bộ phận thanh toán quốc tế: Chức năng thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh ngoại hối, tiếp xúc trực tiếp với các ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế; mở LC; trên cơ sở các khoản vay, bảo lãnh, L/C đã được phê duyệt, thực hiện các tác nghiệp trong tài trợ thương mại phục vụ giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng, tham gia mua bán ngoại tệ và các dịch vụ khác liên quan đến ngoại tệ. Phòng kế toán ngân quỹ

- Bộ phận kế toán: Hạch toán cho vay, thu nợ nội tệ, ngoại tệ ngắn trung và dài hạn, hạch toán các khoản mua bán đổi ngoại tệ, hạch toán thu chi tiền gửi nội tệ, ngoại tệ kỳ hạn và không kỳ hạn. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh toán (thu chi tiền theo yêu cầu của khách hàng, kế toán các khoản thu chi trong ngày để xác định lượng vốn hoạt động của ngân hàng).

- Bộ phận ngân quỹ: là nơi có các khoản thu chi tiền mặt được thực hiện khi có nhu cầu về tiền mặt và với sự xác nhận của phòng kế toán, khách hàng sẽ nhận tiền tại phòng ngân quỹ, ngược lại phòng ngân quỹ sẽ kiểm tra số tiền khi các đơn vị đến mở

tài khoản tại ngân hàng.

Phòng tổng hợp

Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc và thực hiện các công tác tổ chức cán bộ. Đề bạt, bổ nhiệm, thuyên chuyển, tăng lương, tuyển dụng cán bộ viên chức thuộc quyền quản lý của Giám đốc Chi nhánh, tổ chức công tác hậu cần như: “mua sắm, nâng cấp, sửa chữa bảo dưỡng tài sản, công cụ lao động” phục vụ cho quá trình hoạt động của Chi nhánh.

Phòng kiểm toán nội bộ:

Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ tham mưu giúp việc cho Giám đốc, có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt động của ngân hàng; giám sát kiểm tra việc tổ chức, thực hiện quy trình nghiệp vụ, thể lệ, chế độ quy định quản lý kinh doanh, quản lý điều hành.. .theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và phối hợp với phòng nghiệp vụ để kiểm tra kiểm soát theo kế hoạch và thực hiện kiểm tra theo yêu cầu của Giám đốc đơn vị.

Phòng dịch vụ và marketing:

Thực hiện các hoạt động công tác liên quan đến nghiên cứu thị trường, xây dựng và đề xuất các chiến lược marketing phù hợp với địa bàn hoạt động, định hướng phát triển kinh doanh của chi nhánh cũng như hệ thống. Xây dựng các đề xuất liên quan đến đổi mới, hoàn thiện sản phẩm, quy trình, công nghệ cho các sản phẩm, dịch vụ tại chi nhánh và hệ thống Agribank.

Phòng giao dịch

Thực hiện các nhiệm vụ huy động vốn, cho vay theo quy định. Tiến hành thu nợ và thực hiện các nghiệp vụ khác do Giám đốc giao.

Sơ đồ tổ chức được tổ chức phù hợp với quy định của Agribanh trong tổ chức cấp chi nhánh. Mỗi phòng ban đóng vai trò khác nhau trong việc hỗ trợ ban lãnh đạo chi nhánh điều hành hoạt động của chi nhánh để hướng đến phát triển chi nhánh ngày một lớn mạnh hơn. Điều này không chỉ thể hiện qua cơ cấu tổ chức mà còn thể hiện thông qua số lượng, chất lượng đội ngũ nhân sự ngày càng được cải thiện ở biểu đồ 2.2.

Biểu đồ 2.1: Số lượng nhân viên của Agribank CN Nam Đồng Nai

Nguồn: Agribank CN Nam Đồng Nai Theo báo cáo hoạt động của chi nhánh qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu, số lượng nhân viên của chi nhánh không ngừng tăng lên. Năm 2016 toàn chi nhánh chỉ có 53 nhân sự và tăng dần lên 65 nhân sự vào cuối năm 2019. Bên cạnh tăng về số lượng, chất lượng đội ngũ nhân sự lãnh đạo các phòng ban và lãnh đạo chi nhánh thể hiện thông qua trình độ ngày càng được nâng cao. Nếu năm 2016 không có nhân sự nào có trình độ thạc sĩ thì đến năm 2019 đã có đến 7 người có học vị thạc sĩ và đảm nhận vị trí lãnh đạo trong cơ cấu tổ chức của chi nhánh. Điều này tạo thuận lợi cho chi nhánh trong việc phát triển hoạt động nói chung, hoàn thiện quản lý RRTD nói riêng.

