Xuất chuyển đổi mô hình quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 58 - 59)

Hiện nay Agribank CN Nam Đồng Nai vẫn hoạt động theo tổ chức quản lý truyền thống, các phòng ban được phân chia dựa trên loại hình nghiệp vụ. Mô hình này đang bộc lộ nhiều hạn chế trong hoạt động quản lý RRTD như nhân viên tín dụng quá tải trong công việc, dễ xảy ra sai sót trong quá trình thực hiện khi vừa phải tìm kiếm khách hàng vừa thực hiện thẩm định tín dụng. Việc thiếu phòng ban phụ trách nghiệp vụ quản lý RRTD làm cho công tác quản lý RRTD chưa hiệu quả. Vì vậy, chi nhánh nên đề xuất lên Hội sở việc chuyển dần mô hình hoạt động quản lý RRTD theo hướng “3 tuyến phòng thủ” gồm bộ phận kinh doanh, bộ phận thẩm định và bộ phận hỗ trợ. Việc chuyển đổi mô hình hoạt động theo hướng chuyên môn hóa,

tách bạch giữa nhiệm vụ kinh doanh và thẩm định tín dụng cũng như quản lý rủi ro sẽ giúp cho nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, hạn chế sai sót trong từng khâu của quy trình tín dụng. Cụ thể, nhân viên kinh doanh/quan hệ khách hàng tập trung vào tìm kiếm khách hàng vay, hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp tín dụng và thu thập thông tin cơ bản bước đầu. Bộ phận thẩm định tín dụng chịu trách nhiệm chính về phân tích thẩm định tín dụng và xếp hạng tín dụng để đảm bảo kết quả phân tích khách quan, khoa học không vì áp lực chỉ tiêu dẫn đến sai sót. Bộ phận hỗ trợ tín dụng sẽ thực hiện quản lý hồ sơ, lên lịch và thực hiện hỗ trợ nhân viên kinh doanh nhắc nợ, theo dõi tiến trình trả nợ và hỗ trợ thủ tục giấy tờ phát sinh trong quá trình cho vay. Ngoài ra, cần có phòng ban phụ trách hoạt động quản lý RRTD với đội ngũ nhân sự có nhiều kiến thức về quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế để nâng cao hiệu quả quản lý RRTD.

Trong khi việc chuyển đổi mô hình kinh doanh còn ở dạng đề xuất, chi nhánh cần chủ động phân công cụ thể nhiệm vụ của Phòng kinh doanh tổng hợp và Phòng kiểm tra kiểm soat nội bộ, đi sâu vào từng bộ phận cụ thể để hạn chế tình trạng chồng chéo nội bộ, cũng như thiếu sự tương tác, liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị. Điều này sẽ giúp Ban lãnh đạo chi nhánh có đầu mối nhằm đánh giá hiệu quả công việc của từng đơn vị, tránh được hiện tượng đùn đẩy nhiệm vụ, gây ảnh hưởng đến hoạt động quản lý RRTD nói riêng và hoạt động quản lý hoạt động ngân hàng nói chung.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 58 - 59)