Để thực hiện điều chỉnh sau giám sát, Agribank quy định rõ các nội dung liên quan đến các biện pháp xử lý nợ có vấn đề. Trong quy định, Agribank đưa ra các tiêu chí, phương pháp để xác định khoản cấp tín dụng có vấn đề. Trong đó, Agribank tập trung tăng cường đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, khả năng thu hồi nợ từ các biện pháp bảo đảm; Có biện pháp xử lý, cơ cấu lại đối với các khoản cấp tín dụng có vấn đề, kế hoạch thu hồi nợ; tăng cường theo dõi, giám sát, thu hồi nợ. Đồng thời, theo quy định của Agribank, khi phát sinh nợ có vấn đề cần phải xác định trách nhiệm cá nhân, bộ phận liên quan để có biện pháp xử lý phù hợp.
Tại chi nhánh, hoạt động điều chỉnh sau giám sát cũng được chú trọng nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Trong quá trình giám sát xuất hiện các biến cố bất thường như tỷ lệ nợ xấu cao hơn so với dự kiến, danh mục cho vay tiềm ẩn rủi ro tập trung cao. thì. chi nhánh đã chủ động có biện pháp điều chỉnh phù hợp nhằm đưa kiểm soát RRTD theo định hướng ban đầu. Trong các năm qua, dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Agribank Nam Đồng Nai, chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc các nội dung về rà soát, phân tích và đánh giá nợ xấu và có biện pháp xử lý phù hợp.. Hiện nay, đối với các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản, Agribank Nam Đồng Nai thực hiện theo quy định của Chính phủ để xử lý tài sản nhằm đảm bảo khả năng thu hồi vốn. Một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, CN thực hiện đánh giá, có thể thu hồi
nợ trước hạn. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng thực hiện chuyển nợ lên hội sở để thực hiện các nghiệp vụ bán nợ nhằm đảm bảo tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn theo mục tiêu đề ra. Bên cạnh việc quan tâm đến từng khoản vay, Agribank Nam Đồng Nai còn thực hiện quản lý rủi ro danh mục tín dụng. Để thực hiện chính sách phân tán rủi ro, Agribank Nam Đồng Nai đã sử dụng các biện pháp quản lý như.: Agribank không bao giờ chỉ cho vay một loại đối tượng khách hàng, một ngành, một vùng chuyên biệt, luôn có sự đa dạng hóa. Trong mỗi lĩnh vực chuyên biệt, CN cũng thực hiện đa dạng hóa khi cho vay để giảm thiểu rủi ro. Danh mục các khoản vay theo ngành nghề của CN cũng ngày càng đa dạng hơn thay vì chỉ tập trung vào nông nghiệp như trước đây thì cho vay dịch vụ, công nghiệp đang có xu hướng ngày càng tăng trong cơ cấu danh mục cho vay. Trong mỗi ngành nghề, Agribank cũng thực hiện đa dạng hóa. Cụ thể, với lĩnh vực nông nghiệp, Agribank cho vay trong nhiều lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt với nhiều loại vật nuôi, cây trồng khác nhau và trên nhiều địa bàn khác nhau nhằm phân tán rủi ro.
2.3 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank Nam Đồng Nai giai đoạn 20162019
Hoạt động quản lý RRTD đã tác động đến thực trạng RRTD tại chi nhánh trong giai đoạn nghiên cứu, được thể hiện rõ thông qua sự biến động của các chỉ tiêu đảm bảo các kế hoạch liên quan đến đảm bảo chất lượng tín dụng như dư nợ quá hạn, dư nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu và cơ cấu danh mục tín dụng tại chi nhánh.