Tuân thủ các quy định liên quan đến quản lý rủi ro tín dụng của

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 38 - 42)

Agribank nhận thức được vai trò quản lý RRTD trong hoạt động ngân hàng nên không ngừng hoàn thiện chính quản lý RRTD trong giai đoạn nghiên cứu. Việc ban hành và điều chỉnh chính sách quản lý RRTD là do những thay đổi trong quy định của pháp luật, NHNN cũng như để hoàn thiện hoạt động quản lý RRTD tại ngân hàng. Cơ sở pháp luật trong giai đoạn 2017 - 2019 gồm Luật các tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14 ngày 20/11/2017; Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/01/2018 của Thống đốc NHNN về quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng thương mại, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài; Thông tư số 40/2016/TT- NHNN ngày 28/12/2018 của Thống đốc NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2018/TT-NHNN; Thông tư số 22/2014/TT-NHNN ngày 15/11/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trên cơ sở đó, năm 2019, Hội sở ban hành Quyết định số 946/QĐ-HĐTV-QLRR ngày 31/10/2019 của Hội đồng thành viên Agribank về ban hành Quy định Khung quản lý rủi ro trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). Đây là căn cứ pháp lý quan trọng hướng dẫn thực hiện quản lý RRTD trên toàn hệ thống Agribank trong giai đoạn nghiên cứu. Trong đó, Agribank đo lường mức độ RRTD bằng sử dụng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn dựa trên mô hình 6C. Hiện

nay, Agribank triển cai phương pháp tiến cận dựa trên xếp hạng nội bộ theo phương pháp cơ bản.

Với tư cách là một trong những chi nhánh của hệ thống Agribank CN Nam Đồng Nai chủ trương tuân thủ nghiêm các quy định trong Khung quản lý rủi ro do Agribank Hội sở ban hành nhằm đảm bảo CLTD, hạn chế được rủi ro xảy ra, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động cho vay của mình. Các nội dung cụ thể liên quan đến quản lý RRTD của Agribank Nam Đồng Nai như sau: Thứ nhất, tuân thủ các quy định trong quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng tại Agribank CN Nam Đồng Nai trải qua 6 bước theo quy định của hội sở gồm: (1) Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng; (2) Thẩm định tín dụng; (3) Quyết định tín dụng; (4) Giải ngân; (5) Giám sát tín dụng và (6) Thanh lý tín dụng. Trong đó:

Việc tư vấn cho khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ cấp tín dụng được các nhân viên chú trọng nhưng vẫn xảy ra tình trạng thiếu một số các giấy tờ theo quy định. Dựa vào Báo cáo kiểm toán nội bộ được thu thập qua các năm từ 2016 - 2019, số lượng hồ sơ đề nghị cấp tín dụng của khách hàng thiếu giấy tờ được tổng hợp trong bảng 2.2.

Bảng 2.2: Kết quả kiểm tra tại Agribank Nam Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2019

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019

Số lượng hồ sơ thiếu giấy tờ (biên bản họp hội đồng thành viên, giấy đề nghị vay vốn...) 67 78 70 68 Số tiền của các bộ hồ sơ sai sót (tỷ đồng) 1,105 2,220 1,096 1,034

Nguồn: Agribank CN Nam Đồng Nai

Bảng 2.2 cho thấy việc quản lý hồ sơ đề nghị cấp tín dụng của khách hàng vẫn còn nhiều sai sót, mặc dù số lượng hồ sơ bị thiếu giấy tờ giảm nhẹ trong giai đoạn 2017 - 2019, với 78 hồ sơ thiếu giấy tờ trong năm 2017 thì giảm chỉ còn lại 68 hồ sơ bị thiếu giấy tờ. Mặc dù vậy, việc còn thiếu giấy tờ trong hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng cho thấy nhân viên chưa chú trọng đúng mức việc tuân thủ các quy định về thủ tục giấy tờ trong hoạt động cấp tín dụng.

Thẩm định tín dụng là nội dung quan trọng trong việc nhận diện rủi ro trước khi cho vay. Theo quy định của Agribank, thẩm định tín dụng phải xác định cụ thể: (1) người có liên quan của khách hàng, tổng dư nợ cấp tín dụng của khách hàng, khách hàng và người có liên quan; (2) xếp hạng tín nhiệm của khách hàng (nếu có), bao gồm cả xếp hạng tín nhiệm tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác; (3) đánh giá tính đầy đủ về hồ sơ, tình trạng pháp lý và khả năng thu hồi của tài sản bảo đảm đối với trường hợp cấp tín dụng có tài sản bảo đảm; (4) thẩm định khả năng thực hiện các nghĩa vụ cam kết của bên bảo lãnh đối với các khoản cấp tín dụng có

bảo lãnh của bên thứ ba. Hoạt động thẩm định tín dụng được tuân thủ chặt chẽ. Các tờ trình thẩm định tín dụng, báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm được nhân viên thực hiện đầy đủ theo quy định, làm cơ sở để ra quyết định tín dụng. Mặc dù vậy, một số nội dung về đánh giá điều kiện môi trường liên quan đến khoản vay chưa được nhân viên phân tích cẩn thận, có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay (Báo cáo kiểm soát nội Agribank CN Nam Đồng Nai, 2016 - 2019).

