2.4.1 Những kết quả đạt được
Trong giai đoạn nghiên cứu, chi nhánh đã đạt được một số kết quả như sau về hoạt động quản lý RRTD:
Thứ nhất, tỷ lệ nợ xấu của Agribank Nam Đồng Nai giảm dần trong giai đoạn
nghiên cứu. Trong bối cảnh dư nợ tín dụng không ngừng tăng lên, chi nhánh đã kiểm
soát nợ xấu không đổi với 2,15 tỷ đồng và thấp hơn nhiều so với kế hoạch đề ra trong năm 2018, 2019. Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh cũng giảm dần và chỉ còn lại 0,1% tổng dư nợ của chi nhánh trong năm 2019. Những kết quả này cho thấy các khoản nợ rủi ro cao của chi nhánh được kiểm soát tốt, phản ánh phần nào hiệu quả hoạt động quản lý RRTD.
Thứ hai, các khoản nợ xấu, nợ quá hạn của chi nhánh đều có tài sản bảo đảm, giúp cho chi nhánh có nguồn thu nợ thứ hai, tránh thiệt hại, tổn thất khi rủi ro xảy ra.
Việc yêu cầu tài sản bảo đảm không bắt buộc đối với mọi khoản vay. Dựa trên kết quả của thẩm định tín dụng, xếp hang tín nhiệm nội bộ, tùy thuộc vào mức độ rủi ro của khoản vay mà người ra quyết định tín dụng có yêu cầu tài sản bảo đảm. 100% các khoản nợ quá hạn, nợ xấu tại chi nhánh đều có tài sản bảo đảm là con số minh chứng cho hiệu quả nhận diện RRTD trong hoạt động cấp tín dụng tại chi nhánh. Đây đồng thời cũng là biện pháp giúp chi nhánh giảm thiểu được tổn thất khi xử lý nợ.
Thứ ba, danh mục tín dụng của chi nhánh đa dạng hóa theo thời hạn, theo tài
sản bảo đảm và theo ngành nghề giúp chi nhánh phân tán được rủi ro. Không chỉ
quan tâm đến quản lý RRTD liên quan đến từng khoản vay, chi nhánh còn quan tâm đến RRTD cho cả danh mục tín dụng. Cơ cấu tín dụng tập trung chủ yếu là các khoản
nợ ngắn hạn, đều có tài sản bảo đảm, đa dạng hóa trong nhiều lĩnh vực ngành nghề là đặc điểm cho thấy chi nhánh đã chú trọng đến việc đảm bảo RRTD theo hướng hạn chế rủi ro tập trung.
Thứ tư, chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng giảm là yếu tố cho thấy chất
lượng tín dụng được cải thiện. Mặc dù nợ quá hạn gia tăng nhưng chi phí trích lập dự
phòng RRTD giảm do các khoản nợ có vấn đề đều có tài sản bảo đảm có giá trị lớn hơn nhiều so với dư nợ tại chi nhánh. Việc giảm chi phí dự phòng RRTD giúp cho chi nhánh tiết kiệm được chi phí, gia tăng lợi nhuận.
Đạt được những kết quả trên là nhờ chi nhánh đã:
(1) Xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với đặc điểm của chi nhánh và chiến
lược hoạt động quản lý RRTD của hệ thống. Với vai trò là một CN của Agribank, CN
Nam Đồng Nai đã dựa trên đặc điểm hoạt động của mình, của địa phương cũng như chiến lược quản lý RRTD do Hội sở xây dựng để đưa ra kế hoạch hoạt động tín dụng hàng năm, trong đó có các chỉ tiêu liên quan đến quản lý RRTD. Với kế hoạch hoạt động tín dụng chi tiết, cụ thể, CN xác định được những nội dung quan trọng trong hoạt động QTRRTD để đạt được mục tiêu đã đề ra.
(2) Chính sách quản lý RRTD được quy định chặt chẽ, rõ ràng, góp phần quan
trọng trong việc QTRRTD tại Agribank Nam Đồng Nai. Quy định chi tiết, cụ thể các bước quy trình tín dụng, thực hiện phân quyền theo hướng tách biệt giữa người thẩm định và người ra quyết định nhằm hạn chế RRTD xảy ra. Quá trình nhận diện, phòng ngừa và xử lý RRTD được NH thực hiện thường xuyên, liên tục cho từng khoản vay giúp nâng cao QTRRTD.
(3) Ý thức tuân thủ quy định về cấp tín dụng nói chung, quản lý RRTD nói
chung của nhân viên. Dựa trên việc nắm được mục tiêu hoạt động tín dụng trong từng
năm, nhận diện ra được khó khăn và thuận lợi cũng như nắm được đặc điểm địa phương, Agribank Nam Đồng Nai đã chủ động trong việc tuân thủ các quy định trong chính sách tín dụng được ban hành của cũng như thực hiện nghiêm túc các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ. Mặc dù còn tồn tại sai sót nhưng việc nhân viên ý thức thực hiện quy định góp phần không nhỏ trong kết quả quản lý RRTD mà chi nhánh đạt được. Tỷ lệ hồ sơ phát sinh sai sót ngày càng giảm là minh chứng cho thấy nhân viên đã ý thức chú trọng hơn đến việc tuân thủ quy định về cấp tín dụng tại chi nhánh.
(4) Quản lý RRTD cho từng khoản vay và cho cả danh mục tín dụng nhằm phân
tán rủi ro. Không chỉ quan tâm đến QTRRTD cho từng khoản vay mà Agribank Nam
Đồng Nai còn chú trọng đến QTRRTD cho toàn bộ danh mục tín dụng. Trong chiến lược QTRRTD, CN đưa ra các chỉ tiêu cụ thể liên quan đến danh mục như mức độ tăng trưởng toàn danh mục, chất lượng danh mục tín dụng theo hướng phân tán rủi ro theo CTCV, theo thời hạn, theo ngành nghề....