2.1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank - CN Nam Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2019

Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank CN Nam Đồng Nai được thể hiện chi tiết trong bảng 2.1.

Bảng 2.1: Thu nhập và lợi nhuận của Agribank CN Nam Đồng Nai

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 Tốc độ tăng trưởng 2017/2016 2018/2017 2019/2018 Số tuyệt đối Số tươn g đối Số tuyệ t đối Số tươn g đối Số tuyệ t đối Số tương đối Thu nhập từ lãi 191 230 277 410 39 20% 47 20% 133 48% Thu nhập phi lãi 5 6 7.7 10.6 1 20% 1.7 28% 2.9 38% Tổng thu nhập 196 236 284.7 420.6 40 20% 48.7 21% 135.9 48% Tổng chi phí 159 187 224 331 28 18% 37 20% 107 48% Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 3.5 4.6 4.3 3.1 1.1 31% -0.3 -7% -1.2 -28% Lợi nhuận trước thuế 533. 444. 456. 86.5 10.9 33% 12 27% 30.1 53% Nguồn: Ngân hàng Agribank CN Nam Đồng Nai Nhìn vào bảng 2.1 có thể thấy Agribank CN Nam Đồng Nai hoạt động hiệu quả thể hiện qua tổng thu nhập và lợi nhuận tăng dần qua các năm. Tổng thu nhập của chi nhánh đến từ thu nhập từ lãi và thu nhập phi lãi và đều có xu hướng tăng dần. Cụ thể, thu nhập từ lãi - loại thu nhập gắn liền với hoạt động cấp tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao lớn hơn 80% tổng thu nhập của toàn chi nhánh và có tốc độ tăng trưởng qua các năm ở mức cao lần lượt là 20%, 20% và đặc biệt năm 2019 lên đến 48%. Bên cạnh đó, mặc dù thu nhập phi lãi gắn liền với hoạt động dịch vụ cũng có xu hướng tăng lên với tốc độ tăng lần lượt là 20%, 28% và 38%. Những kết quả về thu nhập cho thấy chi nhánh đã chú trọng mở rộng hoạt động kinh doanh bao gồm cả hoạt động cấp tín dụng truyền thống và đẩy mạnh hoạt động dịch vụ nhằm gia tăng thu phí từ khách hàng. Trong đó, hoạt động cấp tín dụng với vai trò là ngân hàng đi đầu trong hỗ trợ phát

triển nông nghiệp và nông thôn, chi nhánh đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ vốn cho các khách hàng sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, tạo điều kiện để chi nhánh mở rộng hoạt động tín dụng, đưa vốn ngân hàng đến những khách hàng co nhu cầu vay vốn.

Song song với việc gia tăng nguồn thu, chi nhánh thực hiện kiểm soát chi phí hợp lý nhằm đảm bảo mục tiêu sinh lời. Trong gia đoạn nghiên cứu, tổng chi phí của chi nhánh luôn tăng thấp hơn hoặc bằng mức tăng của thu nhập, cụ thể là 18% năm 2017, 20% năm 2018 và 48% năm 2019. Bên cạnh đó, chi phí dự phòng RRTD của chi nhánh có xu hướng dần qua các năm, từ 4,6 tỷ đồng năm 2017 giảm dần chỉ còn lại 1,1 tỷ đồng năm 2019. Đây là dấu hiệu cho thấy mặc dù mở rộng tín dụng nhưng chi nhánh kiểm soát chất lượng tín dụng khá tốt.

Thu nhập tăng, chi phí có xu hướng giảm, hoặc tăng không quá mức tăng của thu nhập tạo điều kiện cho lợi nhuận của chi nhánh gia tăng trong giai đoạn nghiên cứu. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế của Agribank CN Nam Đồng Năm từ 33.5 tỷ đồng năm 2016 đã tăng dần lên 86.5 tỷ đồng năm 2019. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của CN luôn ở mức cao hơn hẳn so với tốc độ tăng trưởng thu nhập, lần lượt 33% (2017), 27% (2018) và 53% (2019). Kết quả trên cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu CN kinh doanh có hiệu quả và ngày càng phát triển mạnh, đặc biệt trong năm 2019.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w