Bước quyết định tín dụng được thực hiện tuân thủ quy định của Agribank. Giám đốc chi nhánh và hội đồng thẩm định chi nhánh chịu trách nhiệm phê duyệt tín dụng theo quy định. Việc phê duyệt theo cơ chế hội đồng phải có biên bản phê duyệt hoặc hình thức tương đương, trong đó nêu rõ lý do phê duyệt hoặc không phê duyệt và ghi nhận (hoặc đính kèm) đầy đủ ý kiến của các thành viên hội đồng. Thành viên hội đồng phê duyệt phải chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình. Tại chi nhánh, cấp phê duyệt tín dụng được tuân thủ chặt chẽ theo mức phán quyết của giám đốc chi nhánh, hội đồng phê duyệt tín dụng cấp chi nhánh. Việc quyết định cấp tín dụng hoặc không cấp tín dụng đều có bút phê cụ thể, chi tiết của chủ thể có thẩm quyền phê duyệt. Điều này góp phần quản lý RRTD bởi ban lãnh đạo chi nhánh thông quan quá trình bút phê cho từng khoản vay đều nắm bắt được rủi ro của từng khoản vay, hỗ trợ cho công tác quản lý RRTD tại chi nhánh. Chính sách đảm bảo an toàn cho quá trình cấp tín dụng như các quy định về lãi suất, tài sản bảo đảm (nếu có), vốn đối ứng... đều được thực hiện theo nghiêm túc. Phần lớn các khoản cấp tín dụng của chi nhánh đều có tài sản bảo đảm, ngoại trừ các khoản vay tiêu dùng dưới hình thức thẻ tín dụng hoặc một số khoản vay tiêu dùng có giá trị thấp tại chi nhánh. Việc yêu cầu có tài sản bảo đảm giúp chi nhánh ngăn ngừa rủi ro đạo đức từ phía người đi vay cũng như có nguồn thu nợ thứ hai nếu rủi ro xảy ra.

Hoạt động giải ngân theo báo cáo kiểm soát nội bộ trong năm 2019 chưa phát hiện có sai sót, chỉ có 2 khoản vay thực hiện giải ngân bằng tiền mặt chưa phù hợp với quy định của pháp luật, còn lại đều được giải ngân bằng chuyển khoản. Việc giải ngân phù hợp với các chứng từ khách hàng cung cấp liên quan đến hợp đồng, hóa đơn, chứng từ chứng minh được mục đích sử dụng vốn của khách hàng.

Tuy nhiên, nội dung liên quan đến giám sát tín dụng cũng như thanh lý tín dụng còn nhiều tồn tại cần khắc phục. Cụ thể, theo báo cáo kiểm soát nội bộ, công tác kiểm tra định kỳ hoặc bất thường sau khi giải ngân để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng còn chưa được thực hiện tốt. Số lượng hồ sơ thiếu biên bản kiểm tra sử dụng vốn định kỳ/bất thường có dấu hiệu tăng lên trong năm 2019 khi tăng từ 49 hồ sơ lên 67 hồ sơ,(bảng 2.3). Công tác tái thẩm định tín dụng đối với các khoản vay cũng chưa được thực hiện nghiêm túc khi có nhiều hồ sơ vẫn thiếu các giấy tờ liên quan đến tái thẩm định khoản vay như tái thẩm định tài sản bảo đảm, tái thẩm định tín dụng, các văn bản liên quan đến việc chuyển nhóm nợ, các văn bản liên quan đến các hồ sơ xử lý nợ có vấn đề. Các số liệu thu được từ báo cáo kiểm soát nội bộ hàng năm được trình bày trong bảng 2.3 cho thấy năm 2017 là năm có số lượng hồ sơ thiếu sót giấy tờ cao nhất lên đến 97 hồ sơ, tăng 46 hồ sơ so với năm 2016. Nhưng sau đó, năm 2018 giảm còn 83 hồ sơ, tương ứng giảm 14 hồ sơ so với năm trước. Việc tuân thủ quy định về giám sát tín dụng được thực hiện tốt hơn trong năm 2019 khi chỉ còn 74 hồ sơ thiếu giấy tờ liên quan đến giám sát tín dụng, giảm 9 hồ sơ so với năm 2018.

