Đội ngũ nhân sự đóng vai trò quan trọng trong quản lý RRTD, đặc biệt là nhân viên tín dụng, nhân viên thuộc phòng ban có liên quan đến hoạt động tín dụng của chi nhánh. Để hoàn thiện hoạt động quản lý RRTD, chi nhánh phải giải quyết tình trạng nhân sự vừa thiếu vừa yếu dựa trên các giải pháp như sau:
3.2.3.1 Tăng cường nhận thức về sự cần thiết của quản lý RRTD đối với hoạt động ngân hàng
Đội ngũ nhân viên tín dụng, nhân viên hỗ trợ tín dụng và nhân viên kiểm tra kiểm soát nội bộ là những nhân viên có liên quan đến hoạt động quản lý RRTD tại chi nhánh. Do đó, nếu đội ngũ nhân viên trực tiếp thực hiện hoạt động quản lý RRTD chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của hoạt động dễ dẫn đến các sai sót hoặc sai phạm gây ra RRTD và những thiệt hại cho ngân hàng trong quá trình hoạt động. Vì vậy, ban lãnh đạo chi nhánh cần triển khai đầy đủ thế nào quản lý RRTD và vai trò của quản lý RRTD trong hoạt động ngân hàng. Đồng thời, quán triệt với nhân viên về tư tưởng, định hướng hoạt động quản lý RRTD của Agribank nói chung và Agribank CN Nam Đồng Nai nói riêng. Trên cơ sở nâng cao nhận thức liên quan đến quản lý RRTD, nhân viên sẽ chú trọng hơn đến việc tuân thủ quy trình, quy định liên quan đến hoạt động cấp tín dụng, từ đó sẽ giảm được sai sót, sai phạm về nghiệp vụ gây ra RRTD cho ngân hàng. Đồng thời, chi nhánh cần xây dựng chính sách thưởng phạt phân minh không những chỉ gắn với chỉ tiêu kinh doanh mà còn chỉ tiêu liên quan đến chất lượng nợ nhằm tránh tình trạng chạy đua tăng dư nợ mà thiếu kiểm soát chất lượng tín dụng cho từng khoản vay.
3.2.3.2 Nâng cao trình độ, kỹ năng cho nhân viên từ đó nâng cao chất lượng thẩm định và giám sát tín dụng
nhân sự với tờ trình thẩm định tín dụng gồm các tiêu chí đánh giá theo mô hình 6C và kết quả xếp hạng tín nhiệm nội bộ. Với mô hình 6C để đo lường RRTD phụ thuộc vào trình độ, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của người thẩm định tín dụng. Do đó, việc nâng cao trình độ, kỹ năng cho nhân viên đóng vai trò quan trọng để nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng cũng như tái thẩm định tín dụng trong bước giám sát tín dụng. Do đó, muốn nâng cao công tác QTRRTD, CN cần chú trọng đào tạo năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ tín dụng.. Cán bộ tín dụng phải có kiến thức về nhiều ngành nghề lĩnh vực. Vì thế đối với mỗi cán bộ tín dụng luôn luôn phải tự nâng cao trình độ (nghiệp vụ, ngoại ngữ, sử dụng máy tính, phương tiện truyền thông) thường xuyên rèn luyện đạo đức, nâng cao kỹ năng giao tiếp thông qua các lớp tập huấn, đào tạo.
3.2.3.3 Chú trọng công tác tuyển dụng nhân sự chất lượng cao
Đội ngũ nhân sự mỏng trong khi khối lượng công việc lớn đã dẫn đến những sai sót trong quarn trị RRTD, vì vậy, việc tuyển thêm nhân sự là nhu cầu cấp thiết của chi nhánh. Chi nhánh cần phải có chính sách thu hút nhân tài ngay từ khi còn ở trường đại học. Với nhân viên mới, CN cần phải trang bị, tập huấn cho nhân viên các quy định về công tác tín dụng để nhân viên mới có thể tiếp cận với thực tế công việc. Qua thực tế công tác và kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao sẽ thấy được những điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên, từ đó người quản lý sẽ có những điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra, chi nhánh cần chủ động tuyển dụng nhân viên có kinh nghiệm, kiến thức về các mô hình hiện đại trong quản lý RRTD nhằm chủ động tiếp cận quản lý RRTD theo thông lệ quốc tế cũng như có những đề xuất lên hội sở phù hợp để hoàn thiện hơn quản lý RRTD của cà hệ thống.