Chủ động nghiên cứu ứng dụng các mô hình đo lường rủi ro danh mục tín

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 60 - 61)

và kết quả xếp hạng tín nhiệm nội bộ. Với mô hình 6C để đo lường RRTD phụ thuộc vào trình độ, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của người thẩm định tín dụng. Do đó, việc nâng cao trình độ, kỹ năng cho nhân viên đóng vai trò quan trọng để nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng cũng như tái thẩm định tín dụng trong bước giám sát tín dụng. Do đó, muốn nâng cao công tác QTRRTD, CN cần chú trọng đào tạo năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ tín dụng.. Cán bộ tín dụng phải có kiến thức về nhiều ngành nghề lĩnh vực. Vì thế đối với mỗi cán bộ tín dụng luôn luôn phải tự nâng cao trình độ (nghiệp vụ, ngoại ngữ, sử dụng máy tính, phương tiện truyền thông) thường xuyên rèn luyện đạo đức, nâng cao kỹ năng giao tiếp thông qua các lớp tập huấn, đào tạo.

3.2.3.3 Chú trọng công tác tuyển dụng nhân sự chất lượng cao

Đội ngũ nhân sự mỏng trong khi khối lượng công việc lớn đã dẫn đến những sai sót trong quarn trị RRTD, vì vậy, việc tuyển thêm nhân sự là nhu cầu cấp thiết của chi nhánh. Chi nhánh cần phải có chính sách thu hút nhân tài ngay từ khi còn ở trường đại học. Với nhân viên mới, CN cần phải trang bị, tập huấn cho nhân viên các quy định về công tác tín dụng để nhân viên mới có thể tiếp cận với thực tế công việc. Qua thực tế công tác và kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao sẽ thấy được những điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên, từ đó người quản lý sẽ có những điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra, chi nhánh cần chủ động tuyển dụng nhân viên có kinh nghiệm, kiến thức về các mô hình hiện đại trong quản lý RRTD nhằm chủ động tiếp cận quản lý RRTD theo thông lệ quốc tế cũng như có những đề xuất lên hội sở phù hợp để hoàn thiện hơn quản lý RRTD của cà hệ thống.

3.2.4 Đổi mới và nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Quá trình kiểm tra và kiểm soát nội bộ đóng vai trò quan trọng trong công tác RRTD. Việc kiểm tra và kiểm soát nội bộ được thực hiện càng tốt thì càng hạn chế được những rủi ro xảy ra với một khoản cho vay, để nâng cao chất lượng hoạt động này thì Agribank có thể áp dụng mô hình lượng hóa rủi ro - được đánh giá là công cụ mang lại hiệu quả trong việc đo lượng rủi ro. Bằng việc chú trọng vào các yếu tố có thể là nguyên nhân của RRTD cùng mức độ tác động của các yếu tố này lên hoạt động tín dụng có thể hỗ trợ đắc lực trong việc hoạt động quản lý rủi ro. Ngoài ra cần kết hợp thực hiện các đợt kiểm tra công tác quản lý RRTD bằng các đợt kiểm tra, thanh tra thường xuyên để phát hiện, xử lý các sai phạm trong công tác thẩm tra tín dụng và cấp tín dụng. Việc kiểm tra nên được thực hiện với những trường hợp có dư nợ tín dụng lớn để hạn chế rủi ro từ những đối tượng khách hàng này.

3.2.5 Chủ động nghiên cứu ứng dụng các mô hình đo lường rủi ro danh mục tíndụng dụng

Trong định hướng của Agribank sẽ triển khai xếp hạng tín nhiệm nâng cao vì vậy, chi nhánh cũng cần chủ động nghiên cứu và có những đề xuất phù hợp để hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm. Trong đó, khi nâng cấp hệ thống xêp hạng tín nhiệm từ cơ bản lên nâng cao, hệ thống cần xác định được các kết quả liên quan đến giá trị tổn thất ước tính gồm tổn thất dự kiến (EL), tổn thất của ngân hàng trong trường hợp khách hàng không trả nợ (LGD), xác suất khách hàng không trả được nợ (PD) và dư nợ của khách hàng tại thời điểm không trả được nợ (EAD). Điều này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc ngân hàng ứng dụng các mô hình quản lý rủi ro

hiện đại trong thời gian tới.

Ngoài ra, chi nhánh cũng đề xuất và chủ động nghiên cứu về các mô hình quản lý rủi ro dành cho danh mục tín dụng để có thể đo lường, lượng hóa được rủi ro liên quan đến danh mục. Từ đó, có những điều chinh khách quan, khoa học và hợp lý nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng cho danh mục tín dụng tại chi nhánh. Đây cũng là cơ sở quan trọng để Agribank nghiên cứu triển khai hướng đẫn đo lường rủi ro danh mục theo hướng hiện đại. Đây cũng chính là mô hình giúp nhận diện sớm rủi ro để có biện pháp xử lý phù hợp.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w