Bảng 2.3: Kết quả kiểm tra hồ sơ cấp tín dụng tại Agribank Nam Đồng Nai Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2017/2016 2018/2017 2019/2018 Số lượng hồ sơ thiếu biên bản kiểm tra sử dụng vốn 73 85 49 67 12 -36 18 Số lượng hồ sơ thiếu giấy tờ liên quan đến tái thẩm định khoản vay

51 97 83 74 46 -14 -9

Nguồn: Agribank CN Nam Đồng Nai

Nội dung thanh lý gồm thanh lý bắt buộc và thanh lý mặc nhiên liên quan đến khoản vay được thực hiện theo đúng quy định. Các hồ sơ thanh lý mặc nhiên đều được lưu giữ thông tin trên hệ thống và kho hồ sơ của chi nhánh. Riêng đối với các trường hợp thanh lý bắt buộc vẫn còn nhiều tồn tại chủ yếu xuất phát từ việc khó thu hồi tài sản bảo đảm để tiến hành xử lý nợ liên quan đến các khoản vay mua nhà, mua xe. Mặc dù không phải tiến hành các thủ tục tố tụng như trước đây, được phép chủ động xử lý nợ, nhưng việc thiếu hợp tác của khách hàng gây khó khăn cho công tác thanh lý nợ. Một số các khoản nợ trước khi thanh lý chưa có biên bản tái thẩm định tín dụng theo quy định. Tính riêng trong năm 2019, theo báo cáo kiểm soát nội bộ có 3 hồ sơ chưa có biên bản tái thẩm định giá tài sản bảo đảm. Công tác thanh lý liên quan đến quá trình đấu giá còn chậm trễ làm cho việc thu hồi nợ đối với các khoản tín dụng có vấn đề tốn kém nhiều thời gian, chi phí.

2.2.3 Tổ chức bộ máy và thực hiện quản lý rủi ro tín dụng

Bộ máy tổ chức QTRRTD của Agribank được tổ chức theo mô hình phân tán. Mô hình quản lý RRTD phân tán chưa có sự tách bạch giữa chức năng kinh doanh, quản lý rủi ro và tác nghiệp. Bộ phận tín dụng thực hiện đầy đủ cả ba chức năng và chịu trách nhiệm trong mọi khâu của quy trình tín dụng. Điều này làm cho mỗi CN NH với bộ phận tín dụng như một NH con trong NH mẹ, có tính độc lập cao. Mô hình này về tổ chức đơn giản, gọn nhẹ giúp giảm chi phí. Tuy nhiên, một nhân viên tín dụng vừa thẩm định tín dụng, vừa giám sát kiểm tra khoản vay sẽ dễ thiếu khách quan, độc lập, cũng như khối lượng công việc đồ sộ dễ xảy ra sai sót trong quá trình thực hiện. Mặc dù mô hình này còn hạn chế trong hoạt động QTRRTD nhưng lại phù hợp với hoạt động của Agribank, do các khoản vay của Agribank là những khoản vay nhỏ, nghiệp vụ không quá phức tạp, mang nhiều đặc điểm có tính địa phương.

Thực tế, trong quá trình hoạt động, tại Agribank Nam Đồng Nai chưa có phòng quản lý rủi ro độc lập nhằm chú trọng quản lý rủi ro “trong hoạt động nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng. Bộ phận phụ trách công tác quản lý rủi ro hiện nay thuộc phòng kiểm soát nội bộ Phòng kinh doanh tổng hợp phối hợp với Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ cùng thực hiện các nội dung liên quan đến báo cáo quản lý rủi ro theo định

kỳ 3 tháng/lần cho ban lãnh đạo chi nhánh. Trong đó, bộ phận hỗ trợ tín dụng với 02 thành viên thực hiện quản lý hồ sơ và lên kế hoạch nhắc nợ và theo dõi việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. Đồng thời cũng 2 nhân viên này kết hợp với phòng kinh doanh tổng hợp lập báo cáo về quản lý RRTD liên quan đến từng khoản vay, tài sản bảo đảm của các khoản vay cũng như danh mục tín dụng và các chỉ tiêu bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng. Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ và phòng kinh doanh tổng hợp đề xuất các nội dung liên quan đến công tác quản lý RRTD tại chi nhánh, tham mưu cho ban lãnh đạo chi nhánh để đạt được các mục tiêu đề ra. Việc chưa có phòng ban chuyên trách về quản lý RRTD gây khó khăn cho ngân hàng trong công tác quản lý RRTD vì các phòng ban chồng chéo nhiệm vụ, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng. Bên cạnh đó, chưa có nhân viên mạnh về quản lý RRTD với các mô hình quản lý RRTD hiện đại cũng làm cho ban lãnh đạo chưa có được những căn cứ định lượng khách quan để quản lý RRTD tại chi nhánh mà chủ yếu phụ thuộc vào các số liệu báo cáo thông qua tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn và cơ cấu các khoản nợ trong danh mục tín dụng qua các tiêu chí. Khối lượng công việc nhiều trong khi lực lượng nhân sự mỏng và còn trẻ, chưa mạnh về chuyên môn làm cho hiệu quả của quản lý RRTD chưa cao.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w